Đề thi giữa HK1 môn Hóa học 10 năm 2020
Trường THPT Phạm Hồng Thái
-
Câu 1:
Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt electron trong các phân lớp p là 7. Số hạt mang điện của một nguyên tử Y nhiều hơn số hạt mang điện của một nguyên tử X là 8 hạt. Tìm các nguyên tố X và Y?
A. Al và Cl
B. Cl và Al
C. Ba và Cl
D. Al và Ba
-
Câu 2:
Nguyên tố X có Z = 28, cấu hình electron của ion X2+ là gì?
A. 1s22s22p63s23p64s23d8
B. 1s22s22p63s23p63d6
C. 1s22s22p63s23p6 4s23d6
D. 1s22s22p63s23p63d8
-
Câu 3:
Nguyên tử của nguyên tố X có electron ở mức năng lượng ở mức cao nhất là 3p. nguyên tử của nguyên tố Y cũng có electron ở mức năng lượng 3p và có một electron ở lớp ngoài cùng. Nguyên tử X va Y có số electron hơn kém nhau 3. Nguyên tử X, Y lần lượt là gì?
A. Khí hiếm và kim loại
B. Kim loại và kim loại
C. Kim loại và khí hiếm
D. Phi kim và kim loại
-
Câu 4:
Ion Xa+ có tổng số hạt là 80; số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 20; tổng số hạt trong hạt nhân của ion Xa+ là 56. Hãy cho biết cấu hình electron đúng của Xa+?
A. [18Ar] 3d8
B. [18Ar] 3d6
C. [18Ar] 3d44s2
D. [18Ar] 3d4
-
Câu 5:
Nguyên tử A có e ở phân lớp 3d chỉ bằng một nửa phân lớp 4s.Cấu hình electron của nguyên tử A là gì?
A. [Ar]3d14s2
B. [Ar]3d44s2
C. [Ne]3d14s2
D. [Ar]3d34s2
-
Câu 6:
Nguyên tử M có cấu hình electron ngoài cùng là 3d74s2. Số hiệu nguyên tử của M là bao nhiêu?
A. 24
B. 25
C. 27
D. 29
-
Câu 7:
Lớp electron thứ 3 có bao nhiêu phân lớp?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 8:
Chọn câu phát biểu đúng:
A. Số phân lớp electron có trong lớp N là 4
B. Số phân lớp electron có trong lớp M là 4
C. Số obitan có trong lớp N là 9
D. Số obitan có trong lớp M là 8
-
Câu 9:
Lớp L có bao nhiêu obitan?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 6
-
Câu 10:
Chọn phát biểu đúng:
A. Lớp K là lớp xa hạt nhân nhất
B. Các electron trong cùng một lớp có mức năng lượng bằng nhau
C. Các electron trên cùng phân lớp có mức năng lượng bằng nhau.
D. Lớp N có 4 obitan
-
Câu 11:
Nhận định nào sau đây không đúng
A. Tất cả các hạt nhân nguyên tử đều chứa proton và notron
B. Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ và trung hòa về điện
C. Vỏ electron mang điện tích âm và chuyển động xung quanh hạt nhân
D. Khối lượng nguyên tử tập trung ở hạt nhân
-
Câu 12:
Chọn phát biểu sai:
A. Lớp M có 9 phân lớp
B. Lớp L có 4 obitan
C. Phân lớp p có 3 obitan
D. Năng lượng của electron trên lớp K là thấp nhất.
-
Câu 13:
Phát biểu nào dưới đây không đúng?
A. Nguyên tử được cấu thành từ các hạt cơ bản là proton, nơtron và electron.
B. Hầu hết hạt nhân nguyên tử được cấu thành từ các hạt proton và nơtron.
C. Vỏ nguyên tử được cấu thành bởi các hạt electron.
D. Nguyên tử có cấu trúc đặc khít, gồm vỏ nguyên tử và hạt nhân nguyên tử.
-
Câu 14:
Cho các phát biểu sau:
(1). Tất cả các hạt nhân nguyên tử đều được cấu tạo từ các hạt proton và notron.
(2). Khối lượng nguyên tử tập trung phần lớn ở lớp vỏ.
(3). Trong nguyên tử số electron bằng số proton.
(4). Trong hạt nhân nguyên tử hạt mang điện là proton và electron.
