Đề thi giữa HK1 môn Hóa học 11 năm 2021-2022
Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai
-
Câu 1:
Trộn các cặp dung dịch các chất sau với nhau:
(1) NaHSO4 + NaHSO3; (2) Na3PO4 + K2SO4;
(3) AgNO3 + FeCl3; (4) Ca(HCO3)2 + HCl;
(5) FeS + H2SO4 (loãng) ; (6) BaHPO4 + H3PO4;
(7) NH4Cl + NaOH (đun nóng); (8) Ca(HCO3)2 + NaOH;
(9) NaOH + Al(OH)3; (10) CuS + HCl.
Số phản ứng xảy ra là:
A. 5
B. 6
C. 7
D. 8
-
Câu 2:
Cho mẩu Na vào dung dịch các chất (riêng biệt) sau: Ca(HCO3)2 (1), CuSO4 (2), KNO3 (3), HCl (4). Sau khi các phản ứng xảy ra xong, ta thấy các dung dịch có xuất hiện kết tủa là:
A. (1) và (2).
B. (1) và (3).
C. (1) và (4).
D. (2) và (3).
-
Câu 3:
Cho dung dịch các chất sau: NaHCO3 (X1); CuSO4 (X2); (NH4)2CO3 (X3); NaNO3 (X4); MgCl2 (X5); KCl (X6). Những dung dịch không tạo kết tủa khi cho Ba vào là:
A. X1, X4, X5.
B. X1, X4, X6.
C. X1, X3, X6.
D. X4, X6.
-
Câu 4:
X có chứa 5 ion: Mg2+, Ba2+, Ca2+, 0,1 mol Cl- và 0,2 mol NO3-, Cần thêm bao nhiêu lít dung dịch K2CO3 1M vào X đến khi thu được lượng kết tủa lớn nhât.
A. 0,15
B. 0,3
C. 0,2
D. 0,25
-
Câu 5:
Tìm x biết trong 1 dung dịch chứa Cu2+ (0,02 mol), K+ (0,10 mol), NO 3-(0,05 mol) và SO42- (x mol)?
A. 0,050.
B. 0.070.
C. 0,030.
D. 0,045.
-
Câu 6:
Xác định xem pH của NaHCO3 1M biết H2CO3 có Ka1 = 10-6,35; Ka2 = 10-10,33 là bao nhiêu?
A. 7,02
B. 8,36
C. 9,01
D. 10,45
-
Câu 7:
Dung dịch không dẫn điện?
A. HCl trong benzen.
B. CH3COONa trong nước.
C. Ca(OH)2 trong nước.
D. NaHSO4 trong nước.
-
Câu 8:
Bộ ba nào đều không phải là chất điện ly?
A. NaCl, KMnO4 , Na2CO3.
B. NaCl, ete, KMnO4.
C. Saccarozơ, ete, rượu etylic.
D. NaOH, CO2 , Na2CO3.
-
Câu 9:
Cho dãy các chất: KAl(SO4)2 .12H2O, C2H5OH, C12H22O11 (saccarozơ), CH3COOH, Ca(OH)2 , CH3COONH4 . Số chất điện li là:
A. 3
B. 4
C. 5
D. 2
-
Câu 10:
Hòa tan các chất sau vào nước để được các dung dịch riêng rẽ: NaCl, CaO, SO3 , C6H12O6 , CH3COOH, C2H5OH, Al2(SO4)3 . Trong các dung dịch tạo ra có bao nhiêu dung dịch có khả năng dẫn điện?
A. 5
B. 6
C. 7
D. 8
-
Câu 11:
Cho nhận xét:
(1) Những chất điện li mạnh là các axit mạnh như HCl, HNO3 , H2SO4…; các bazơ mạnh như NaOH, KOH, Ba(OH)2… và hầu hết các muối.
(2) Dãy các chất H2S, H2CO3, H2SO3 là các chất điện li yếu.
(3) Muối là hợp chất khi tan trong nước chỉ phân li ra cation kim loại và anion gốc axit.
(4) Nước cất có khả năng dẫn điện tốt do nước có thể phân li ra ion H+ và OH- .
Số nhận xét đúng là?
A. 1
B. 3
C. 2
D. 4
-
Câu 12:
Trong dung dịch H3PO4 (bỏ qua sự phân li của H2O) có chứa bao nhiêu anion âm?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 13:
Dung dịch có môi trường kiềm?
A. Na2SO4.
B. NaCl.
C. HCl.
D. Na2CO3.
-
Câu 14:
Chỉ ra muối axit trong dãy NaHCO3 , NaHSO4 , Na2HPO3 , NaHSO3 , (NH4)2CO3 , Na2HPO4.
