Đề thi giữa HK1 môn Hóa học 11 năm 2022-2023
Trường THPT Trần Quang Diệu
-
Câu 1:
Chất nào sau đây không dẫn được điện?
A. NaCl nóng chảy.
B. CaCl2 nóng chảy.
C. HBr hoà tan trong H2O.
D. NaCl rắn, khan.
-
Câu 2:
Muối axit là
A. Muối tạo bởi bazơ yếu và axit mạnh.
B. Muối vẫn còn hiđro có khả năng phân li ra cation H+.
C. Muối vẫn còn hiđro trong phân tử.
D. Muối có khả năng phản ứng với bazơ.
-
Câu 3:
Phương trình ion rút gọn của phản ứng cho biết:
A. Không tồn tại phân tử trong dung dịch các chất điện li.
B. Nồng độ các trong dung dịch.
C. Các ion tồn tại trong dung dịch.
D. Bản chất của phản ứng trong dung dịch các chất điện li.
-
Câu 4:
Phản ứng nào sau đây không xảy ra?
A. NaOH + HCl.
B. KOH + NaCl
C. NaOH + Cl2.
D. NaOH + Zn(OH)2.
-
Câu 5:
pH của dung dịch KOH 0,01M là
A. 8.
B. 12.
C. 11.
D. 9.
-
Câu 6:
Trộn hai thể tích bằng nhau của dung dịch HNO3 và dung dịch NaOH có cùng nồng độ mol/l. Giá trị pH của dung dịch sau phản ứng là
A. pH = 2.
B. pH = 7.
C. pH > 7.
D. pH < 7.
-
Câu 7:
Chỉ ra nội dung đúng
A. Photpho đỏ độc, kém bền trong không khí ở nhiệt độ thường.
B. Khi làm lạnh, hơi của photpho trắng chuyển thành photpho đỏ.
C. Photpho đỏ có cấu trúc polime.
D. Photpho đỏ không tan trong nước, nhưng tan tốt trong các dung môi hữu cơ như benzen, ete...
-
Câu 8:
Cho 200 ml dung dịch NaOH 0,1 M tác dụng với 100 ml dung dịch H3PO4 0,1 M. Sau phản ứng thu được muối là
A. NaH2PO4.
B. Na3PO4.
C. Na2HPO4.
D. NaH2PO4 và Na2HPO4.
-
Câu 9:
Chỉ ra nội dung sai:
A. Muối amoni không tác dụng được với dung dịch kiềm
B. Tất cả muối amoni đều dễ tan trong nước.
C. Ion amoni có công thức là NH4+
D. Muối amoni khi tan điện li hoàn toàn.
-
Câu 10:
Chất không có tính lưỡng tính là
A. K2SO4.
B. ZnO.
C. Al(OH)3.
D. NaHCO3.
-
Câu 11:
Giả sử dung dịch các chất sau: HCl; Na2SO4, NaOH, KCl đều có nồng độ 0,01M. Dung dịch sẽ chuyển sang màu hồng khi nhỏ chất chỉ thị phenolphtalein vào là
A. HCl.
B. Na2SO4.
C. NaOH.
D. KCl.
-
Câu 12:
Đối với dung dịch axit mạnh HNO3 0,10M, nếu bỏ qua sự điện li của nước thì đánh giá nào về nồng độ mol ion sau đây là đúng?
A. [H+] = 0,10M.
B. [H+] > [NO3-].
C. [H+] < [NO3-].
D. [H+] < 0,10M.
-
Câu 13:
Chọn phát biểu không đúng khi nói về NaHCO3.
A. là muối axit.
B. dung dịch NaHCO3 có môi trường kiềm.
C. có tính lưỡng tính.
D. không tác dụng với dung dịch NaOH.
-
Câu 14:
Cho kali dư vào dung dịch chứa FeCl3. Hãy cho biết hiện tượng xảy ra?
A. Có khí bay lên.
B. Có khí bay lên và có kết tủa trắng xuất hiện sau đó tan hoàn toàn.
C. Có khí bay lên và có kết tủa trắng xuất hiện sau đó tan một phần.
D. Có khí bay lên và có kết nâu đỏ xuất hiện.
-
Câu 15:
Phản ứng nào sau đây là phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện li?
A. BaO + CO2 → BaCO3.
B. Zn + CuCl2 → ZnCl2 + Cu.
C. Ba(NO3)2 + 2KOH → Ba(OH)2 + 2KNO3.
D. MgSO4 + Ca(OH)2 → Mg(OH)2 + CaSO4.
-
Câu 16:
Các ion nào sau đây cùng tồn tại trong một dung dịch?
