Đề thi giữa HK1 môn Hóa học 10 KNTT năm 2022-2023
Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền
-
Câu 1:
Các hạt cấu tạo nên hầu hết các nguyên tử là?
A. electron, proton và nơtron
B. electron và neutron
C. proton và neutron
D. electron và proton
-
Câu 2:
Đồng vị là những
A. hợp chất có cùng điện tích hạt nhân.
B. nguyên tố có cùng điện tích hạt nhân.
C. nguyên tố có cùng số khối A.
D. nguyên tử có cùng Z và khác nhau về A
-
Câu 3:
Nguyên tố M ở chu kì 5, nhóm IA. Cấu hình e ngoài cùng của M là?
A. 4p65s1
B. 5s25p1
C. 4d105s1
D. 5d105s1
-
Câu 4:
Chu kì là tập hợp các nguyên tố, mà nguyên tử của các nguyên tố này có cùng
A. số electron
B. số lớp electron.
C. số electron hóa trị
D. số electron ở lớp ngoài cùng.
-
Câu 5:
Electron thuộc lớp nào sau đây liên kết kém chặt chẽ với hạt nhân nhất?
A. lớp K.
B. lớp L
C. lớp N
D. lớp M
-
Câu 6:
Các electron của nguyên tố X được phân bố trên 2 lớp, lớp thứ 2 có 7 electron. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố X là?
A. 7
B. 8
C. 9
D. 10
-
Câu 7:
Nguyên tố X có số thứ tự Z = 20. Xác định chu kì, nhóm của X trong bảng HTTH?
A. Chu kì 2, nhóm IA
B. Chu kì 2, nhóm IVA.
C. Chu kì 3, nhóm IVA
D. Chu kì 4, nhóm IIA
-
Câu 8:
Bán kính nguyên tử của các nguyên tố: 3Li, 8O, 9F, 11Na được xếp theo chiều tăng dần từ trái sang phải là?
A. F, O, Li, Na
B. Li, Na, O, F.
C. F, Na, O, Li.
D. F, Li, O, Na.
-
Câu 9:
Trong một chu kì nhỏ, khi đi từ trái sang phải thì hóa trị cao nhất của các nguyên tố trong hợp chất với oxi
A. tăng lần lượt từ 1 đến 4.
B. giảm lần lượt từ 4 xuống 1.
C. tăng lần lượt từ 1 đến 7.
D. tăng lần lượt từ 1 đến 8.
-
Câu 10:
Theo qui luật biến đổi tính chất đơn chất của các nguyên tố trong BTH thì?
A. phi kim yếu nhất là flourine.
B. phi kim mạnh nhất là iodine.
C. kim loại mạnh nhất là cesium.
D. kim loại mạnh nhất là lithium
-
Câu 11:
Nhận định nào sau đây đúng về \({}_3^7Li\)
A. Hạt nhân nguyên tử có 3 proton và 7 nơtron.
B. Số khối của hạt nhân nguyên tử là 3, số hiệu nguyên tử là 7.
C. Nguyên tử có 3 electron, hạt nhân có 3 proton và 4 nơtron.
D. Nguyên tử có 3 electron, hạt nhân có 4 proton và 3 nơtron.
-
Câu 12:
Nguyên tố X có 3 electron hoá trị và nguyên tố Y có 6 electron hoá trị. Công thức hợp chất tạo bởi X và Y có thể là?
A. X3Y2
B. X2Y3
C. XY2
D. XY
-
Câu 13:
Nguyên tố canxi (Ca) có số hiệu nguyên tử là 20, chu kì 4, nhóm IIA. Điều khẳng định nào sau đây về nguyên tố canxi là sai?
A. Hạt nhân nguyên tử canxi có 20 proton
B. Số electron ở vỏ nguyên tử canxi là 20
C. Canxi là một phi kim
D. Vỏ nguyên tử của canxi có 4 lớp e
-
Câu 14:
Trong nguyên tử, loại hạt có khối lượng không đáng kể so với các hạt còn lại là?