(5). Trong nguyên tử, hạt electron có khối lượng không đáng kể so với các hạt còn lại.
Số phát biểu đúng là?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 15:
Nguyên tố cacbon có hai đồng vị bền: 12C chiếm 98,89% và 13C chiếm 1,11%. Nguyên tử khối trung bình của nguyên tố cacbon là bao nhiêu?
A. 12,5245
B. 12,0111
C. 12,0219
D. 12,0525
-
Câu 16:
Tổng số hạt cơ bản trong nguyên tử Y là 52, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 16. Y là gì?
A. Cl
B. Na
C. F
D. Cu
-
Câu 17:
Nguyên tử X có tổng số hạt cơ bản là 40. Trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12 hạt. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử X là gì?
A. [Ne]3s2
B. [Ne] 3s23p1
C. [Ne] 3s23p2
D. [Ne] 3s23p3
-
Câu 18:
Tổng số hạt cơ bản trong M2+ là 90, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22. M là gì?
A. Cr.
B. Cu.
C. Fe.
D. Zn.
-
Câu 19:
Cation M3+ có 18 electron. Cấu hình electron của nguyên tố M là gì?
A. 1s22s22p63s23p63d14s2.
B. 1s22s22p63s23p64s23d1.
C. 1s22s22p63s23p63d24s1.
D. 1s22s22p63s23p64s13d2.
-
Câu 20:
Cho các phát biểu sau:
(1) Nguyên tử được cấu tạo tử 3 loại hạt cơ bản.
2) Hạt nhân nằm ở tâm nguyên tử, gồm các hạt proton và nơtron.
(3) Nguyên tử trung hòa về điện nên số proton bằng số notron.
(4) Vỏ nguyên tử gồm các electron chuyển động trong không gian xung quanh hạt nhân
(5) Số khối A của nguyên tử là tổng của số proton và số electron trong nguyên tử.
(6) Số đơn vị điện tích hạt nhân bằng số electron.
Số phát biểu đúng là bao nhiêu?
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
-
Câu 21:
Nguyên tử flo có 9 proton, 9 electron và 10 notron. Số khối của nguyên tử flo là bao nhiêu?
A. 10
B. 18
C. 19
D. 28
-
Câu 22:
Cation M+ có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 2s22p6. Nguyên tử M là gì?
A. Na.
B. K.
C. Ne.
D. F.
-
Câu 23:
Lớp electron có số e tối đa là 18 là gì?
A. lớp K
B. lớp L
C. lớp M
D. Lớp N
-
Câu 24:
Tổng số hạt proton, nơtron và electron có trong nguyên tử 3786Rb là bao nhiêu?
A. 123
B. 37
C. 74
D. 86
-
Câu 25:
Nguyên tử gồm những loại hạt nào?
A. Các hạt electron và nơtron
B. Hạt nhân mang điện dương và lớp vỏ mang điện âm
C. Các hạt proton và nơtron
D. Các hạt proton và electron
-
Câu 26:
Khối lượng nguyên tử tập trung hầu hết ở hạt nhân và được tính bằng yếu tố nào?
A. Tổng số hạt proton và tổng số hạt nơtron
B. Tổng khối lượng của proton, nơtron và electron có trong nguyên tử
C. Tổng khối lượng của các hạt nơtron và electron
D. Tổng khối lượng của proton và electron
-
Câu 27:
Phân lớp 3d có tối đa bao nhiêu electron?
A. 6
B. 18
C. 10
D. 14
-
Câu 28:
Cho cấu hình electron nguyên tử các nguyên tố sau:
a) 1s22s1
b) 1s22s22p5
c) 1s22s22p63s23p1
d) 1s22s22p63s2
e) 1s22s22p63s23p4
Cấu hình của các nguyên tố phi kim là?
A. a, b.
B. b, c.
C. c, d.
D. b, e.
-
Câu 29:
Các ion và nguyên tử: Ne, Na+, F− có điểm chung là gì?
A. có cùng số khối.
B. có cùng số electron.
C. có cùng số proton.
D. có cùng số nơtron.
-
Câu 30:
Trong nguyên tử một nguyên tố A có tổng số các loại hạt là 58. Biết số hạt p ít hơn số hạt n là 1 hạt. Kí hiệu của A là gì?
A. 3819K
B. 3919K
C. 3820K
D. 3920K