A. Na+, Mg2+, NO3-, CO32-.
B. Ba2+, Na+, Cl-, HCO3-.
C. Ag+, Fe2+, HCO32-, NO3- .
D. K+, Al3+, Cl-, OH-.
-
Câu 17:
Hòa tan m gam hỗn hợp X gồm hai muối vào nước thu được dung dịch chứa 0,05 mol Na+; 0,1 mol Mg2+; 0,2 mol Cl- và x mol SO42-. Giá trị của m là
A. 29,85.
B. 23,7.
C. 16,6.
D. 13,05.
-
Câu 18:
Cho 4 dung dịch loãng, có cùng nồng độ mol: C2H5COOH, HCl, NH3, Ba(OH)2. Dung dịch có pH nhỏ nhất và lớn nhất lần lượt là
A. HCl và NH3.
B. CH3COOH và Ba(OH)2.
C. HCl và Ba(OH)2.
D. CH3COOH và NH3.
-
Câu 19:
Cho 4,48 lít CO2 vào 150 ml dung dịch Ca(OH)2 1M, cô cạn hỗn hợp các chất sau phản ứng ta thu được chất rắn có khối lượng là
A. 18,1 gam.
B. 15 gam.
C. 8,4 gam.
D. 20 gam.
-
Câu 20:
Thí nghiệm nào sau đây có sinh ra chất khí nhưng không sinh ra chất kết tủa?
A. Cho dung dịch (NH4)2SO4 vào dung dịch Ba(OH)2.
B. Cho dung dịch FeCl3 vào dung dịch NH3.
C. Cho dung dịch (NH4)2CO3 vào dung dịch Ca(OH)2.
D. Cho dung dịch HCl vào dung dịch NH4HCO3.
-
Câu 21:
Trong số các muối sau: KHSO4, CH3COONa, NH4Cl, Ca3(PO4)2, số muối axit là
A. 3
B. 1
C. 2
D. 4
-
Câu 22:
Cặp chất nào sau đây vừa tác dụng với dung dịch HCl, vừa tác dụng với dung dịch NaOH?
A. Zn(OH)2, NaHCO3.
B. Al(OH)3, NH4HSO4.
C. KAlO2, (NH4)2CO3.
D. NH4Cl, NaHS.
-
Câu 23:
Dãy chất nào sau đây, trong nước đều là chất điện li yếu ?
A. H2S, HCl, NH3.
B. CuCl2, HCOOH, Ba(OH)2.
C. H2S, CH3COOH, H3PO4.
D. NaCl, H2SO3, Al2(SO4)3.
-
Câu 24:
NH3 thể hiện tính khử khi tác dụng với chất X và thể hiện tính bazơ khi tác dụng với chất Y. Các chất X, Y tương ứng là
A. O2, HCl.
B. HCl, O2.
C. H2O, ZnCl2.
D. ZnCl2, H2O.
-
Câu 25:
Hòa tan một ít tinh thể CH3COOK vào dung dịch CH3COOH thì nồng độ H+ trong dung dịch thu được sẽ thay đổi như thế nào so với dung dịch ban đầu?
A. tăng.
B. tăng sau đó giảm.
C. không đổi.
D. giảm.
-
Câu 26:
Ở nhiệt độ thường, khí nitơ khá trơ về mặt hóa học. Nguyên nhân là do
A. trong phân tử N2 có liên kết ba rất bền.
B. trong phân tử N2, mỗi nguyên tử nitơ còn 1 cặp electron chưa tham gia liên kết.
C. nguyên tử nitơ có độ âm điện kemms hơn oxi.
D. nguyên tử nitơ có bán kính nhỏ.
-
Câu 27:
Có thể thu được nitơ từ phản ứng nào sau đây ?
A. Đun nóng dung dịch bão hòa natri nitrit với amoni clorua.
B. Nhiệt phân muối bạc nitrat.
C. Cho bột Cu vào dung dịch HNO3 đặc nóng.
D. Cho muối amoni nitrat vào dung dịch kiềm.
-
Câu 28:
Trong phản ứng nào sau đây, nitơ thể hiện tính khử ?
