Đề thi giữa HK1 môn Hóa học 11 năm 2020
Trường THPT Hiệp Hòa
-
Câu 1:
Nitơ mang số oxi hóa âm trong chất nào sau đây?
A. NH4NO3
B. N2
C. N2O
D. KNO3
-
Câu 2:
Dẫn 2,24 lít khí NH3 (đktc) đi qua ống đựng 32 gam CuO nung nóng thu được chất rắn X và khí Y. Thể tích Y (đktc) thu được là bao nhiêu?
A. 3,36 lít
B. 5,40 lít
C. 6,72 lít
D. 1,12 lít
-
Câu 3:
Một hỗn hợp khí gồm N2 và H2 có tỉ khối hơi so với không khí là 0,293. Phần trăm theo thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là bao nhiêu?
A. 30% và 70%
B. 40% và 60%
C. 33,33% và 66,67%
D. 25% và 75%
-
Câu 4:
Một hỗn hợp X chứa 100 mol gồm N2 và H2 lấy theo tỉ lệ 1 : 3. Áp suất ban đầu là 300atm. Sau phản ứng tạo amoniac, áp suất giảm còn 285atm. Nếu nhiệt độ giữ không đổi thì hiệu suất phản ứng là bao nhiêu?
A. 12%
B. 13%
C. 11%
D. 10%
-
Câu 5:
Để điều chế axit HNO3 trong phòng thí nghiệm, người ta có thể dùng những hóa chất nào sau đây?
A. Dung dịch KNO3 và dung dịch H2SO4 loãng.
B. Tinh thể NaNO3 và HCl đặc.
C. Tinh thể KNO3 hoặc tinh thể NaNO3 và H2SO4 đặc, nóng.
D. Dung dịch NaNO3 và axit H2SO4 đặc.
-
Câu 6:
Cho các hợp chất:
\(Al{\left( {OH} \right)_3}\left( 1 \right);Fe{\left( {OH} \right)_3}\left( 2 \right);\)\(\,Zn{\left( {OH} \right)_2}\left( 3 \right);Cu{\left( {OH} \right)_2}\left( 4 \right);\)\(\,Sn{\left( {OH} \right)_2}\left( 5 \right).\)
Có tất cả bao nhiêu chất lưỡng tính?
A. (1), (2), (3).
B. (1), (4), (5)
C. (2), (4), (5)
D. (1), (3), (4), (5)
-
Câu 7:
Axit CH3COOH có
\({K_{C{H_3}{\rm{COO}}H}} = 1,{8.10^{ - 5}}.\)
Độ điện li \(\alpha \) của CH3COOH 0,1M là bao nhiêu?
A. 2,43%
B. 1,26%
C. 1,50%
D. 1,34%
-
Câu 8:
Nếu trộn 150ml dung dịch MgCl2 0,5M với 500ml dung dịch KCl 1M thì nồng độ của ion Cl- trong dung dịch mới là bao nhiêu?
A. 1,25M
B. 1,00M
C. 1,50M
D. 0,75M
-
Câu 9:
Cho 300ml dung dịch axit CH3COOH 0,2M (Ka = 1,8.10-5). Để độ điện li \(\alpha \) tăng gấp đôi thì thể tích nước cất cần thêm vào là bao nhiêu?
A. 890 ml.
B. 920 ml
C. 800 ml
D. 900 ml
-
Câu 10:
Trường hợp nào sau đây không dẫn điện đươc?
A. KCl rắn, khan
B. Nước sông, hồ, ao
C. Nước biển
D. Dung dịch KCl
-
Câu 11:
Phát biểu nào sau đây là chính xác nhất?
A. Axit là dung dịch hòa tan được kim oxit kim loại.
B. Axit là dung dịch hòa tan được muối của axit yếu.
C. Axit là chất cho proton (H+).
D. Axit là chất điện li rât mạnh trong nước.
-
Câu 12:
Cho các phát biểu sau về chất điện li:
(I) Chất điện li mạnh có độ điện li \(\alpha = 1\)
(II) Chất điện li yếu có độ điện li: \(0 < \alpha < 1\)
(III) Chất điện li mạnh có độ điện li \(\alpha < 1\)
A. Chỉ có (I) đúng.
B. Chỉ có (II) đúng.
C. (I), (II), (III) đều đúng
D. (I) và (II) đúng
-
Câu 13:
Một dung dịch CH3COOH 0,1M có độ điện li \(\alpha \) là 1,32%. Hằng số phân li của axit là bao nhiêu?
