Đề thi giữa HK1 môn Hóa học 10 năm 2021-2022
Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm
-
Câu 1:
Đồng có Z = 29. Nhận định đúng là:
A. Đồng có 2 electron ở mức năng lượng cao nhất
B. Đồng thuộc ô 29, chu kì 4, nhóm IIA
C. Đồng có 1 electron ở lớp ngoài cùng.
D. Đồng thuộc nguyên tố s
-
Câu 2:
Từ cấu hình electron ta có thể suy ra:
A. Tính kim loại, phi kim của 1 nguyên tố
B. Vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn
C. Hóa trị cao nhất với oxi hay hiđro
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 3:
Điện tích hạt nhân của nguyên tử là: X (Z = 6); Y (Z = 7); M (Z = 20); Q (Z = 19). Nhận xét nào sau đây đúng?
A. X, Y là phi kim; M, Q là kim loại
B. Tất cả đều là phi kim
C. X, Y, Q là phi kim; M là kim loại
D. X là phi kim; Y là khí hiếm; M,Q là kim loại
-
Câu 4:
Hai nguyên tố X và Y ở hai chu kì kế tiếp nhau, ở hai nhóm A cạnh nhau trong bảng tuần hòan có tổng số hạt proton bằng 23. Ở trạng thái đơn chất chúng không phản ứng với nhau. X, Y có số hạt proton lần lượt là:
A. 7 và 16
B. 8 và 15
C. 8 và 18
D. 7 và 18
-
Câu 5:
Các phát biểu về các nguyên tố nhóm IA như sau:
1. Gọi là nhóm kim loại kiềm.
2. Có 1 electron hóa trị.
3. Dễ nhận 1 electron.
Những phát biểu đúng là
A. 1 và 2.
B. 1 và 3.
C. 1, 2 và 3.
D. 2 và 3
-
Câu 6:
Hai ion R + và M2+ đều có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 2p6. Vậy R và X là những nguyên tố nào? Cho Na (Z =11); K (Z =19); Mg (Z=12); Al (Z=13); Fe (Z = 26); Cu (Z=29)
A. K, Fe.
B. Na, Al.
C. Na, Mg.
D. K, Cu.
-
Câu 7:
Xác định số notron trong nguyên tử oxi biết O có 8 proton:
A. 8
B. 16
C. 6
D. 18
-
Câu 8:
Nguyên tử X có ký hiệu 2964X. Số notron trong X là
A. 34
B. 35
C. 36
D. 37
-
Câu 9:
Hạt nhân của nguyên tử nguyên tố A có 24 hạt, trong đó số hạt không mang điện là 12. Tính số electron trong A.
A. 12
B. 24
C. 13
D. 6
-
Câu 10:
Cho biết nguyên tử của nguyên tố A có tổng số hạt là 58, số khối của nguyên tử nhỏ hơn 40. Hãy xác định số proton, số nơtron, số electron trong nguyên tử.
A. 19p, 19e, 20n
B. 19p, 19e, 19n
C. 19p, 18e, 19n
D. 17p, 19e, 19n
-
Câu 11:
Có bao nhiêu phát biểu đúng biết:
(1) Mỗi ô của bảng tuần hoàn chỉ chứa một nguyên tố hóa học.
(2) Các đồng vị của một nguyên tố hóa học được xếp vào cùng một ô.
(3) Các nguyên tố trong cùng một nhóm A có cùng số electron lớp ngoài cùng.
(4) Các nguyên tố được xếp trong cùng một chu kì có tính chất vật lí và hóa học tương tự.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 12:
Tìm nhận định khi nói về 2613X, 5526Y và 2612Z?
A. X và Z có cùng số khối.
B. X và Z là hai đồng vị của cùng một nguyên tố hoá học
C. X và Y thuộc cùng một nguyên tố hoá học.
D. X và Y có cùng số notron.
-
Câu 13:
Xác định số p, n,e có trong Na?