A. proton.
B. neutron và electron
C. electron
D. neutron
-
Câu 15:
Chọn phát biểu sai
A. Chỉ có hạt nhân nguyên tử oxygen mới có 8 proton.
B. Chỉ có hạt nhân nguyên tử oxygen mới có 8 neutron.
C. Nguyên tử oxygen có số electron bằng số proton.
D. Lớp electron ngoài cùng của nguyên tử oxygen có 6 electron.
-
Câu 16:
Nguyên tố A có Z = 10, vị trí của A trong bảng tuần hoàn là?
A. chu kì 1, nhóm VIIA
B. chu kì 2, nhóm VIIIA
C. chu kì 4, nhóm VIA
D. chu kì 3, nhóm IVA
-
Câu 17:
Trong một nhóm A của bảng tuần hoàn, đi từ trên xuống dưới thì điều khẳng định nào đúng?
A. Bán kính nguyên tử giảm dần.
B. Tính phi kim giảm dần.
C. Độ âm điện tăng dần.
D. Tính kim loại giảm dần.
-
Câu 18:
Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Trong nguyên tử, các hạt mang điện là electron và proton.
B. Nguyên tử của các nguyên tố khác nhau có thể giống nhau về số proton.
C. Đồng vị là tập hợp những nguyên tử có cùng số proton, khác nhau về số neutron.
D. Khi nguyên tử nhường eletron sẽ trở thành ion dương.
-
Câu 19:
Các nguyên tố thuộc cùng một nhóm A có tính chất hóa học tương tự nhau, vì vỏ nguyên tử của các nguyên tố nhóm A có
A. số electron như nhau.
B. số lớp electron như nhau.
C. số electron thuộc lớp ngoài cùng như nhau
D. cùng số electron s hay p.
-
Câu 20:
Số thứ tự của ô nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn bằng
A. Số hiệu nguyên tử.
B. Số khối.
C. Số neutron.
D. Số electron hóa trị.
-
Câu 21:
Nguyên tắc nào để sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn dưới đây là sai?
A. Các nguyên tố có cùng số electron hóa trị trong nguyên tử được xếp thành một cột.
B. Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của khối lượng nguyên tử
C. Các nguyên tố có cùng số lướp electron trong nguyên tử được xếp thành 1 hàng
D. Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân
-
Câu 22:
Biểu thức nào sau đây không đúng? Trong nguyên tử
A. A = Z + N.
B. E = Z.
C. E = A - N.
D. N = Z + E
-
Câu 23:
Một nguyên tử có 9 electron ở lớp vỏ, hạt nhân của nó có 10 neutron. Số hiệu nguyên tử đó là
A. 9
B. 18
C. 19
D. 28
-
Câu 24:
Nguyên tử của nguyên tố A và B có phân mức năng lượng cao nhất lần lượt là 3d6 và 3p2. Trong bảng HTTH, vị trí của A và B lần lượt là
A. chu kì 4, nhóm VIA và chu kì 3, nhóm IVA
B. chu kì 4, nhóm VIB và chu kì 3, nhóm IIIA
C. chu kì 3, nhóm VIB và chu kì 3, nhóm IVA
D. chu kì 4, nhóm VIIIB và chu kì 3, nhóm IVA
-
Câu 25:
Độ âm điện của các nguyên tố biến đổi như thế nào trong bảng hệ thống tuần hoàn?
A. Giảm dần trong 1 chu kì
B. Giảm dần trong 1 phân nhóm chính
C. Biến thiên giống tính phi kim
D. Tăng dần theo tính kim loại
-
Câu 26:
So sánh tính kim loại của Na, Mg, Al
A. Mg>Al>Na.
B. Mg>Na>Al
C. Al>Mg>Na
D. Na>Mg>Al.
-
Câu 27:
Nguyên tố X có công thức oxide cao nhất với oxygen là X2O5. Vậy công thức của X với hydrogen là
A. XH3.
B. XH4
C. XH.
D. XH5.
-
Câu 28:
Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây có độ âm điện nhỏ nhất?