A. N2 + 3H2 → 2NH3
B. N2 + 6Li → 2Li3N
C. N2 + O2 → 2NO
D. N2 + 3Mg → Mg3N2
-
Câu 29:
Trộn 100 ml dung dịch NaOH có pH = 11 với 50 ml dung dịch KOH có pH = 12 thu được dung dịch X. Nồng độ ion OH trong dung dịch X là
A. 7.10-12 M.
B. 4,3.10-11 M.
C. 4.10-3 M.
D. 7,3.10-2 M.
-
Câu 30:
Chất X là muối khi tan trong nước tạo ra dung dịch có môi trường axit. Khi cho X tác dụng với dung dịch BaCl2 dư hay dung dịch KOH dư đều thu được kết tủa (sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn). X là
A. Al2(SO4)3.
B. ZnSO4.
C. Na2SO4.
D. CuSO4.
-
Câu 31:
Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Sục khí H2S vào dung dịch FeSO4.
(2) Sục khí H2S vào dung dịch CuSO4.
(3) Sục khí SO2 vào dung dịch NaOH dư.
(4) Sục khí CO2 (dư) vào dung dịch Ca(OH)2.
(5) Sục H2S và dung dịch Ca(OH)2 dư.
(6) Nhỏ từ từ dung dịch K2CO3 vào dung dịch FeCl3.
(7) Nhỏ từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch Al2(SO4)3.
(8) Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào dung dịch Al2(SO4)3.
Số thí nghiệm tạo ra kết tủa là
A. 4
B. 5
C. 6
D. 7
-
Câu 32:
Hỗn hợp X gồm NH4Cl và (NH4)2SO4. Cho X tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư, đun nhẹ thu được 9,32 gam kết tủa và 2,24 lít khí thoát ra. Hỗn hợp X có khối lượng là
A. 5,28 gam
B. 6,60 gam
C. 5,35 gam.
D. 6,35 gam.
-
Câu 33:
Dung dịch gồm NaOH 0,2M và Ba(OH)2 0,1M có giá trị pH là
A. 13,6.
B. 0,4.
C. 0,5.
D. 13,5.
-
Câu 34:
Cho từ từ dung dịch KHSO4 vào lượng dư dung dịch Ca(HCO3)2 thì
A. có sủi bọt khí CO2, có kết tủa trắng CaSO4, trong dung dịch có K2CO3.
B. có sủi bọt khí CO2, có kết tủa trắng CaSO4 và CaCO3, trong dung dịch có KHCO3.
C. có sủi bọt khí CO2, có kết tủa trắng CaSO4, trong dung dịch có KHCO3.
D. có sủi bọt khí CO2, có kết tủa trắng CaSO4 và CaCO3, trong dung dịch có KHSO4.
-
Câu 35:
Muối được làm bột nở trong thực phẩm là
A. (NH4)2CO3
B. Na2CO3
C. NH4HSO3.
D. NH4Cl.
-
Câu 36:
Cho 100ml dung dịch X chứa KOH 0,13M và Ba(OH)2 0,1M tác dụng với 200ml dung dịch H2SO4 x mol/lít. Sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch có pH = 2. Giá trị của x là
A. 0,03.
B. 0,09.
C. 0,06.
D. 0,045.
-
Câu 37:
Để điều chế 5 lít dung dịch HNO3 21% (D = 1,2g/ml) bằng phương pháp oxi hóa NH3 với hiệu suất toàn quá trình là 80%, thể tích khí NH3 (đktc) tối thiểu cần dùng là
A. 336 lít.
B. 560 lít
C. 672 lít.
D. 448 lít.
-
Câu 38:
Cho 11,6 gam muối FeCO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch HNO3 được hỗn hợp khí CO2, NO và dung dịch X. Khi thêm dung dịch HCl (dư) vào dung dịch X, thì dung dịch thu được hòa tan tối đa bao nhiêu bột đồng kim loại, biết rằng có khí NO bay ra?
A. 14,4 gam.
B. 7,2 gam.
C. 16 gam.
D. 32 gam.
-
Câu 39:
Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm 0,2 mol Mg và 0,03 mol MgO trong V lít dung dịch HNO3 0,5M vừa đủ thu được dung dịch Y và 0,896 lít (đktc) khi N2O duy nhất. Giá trị của V và tổng khối lượng muối thu được trong Y lần lượt là
A. 1,12 và 34,04 gam.
B. 4,48 và 42,04 gam.
C. 1,12 và 34,84 gam
D. 2,24 và 34,04 gam.
-
Câu 40:
Nung nóng AgNO3 được chất rắn X và khí Y. Dẫn khí Y vào cốc nước được dung dịch Z. Cho toàn bộ X vào Z thấy X tan một phần và thoát ra khí NO duy nhất. Giả thiết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Thành phần phần trăm khối lượng của X không tan trong Z là
A. 20%.
B. 25%.
C. 30%.
D. 40%.