A. 3
B. 5
C. 4
D. 6
-
Câu 15:
Để thu được Al2O3 từ hỗn hợp Al2O3 và Fe2O3, người ta lần lượt:
A. dùng dung dịch NaOH (dư), dd HCl (dư), rồi nung nóng.
B. dùng dung dịch NaOH (dư), khí CO2 (dư), rồi nung nóng
C. dùng khí H2 ở nhiệt độ cao, dung dịch NaOH (dư).
D. dùng khí CO ở nhiệt độ cao, dung dịch HCl (dư).
-
Câu 16:
Cho dung dịch HCl vừa đủ, khí CO2, dung dịch AlCl3 lần lượt vào 3 cốc đựng dung dịch NaAlO2 đều thấy
A. dung dịch trong suốt.
B. có khí thoát ra.
C. có kết tủa trắng.
D. có kết tủa sau đó tan dần.
-
Câu 17:
Sục khí CO2 từ từ đến dư vào dung dịch Ba(AlO2)2. Hãy cho biết hiện tượng nào sau đây xảy ra?
A. ban đầu không có kết tủa sau đó có kết tủa trắng.
B. có kết tủa trắng và kết tủa không tan trong CO2 dư.
C. có kết tủa trắng và kết tủa tan hoàn toàn khi dư CO2.
D. không có hiện tượng gì.
-
Câu 18:
Cho K dư vào dung dịch chứa Ca(HCO3)2. Hãy cho biết hiện tượng xảy ra?
A. Có khí bay lên.
B. Có khí bay lên và có kết tủa trắng xuất hiện sau đó tan hoàn toàn.
C. Có khí bay lên và có kết tủa trắng.
D. Có khí bay lên và có kết nâu đỏ xuất hiện.
-
Câu 19:
Cho 15,2g X gồm Fe và Cu vào HNO3 dư được 6,72 lít Y gồm NO và NO2, có dY/H2= 19 và Z không chứa NH4+. Em hãy tính % Fe trong X?
A. 40,24%
B. 37,78%
C. 36,84%
D. 30,56%
-
Câu 20:
Cho mấy gam Al và Mg vào 0,275 mol HNO3 không có khí bay ra và thu được 18,25 gam muối khan.
A. 2,41
B. 2,28
C. 1,97
D. 3,25
-
Câu 21:
Cho 19,5g Zn bằng HNO3 loãng dư được X và 1,12 lít (ở đktc) Y gồm 2 khí là N2O và N2. Tỉ khối Y so với khí H2 là 18. Cô cạn dung dịch X, thu được mấy gam chất rắn khan?
A. 56,7
B. 58,2
C. 47,4
D. 48,9
-
Câu 22:
Cho 5,04g Mg và Al có tỉ lệ 3:2 vào bao nhiêu mol HNO3 loãng, dư được X và 0,896 lít (đktc) hai khí không màu, không hóa nâu trong không khí có tỉ khối hơi với H2 bằng 18.
A. 0,095 mol
B. 0,11 mol
C. 0,1 mol
D. 0,08 mol
-
Câu 23:
Cho 2,7g Al vào HNO3 loãng, nóng thu được 0,448 lít khí nào bên dưới đây duy nhất (đktc) biết khi ta cô cạn được 22,7 gam chất rắn khan?
A. N2
B. NO2
C. NO
D. N2O
-
Câu 24:
Cho 7,29g Al bằng HNO3 loãng, dư được X và 1,792 lít khí (đltc) Y gồm 2 khí là N2O và N2. Tỉ khối hơi của Y so với H2 là 18 và nếu tiến hành cô cạn X, thu được mấy gam chất rắn khan?
A. 51,12
B. 62,48
C. 76,68
D. 58,41
-
Câu 25:
Cho 2,16g FeO vào 0,1 mol HNO3 thì ta thu được chất khí nào bên dưới?
A. N2
B. N2O
C. NO2
D. NO
-
Câu 26:
Cho 15,7g Al, Zn (tỉ lệ mol 1:2) vào HNO3 dư được 15,68 lít (đktc) sản phẩm khử duy nhất nào bên dưới?
A. NO2
B. N2
C. NO
D. N2O
-
Câu 27:
Cho Na dư vào dung dịch chứa ZnCl2. Hãy cho biết hiện tượng xảy ra?