A. 1,25.10-5
B. 1,45.10-5
C. 1,74.10-5
D. 2,15.10-5
-
Câu 14:
Chất nào sau đây dẫn được điện?
A. Dung dịch muối ăn.
B. Dung dịch glucozơ.
C. KCl rắn, khan.
D. NaOH rắn khan.
-
Câu 15:
Cho các chất sau: SO2, C6H6 , C2H6, Ca(HCO3)2, H2SO4, NaClO, Mg(OH)2. Số chất hòa tan vào trong nước tạo thành chất điện li là bao nhiêu?
A. 4
B. 5
C. 6
D. 7
-
Câu 16:
Chất nào là chất điện li mạnh trong các chất sau đây?
A. Al(OH)3.
B. NaCl.
C. CH3COOH.
D. HClO.
-
Câu 17:
Muối nào sau đây là muối axit?
A. Na2CO3.
B. CH3COONa.
C. NaClO.
D. NaHSO4.
-
Câu 18:
Cặp chất nào sau đây không thể tồn tại trong một dung dịch?
A. NaClO và AlCl3.
B. NaOH và KCl.
C. KNO3 và HCl.
D. Ba(OH)2 và AlCl3.
-
Câu 19:
Hòa tan muối FeSO4 vào nước được dung dịch chất điện li. Dung dịch này chứa những ion nào?
A. Fe3+ và SO42-.
B. Fe3+ và S2-.
C. Fe2+ và SO42-.
D. Fe2+ và S2-.
-
Câu 20:
Chất dùng để phân biệt 3 muối: NaCl; NaNO3 và Na3PO4 là chất nào?
A. quỳ tím.
B. dd NaOH.
C. HCl.
D. dd AgNO3.
-
Câu 21:
Dung dịch NaOH 0,01M có giá trị pH là bao nhiêu?
A. 2
B. 1
C. 13
D. 12
-
Câu 22:
Dung dịch nào sau đây có giá trị pH > 7?
A. NaNO2.
B. NaCl.
C. NaHSO4.
D. Fe(NO3)3.
-
Câu 23:
Các dung dịch sau đây có cùng nồng độ 0,10 mol/lít, dung dịch có độ dẫn điện nhỏ nhất là dung dịch nào?
A. KCl.
B. CH3COOK.
C. CH3COOH.
D. HCl.
-
Câu 24:
Có 4 dung dịch riêng biệt: Na2CO3, Na2SO4, NaNO3, BaCl2. Chỉ dùng thêm quỳ tím thì có thể nhận biết được mấy chất?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 25:
Nhỏ vài giọt dung dịch NaOH vào dung dịch CH3COOH 1M thì độ điện li α của CH3COOH sẽ biến đổi như thế nào?
A. Tăng.
B. Giảm.
C. Không đổi.
D. Lúc đầu tăng rồi sau đó giảm.
-
Câu 26:
Muối nào sau đây khi thuỷ phân tạo dung dịch có pH<7 ?
A. CaCl2.
B. CH3COONa.
C. NaCl.
D. NH4Cl.
-
Câu 27:
Trong dung dịch Fe2(SO4)3 loãng có chứa 0,45 mol SO42- thì trong dung dịch có chứa ion nào?
A. 0,45 mol Fe2(SO4)3.
B. 0,225 mol Fe3+.
C. 0,15 mol Fe2(SO4)3.
D. 0,9 mol Fe3+.
-
Câu 28:
Nồng độ ion H+ trong 200 ml dung dịch H2SO4 0,25M là (coi như H2SO4 là chất điện li hoàn toàn) bao nhiêu?
A. [H+] = 0,25M.
B. [H+] = 0,05M.
C. [H+] = 0,1M.
D. [H+] = 0,5M.
-
Câu 29:
Cho hỗn hợp gồm 0,1 mol CuO và 0,1 mol Cu tác dụng với dung dịch HNO3 đặc nóng, dư thu được V lít khí NO2 (đktc). Giá trị của V là bao nhiêu?
A. 3,36.
B. 2,24.
C. 4,48.
D. 6,72.
-
Câu 30:
Đem nung một lượng Cu(NO3)2 sau một thời gian thì dừng lại làm nguội rồi cân thấy khối lượng giảm 0,54 gam. Khối lượng muối đã bị nhiệt phân là bao nhiêu?
A. 0,50 gam
B. 0,49 gam
C. 9,40 gam
D. 0,94 gam