Đề thi giữa HK1 môn Hóa học 11 năm 2022-2023
Trường THPT Nguyễn Hiền
-
Câu 1:
Câu nào dưới đây không đúng khi nói về axit photphoric?
A. Axit photphoric là axit ba nấc.
B. Axit photphoric là axit có độ mạnh trung bình
C. Axit photphoric có tính oxi hóa rất mạnh.
D. Axit photphoric làm quỳ tím chuyển màu đỏ.
-
Câu 2:
Thuốc thử để nhận biết khí NH3 là
A. Dung dịch NaOH.
B. Quỳ tím ẩm.
C. Dung dịch KCl.
D. Quỳ tím khô.
-
Câu 3:
Muối amoni là chất điện li thuộc loại nào?
A. Yếu.
B. Mạnh.
C. Không xác định được.
D. Trung bình.
-
Câu 4:
Sấm sét trong khí quyển có thể tạo ra chất khí nào trong các khí sau ?
A. N2.
B. NO.
C. N2O.
D. CO.
-
Câu 5:
Cho phản ứng NH3 + HCl → NH4Cl. Vai trò của amoniac trong phản ứng trên?
A. Bazơ.
B. Axit.
C. Chất oxi hóa.
D. Chất khử.
-
Câu 6:
Trung hòa 100ml dung dịch H3PO4 1,5M cần Vml dung dịch KOH 2M. Giá trị của V là
A. 75ml.
B. 300ml.
C. 225ml.
D. 150ml.
-
Câu 7:
Sản phẩm khi cho photpho tác dụng với oxi dư là
A. P2O3.
B. P2O5.
C. P5O2.
D. PO5.
-
Câu 8:
Cho 0,3 mol axit H3PO4 tác dụng với dd chứa 0,4 mol NaOH thì sau phản ứng thu được các muối nào?
A. NaH2PO4, NaOH dư.
B. Na2HPO4, Na3PO4.
C. NaH2PO4, Na2HPO4.
D. NaH2PO4, Na3PO4.
-
Câu 9:
Đưa hai đầu đũa thủy tinh chứa NH3 đặc và HCl đặc lại gần nhau. Hiện tượng xảy ra là
A. không có hiện tượng.
B. có khói nâu.
C. có khí mùi khai bay lên.
D. có khói trắng.
-
Câu 10:
Để nhận biết ion photphat ( PO43-), người ta sử dụng thuốc thử
A. Dung dịch AgNO3.
B. Quỳ tím.
C. Dung dịch NaOH.
D. Dung dịch BaCl2.
-
Câu 11:
Chỉ ra nội dung sai
A. Trong nhóm nitơ, khả năng oxi hoá của các nguyên tố tăng dần từ nitơ đến photpho.
B. Trong các hợp chất, nitơ có thể có các số oxi hoá –3, +1, +2, +3, +4, +5.
C. Trong các hợp chất, các nguyên tố nhóm nitơ có số oxi hoá cao nhất là +5.
D. Các nguyên tố nhóm nitơ thể hiện tính oxi hoá và tính khử.
-
Câu 12:
Cho Cu tác dụng với dung dịch HNO3 loãng tạo ra khí A không màu, hóa nâu ngoài không khí. Cho Fe tác dụng với dung dịch HNO3 tạo ra khí B màu nâu đỏ. A và B lần lượt là
A. NO và NO2.
B. NO2 và NO.
C. NO và N2O.
D. N2 và NO.
-
Câu 13:
Cho 200ml dung dịch NH4NO3 0,1M tác dụng với 250 ml dung dịch KOH 0,1 M. Sau phản ứng thu được thể tích khí là
A. 0,56 lit.
B. 0,224 lit.
C. 0,448 lit.
D. 0,672 lit.
-
Câu 14:
Cho các kim loại sau : Mg, Al, Cu, Ag, Fe, Cr, Zn, Ca. Số kim loại tác dụng được với dung dịch axit HNO3 đặc, nguội là
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
-
Câu 15:
Hệ số cân bằng của HNO3 trong phản ứng
Cu + HNO3 → Cu(NO3)2 + NO + H2O là
A. 3
B. 2
C. 4
D. 8
-
Câu 16:
Nhiệt phân hoàn toàn 17,0 gam AgNO3 thu được a gam kim loại. Giá trị của a là
A. 2,7 gam.
B. 10,8 gam.
C. 5,4 gam.
D. 13,5 gam.
-
Câu 17:
Cho 9,6 gam Cu tác dụng hết với dd HNO3 loãng. Thể tích khí NO là sản phẩm khử duy nhất ở đktc thu được là
A. 3,36 lít.
B. 2,24 lít.
C. 4,48 lít.
D. 6,72 lít.
-
Câu 18:
Khi dung dịch axit HNO3 đặc tác dụng với kim loại thì thông thường sẽ sinh khí nào sau đây?
A. NH3.
B. NO.
C. NO2.
D. N2O.
-
Câu 19:
Nhiệt phân Cu(NO3)2 thu được các chất nào sau đây?