A. Có khí bay lên.
B. Có khí bay lên và có kết tủa keo trắng xuất hiện sau đó tan hoàn toàn.
C. Có khí bay lên và có kết tủa trắng xuất hiện sau đó tan một phần.
D. Có khí bay lên và có kết tủa trắng xuất hiện.
-
Câu 28:
Cho từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch AlCl3 thấy có hiện tượng:
A. xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ.
B. xuất hiện kết tủa keo trắng, sau đó tan dần.
C. xuất hiện kết tủa màu xanh.
D. xuất hiện kết tủa keo trắng, sau đó không tan.
-
Câu 29:
Dung dịch Na2CO3 có thể tác dụng với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?
A. CaCl2, HCl, CO2, KOH
B. Ca(OH)2, CO2, Na2SO4, BaCl2, FeCl3.
C. HNO3, CO2, Ba(OH)2, KNO3.
D. CO2, Ca(OH)2, BaCl2, H2SO4, HCl.
-
Câu 30:
Dãy các chất đều tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 là:
A. Ba(NO3)2, Mg(NO3)2, HCl, CO2, Na2CO3.
B. Mg(NO3)2, HCl, BaCO3, NaHCO3, Na2CO3.
C. NaHCO3, Na2CO3, Mg(NO3)2, Ba(NO3)2.
D. NaHCO3, Na2CO3, CO2, Mg(NO3)2, HCl
-
Câu 31:
Trong các dung dịch: HNO3, NaCl, Na2SO4, Ca(OH)2, KHSO4, Mg(NO3)2. Dãy gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch Ba(HCO3)2 là
A. HNO3, Ca(OH)2, KHSO4, Mg(NO3)2
B. HNO3, Ca(OH)2, KHSO4, Na2SO4.
C. NaCl, Na2SO4, Ca(OH)2.
D. HNO3, NaCl, Na2SO4.
-
Câu 32:
Dãy các chất đều tác dụng được với dung dịch Ba(HCO3)2 là:
A. HNO3, Ca(OH)2 và Na2SO4.
B. HNO3, Ca(OH)2 và KNO3.
C. HNO3, NaCl và Na2SO4.
D. NaCl, Na2SO4 và Ca(OH)2.
-
Câu 33:
Các dung dịch nào sau đây đều có tác dụng với Al2O3?
A. NaSO4, HNO3.
B. HNO3, KNO3.
C. HCl, NaOH .
D. NaCl, NaOH
-
Câu 34:
Chất nào dưới đây vừa phản ứng được với dung dịch HCl vừa phản ứng được với dung dịch NaOH?
A. Na2CO3.
B. NH4Cl.
C. NH3.
D. NaHCO3
-
Câu 35:
Có 4 dung dịch trong suốt, mỗi dung dịch chỉ chứa 1 cation và 1 anion trong số các ion sau: Ba2+, Al3+, Na+, Ag+, CO32-, NO3-, Cl-, SO42-. Các dung dịch đó là:
A. AgNO3, BaCl2, Al2(SO4)3, Na2CO3.
B. AgCl, Ba(NO3)2, Al2(SO4)3, Na2CO3.
C. AgNO3, BaCl2, Al2(CO3)3, Na2SO4.
D. Ag2CO3, Ba(NO3)2, Al2(SO4)3, NaNO3.
-
Câu 36:
Xét pH của bốn dung dịch có nồng độ mol/lít bằng nhau là dung dịch HCl, pH = a; dung dịch H2SO4, pH = b; dung dịch NH4Cl, pH = c và dung dịch NaOH pH = d. Nhận định nào dưới đây là đúng?
A. d < c< a < b.
B. c < a< d < b.
C. a < b < c < d.
D. b < a < c < d.
-
Câu 37:
Dãy sắp xếp các dung dịch loãng có nồng độ mol/l như nhau theo thứ tự pH tăng dần là
A. KHSO4, HF, H2SO4, Na2CO3.
B. HF, H2SO4, Na2CO3, KHSO4.
C. H2SO4, KHSO4, HF, Na2CO3.
D. HF, KHSO4, H2SO4, Na2CO3.
-
Câu 38:
Các dung dịch NaCl, HCl, CH3COOH, H2SO4 có cùng nồng độ mol, dung dịch có pH nhỏ nhất là
A. HCl.
B. CH3COOH.
C. NaCl.
D. H2SO4.
-
Câu 39:
X chứa: 0,07 mol Na+, 0,02 mol SO42- và x mol OH-. Y chứa ClO4-, NO3- và y mol H+; tổng mol ClO4- và NO3- là 0,04. Trộn X và Y được 100ml Z có pH là gì?
A. 1.
B. 12.
C. 13.
D. 2.
-
Câu 40:
Trộn V1 lít H2SO4 0,02M với V2 lít NaOH 0,035M được V1+ V2 lít có pH=2. Tỉ lệ V1/V2 sẽ là gì?
A. 3/2
B. 2/3
C. 2
D. 1