A. Cl.
B. I.
C. Br.
D. F.
-
Câu 29:
Nhận định nào sau đây đúng khi nói về 3 nguyên tử \({}_{13}^{26}X,{}_{26}^{55}Y,{}_{12}^{26}Z\)
A. X và Z có cùng số hiệu nguyên tử.
B. X, Z là 2 đồng vị của cùng một nguyên tố hoá học.
C. X, Y không thuộc cùng một nguyên tố hoá học.
D. X và Y có cùng số neutron.
-
Câu 30:
Đặc điểm của electron là
A. mang điện tích dương và có khối lượng.
B. mang điện tích âm và có khối lượng.
C. không mang điện và có khối lượng.
D. mang điện tích âm và không có khối lượng.
-
Câu 31:
Một nguyên tử X có tổng số e ở các phân lớp p là 11. Hãy cho biết X thuộc về nguyên tố hoá học nào sau đây?
A. nguyên tố s.
B. nguyên tố p
C. nguyên tố d
D. nguyên tố f
-
Câu 32:
Hai nguyên tố X và Y đứng kế tiếp nhau trong một chu kì có tổng số proton trong hai hạt nhân nguyên tử là 25. Vị trí của X, Y trong bảng tuần hoàn lần lượt là
A. chu kì 2 và các nhóm IIA và IIIA.
B. chu kì 3 và các nhóm IA và IIA.
C. Chu kì 2 và các nhóm IIIA và IVA.
D. chu kì 3 và các nhóm IIA và IIIA
-
Câu 33:
Một nguyên tố X có 3 lớp e, số e trong phân lớp p bằng 11/6 tổng số e phân lớp s. X không phản ứng với
A. Cu
B. O2
C. Fe
D. H2O
-
Câu 34:
Cho biết số thứ tự của Cu là 29. Cho các phát biểu sau về nguyên tố Cu (Z = 29)
(a) Cu thuộc chu kì 3, nhóm IB;
(b) Cu thuộc chu kì 4, nhóm IB;
(c) Cu thuộc chu kì 4, nhóm IIB;
(d) Ion Cu+ có lớp electron lớp ngoài cùng bão hòa;
(e) Ion Cu2+ có lớp electron lớp ngoài cùng bão hòa;
Số phát biểu đúng là
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 35:
Y là nguyên tố nhóm B trong bảng tuần hoàn, trong ion Y+ tổng số e trong phân lớp p gấp 2 lần số e trong phân lớp s và gấp 1,2 lần trong phân lớp d. Vậy Y là
A. 29Cu
B. 26Fe
C. 24Cr
D. 47Ag
-
Câu 36:
Một nguyên tố Y thuộc chu kì 4 và e ngoài cùng điền vào phân lớp d, tổng số electron thuộc phân lớp p là
A. 18
B. 16
C. 14
D. 12
-
Câu 37:
Cho 4 gam kim loại M thuộc nhóm IIA trong bảng tuần hoàn tác dụng với HCl thu được 2,24 lít khí (dktc). M là
A. Be
B. Mg
C. Ca
D. Ba
-
Câu 38:
Nhúng thanh Zn vào dung dịch muối X, sau phản ứng thu được dung dịch có khối lượng giảm so với dung dịch ban đầu. Muối X là
A. Ni(NO3)2
B. AgNO3
C. Fe(NO3)3
D. Cu(NO3)2
-
Câu 39:
Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản là 40. Trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12 hạt. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là
A. chu kì 3, nhóm IIA
B. Chu kì 2, nhóm IIA
C. chu kì 3, nhóm IIIA
D. chu kì 2, nhóm IIIA
-
Câu 40:
Hợp chất khí với hiđro của một nguyên tố là RH4. Oxit cao nhất của nó chứa 53,3% oxi về khối lượng. Khối lượng nguyên tử của nguyên tố đó là
A. 12
B. 28
C. 72
D. 119