A. Cu, NO2, O2.
B. Cu2O, NO2, O2.
C. CuO, NO2, O2.
D. Cu(NO2)2, O2.
-
Câu 20:
Chất nào sau đây là chất điện li mạnh
A. KClO4.
B. HCl.
C. KOH.
D. Cả A,B,C.
-
Câu 21:
Theo A-rê-ni-ut, axit là
A. chất khi tan trong nước phân li ra anion H+.
B. chất khi tan trong nước phân li ra cation H+.
C. chất khi tan trong nước phân li ra anion OH-.
D. Tất cả đều sai.
-
Câu 22:
Thể tích dung dịch HCl 0,2 M cần để trung hoà hết 100 ml dd Ba(OH)2 0,1 M là
A. 200 ml.
B. 100 ml.
C. 150 ml.
D. 50 ml.
-
Câu 23:
chất nào sau đây là axit theo a – rê – ni – uyt?
A. HClO.
B. CsOH.
C. NH4Cl.
D. CH3COONa.
-
Câu 24:
Ở 25°C, tích số K = [H+].[OH-] = 1,0.10-14 được gọi là
A. tích số tan của nước.
B. tích số phân li của nước.
C. độ điện li của nước .
D. tích số ion của nước.
-
Câu 25:
Một dung dịch có pH = 3. Nống độ ion H+ là
A. 0,003.
B. 0,01.
C. 0,1.
D. 0,001.
-
Câu 26:
Cụm từ nào sau đây còn thiếu trong dấu “…” ở câu sau: “Các dung dịch axit, bazơ, muối dẫn điện được là do trong dung dịch của chúng có các … chuyển động tự do”.
A. electron.
B. phân tử.
C. ion.
D. nguyên tử.
-
Câu 27:
Đối với dung dịch axit yếu CH3COOH 0,10M, nếu bỏ qua sự điện li của nước thì đánh giá nào về nồng độ mol ion sau đây là đúng?
A. [H+] < 0,10M.
B. [H+] = 0,10M.
C. [H+] < [CH3COO-].
D. [H+] > [CH3COO-].
-
Câu 28:
Hai khoáng vật chính của photpho là
A. Photphorit và đolomit.
B. Apatit và đolomit.
C. Photphorit và cacnalit.
D. Apatit và photphorit.
-
Câu 29:
Cho 33,6 gam hỗn hợp Mg, Cu tác dụng vừa đủ với dung dịch HNO3 loãng thu được 13,44 lit NO ( duy nhất ở đktc). Khối lượng Mg, Cu trong hỗn hợp lần lượt là
A. 12,4 và 21,2.
B. 19,2 và 14,4.
C. 21,2 và 12,4.
D. 14,4 và 19,2.
-
Câu 30:
Cho các muối nitrat: NaNO3, Cu(NO3)2, Mg(NO3)2, Fe(NO3)3, AgNO3, KNO3, Pb(NO3)2, Al(NO3)3. Có bao nhiêu muối nitrat khi bị nhiệt phân sinh ra oxit kim loại, NO2 và O2?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 31:
Cho 31,2 gam hỗn hợp Fe, Cu tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nguội, dư thu được 17,92 lit khí màu nâu đỏ. Khối lượng Fe trong hỗn hợp là
A. 4,4 gam.
B. 1,2 gam.
C. 28,8 gam.
D. 5,6 gam.
-
Câu 32:
Cho phản ứng hóa học sau:
FeO + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O
Tổng hệ số cân bằng (là các số nguyên và tối giản) của phản ứng hóa học đó là
A. 15.
B. 25.
C. 24.
D. 22.
-
Câu 33:
Chất không phân li ra ion khi hòa tan trong nước là
A. CaCl2.
B. HClO.
C. Ca(OH)2.
D. C2H5OH.
-
Câu 34:
Hợp chất nào sau đây là chất điện li mạnh?
A. CH3COOCH3.
B. C2H5OH.
C. H2O.
D. KCl.
-
Câu 35:
Muối nào sau đây là muối axit?
A. NH4Cl.
B. Na3PO4.
C. Ca(HCO3)2.
D. CH3COONa.
-
Câu 36:
Để phân biệt dung dịch NH4Cl và dung dịch CuCl2 ta dùng dung dịch
A. HCl.
B. H2SO4.
C. NaNO3.
D. NaOH.
-
Câu 37:
Một dung dịch có [OH-] = 0,5.10-10M. Môi trường của dung dịch là
A. axit.
B. kiềm.
C. trung tính.
D. không xác định.
-
Câu 38:
Cho 2,7 gam Al tác dụng hết với dung dịch HNO3 (dư), sinh ra 2,24 lít khí X (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Khí X là
A. N2O.
B. NO2.
C. N2.
D. NO.
-
Câu 39:
Hòa tan hoàn toàn 6,5 gam Zn trong dung dịch HNO3 loãng, dư thu được dung dịch X và 0,224 lít khí N2 (đktc). Khối lượng muối trong dung dịch X là
A. 18,90 gam.
B. 17,80 gam.
C. 19,9 gam.
D. 28,35 gam.
-
Câu 40:
Cho 22,72 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 phản ứng hết với dung dịch HNO3 loãng dư thu được V lít khí NO duy nhất (ở đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được 77,44 gam muối khan. Giá trị của V là
A. 2,688 lít.
B. 2,24 lít.
C. 4,48 lít.
D. 5,6 lít.