A. 12, 23, 12.
B. 11, 23, 11.
C. 12, 11, 12.
D. 11, 12, 11.
-
Câu 14:
Em hiểu thế nào về nguyên tố hóa học là những nguyên tố có cùng yếu tố nào?
A. số notron và số proton.
B. số khối.
C. số proton.
D. số notron.
-
Câu 15:
Hãy nêu cấu tạo của hạt nhân?
A. notron và proton.
B. electron và proton.
C. electron, proton và notron.
D. notron và electron.
-
Câu 16:
Số phát biểu đúng về nguyên tử là bao nhiêu?
(1). Tất cả các hạt nhân nguyên tử đều được cấu tạo từ các hạt proton và notron.
(2). Khối lượng nguyên tử tập trung phần lớn ở lớp vỏ.
(3). Trong nguyên tử số electron bằng số proton.
(4). Trong hạt nhân nguyên tử hạt mang điện là proton và electron.
(5). Trong nguyên tử, hạt electron có khối lượng không đáng kể so với các hạt còn lại.
A. 1
B. 3
C. 2
D. 4
-
Câu 17:
Hãy tìm A, B biết tổng số hạt proton, nơtron, electron trong 1 nguyên tử A và B là 142, trong đó hạt mang điện nhiều hơn hạt không mang điện là 42. Số hạt mang điện của nguyên tử B nhiều hơn của A là 12.
A. Na, K.
B. K, Ca.
C. Ca, Fe.
D. Mg, Fe.
-
Câu 18:
Để tách được 1g nước bán nặng ta cần phải lấy bao nhiêu gam nước tự nhiên?
A. 118,55 gam.
B. 17,86 gam.
C. 125,05 gam.
D. 55,55 gam.
-
Câu 19:
Xác định số loại phân tử O2?
A. 6
B. 3
C. 12
D. 9
-
Câu 20:
Xác định số hiệu A, B biết A có phân lớp electron ngoài cùng là 3p. B có phân lớp electron ngoài cùng là 3s. Tổng số electron ở hai phân lớp ngoài cùng của A và B là 7?
A. 18 và 10
B. 17 và 11
C. 17 và 12
D. 15 và 13
-
Câu 21:
Tìm B biết B có có e ở mức năng lượng cao nhất ở lớp e thứ 3, trong nguyên tử của Y số e nằm ở phân lớp s bằng 2/3 số e nằm ở phân lớp p.
A. S
B. P
C. Cl
D. Si
-
Câu 22:
Tìm cấu hình e biết X thuộc loại nguyên tố d, nguyên tử X có 5 electron hoá trị và lớp electron ngoài cùng thuộc lớp N.
A. 1s22s22p63s23p64s23d3
B. 1s22s22p63s23p63d34s2
C. 1s22s22p63s23p63d104s24p3
D. 1s22s22p63s23p63d54s2
-
Câu 23:
Xác định loại nguyên tố biết tổng hạt proton, nơtron và electron là 40 và số hạt nơtron lớn hơn số hạt proton là 1.
A. Nguyên tố p.
B. Nguyên tố s.
C. Nguyên tố d.
D. Nguyên tố f.
-
Câu 24:
Tổng số hạt trong phân tử MX là 84 hạt, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 28. Số nơtron của M nhiều hơn số khối của X là 12 đơn vị. Số hạt trong M lớn hơn số hạt trong X là 36 hạt.MX là hợp chất nào
A. MgO
B. CaO
C. Al2O3
D. FeO
-
Câu 25:
Nguyên tử X có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 34 trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10. Số hiệu nguyên tử và số khối của X lần lượt là:
A. 11 và 12
B. 12 và 34
C. 11 và 23
D. 13 và 27
-
Câu 26:
Nguyên tố Y có khả năng tạo thành ion Y2+. Trong cation Y2+, tổng số hạt cơ bản là 34 hạt, trong đó, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10 hạt. Số hiệu nguyên tử của Y là:
A. 11.
B. 12.
C. 19.
D. 20.
-
Câu 27:
Nguyên tử nguyên tố Y có tổng số hạt cơ bản là 40 hạt. Trong hạt nhân của Y, số hạt mang điện ít hơn số hạt không mang điện là 1 hạt. Y có số khối là:
A. 24
B. 27
C. 28
D. 32
-
Câu 28:
Nguyên tử nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản là 34 hạt, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10 hạt. số khối của X là:
A. 11
B. 12
C. 23
D. 34
-
Câu 29:
Cacbon có hai đồng vị, chúng khác nhau về:
A. Số hiệu nguyên tử.
B. Số P
C. Số nơtron
D. Cấu hình electron.
-
Câu 30:
Trong số các kí hiệu sau đây của obitan, kí hiệu nào là sai?
A. 2d
B. 2p
C. 3d
D. 4f
-
Câu 31:
Trong nguyên tử một nguyên tố A có tổng số các loại hạt là 58. Biết số hạt p ít hơn số hạt n là 1 hạt. Kí hiệu của A là
A. 1938K
B. 1939K
C. 2039K
D. 2038K
-
Câu 32:
Trong tự nhiên oxi có 3 đồng vị bền: 816O; 817O, 818O còn cacbon có 2 đồng vị bền 612C; 613C . Số lượng phân tử CO2 tạo thành từ các đồng vị trên là
A. 10
B. 12
C. 11
D. 13
-
Câu 33:
Nguyên tố R có hóa trị cao nhất trong oxit gấp 3 lần hóa trị trong hợp chất với hiđro. Hãy cho biết hóa trị cao nhất của R trong oxit.
A. III
B. IV
C. V
D. VI
-
Câu 34:
Tính axit của các oxit axit thuộc phân nhóm chính V (VA) theo trật tự giảm dần là
A. H3SbO4, H3AsO4, H3PO4, HNO3.
B. HNO3, H3PO4, H3SbO4, H3AsO4.
C. HNO3, H3PO4, H3AsO4,H3SbO4.
D. H3AsO4, H3PO4,H3SbO4, HNO3.
-
Câu 35:
X và Y là hai nguyên tố thuộc cùng nhóm A, ở hai chu kì lien tiếp, ZX < ZY và Y là nguyên tố thuộc chu kì lớn của bảng tuần hoàn. Biết rằng tổng số hạt proton, nơtron, electron trong X và Y là 156, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 36. X là
A. As
B. P
C. O
D. Ca
-
Câu 36:
Nguyên tố X có tổng số proton, nơtron, electron là 13. Vậy X thuộc :
A. Chu kì 2, nhóm IIIA.
B. Chu kì 3, nhóm IIA.
C. Chu kì 2, nhóm IIA.
D. Chu kì 3, nhóm IVA.
-
Câu 37:
Năng lượng ion hóa thứ nhất (I1) của nguyên tử nguyên tố: Na, K, N, P tăng dần theo thứ tự sau:
A. Na < K < N < P
B. K < Na < N < P
C. P < N < K < Na
D. K < Na < P < N
-
Câu 38:
Thứ tự tăng dần bán kính nguyên tử nào sau đây đúng?
A. F, Cl, P, Al, Na.
B. Na, Al, P, Cl, F
C. Cl, P, Al, Na, F
D. Cl, F, P, Al, Na
-
Câu 39:
Điều khẳng định nào sau đây là sai? Trong một nhóm A của bảng tuần hoàn, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân:
A. Độ âm điện tăng dần
B. Tính bazơ của các hiđroxit tăng dần
C. Tính kim loại tăng dần
D. Tính phi kim giảm dần
-
Câu 40:
Các nguyên tố Mg, Ca, Al, K, Rb được xếp theo chiều tính khử tăng dần là:
A. Rb, K, Mg, Al, Ca.
B. Al, Mg, Ca, K, Rb
C. Rb, K, Ca, Mg, Al.
D. Tất cả đều sai.