Đề thi giữa HK1 môn KHTN 6 năm 2023-2024
Trường THCS Trần Cao Vân
-
Câu 1:
Điều nào dưới đây không phải là quy định trong phòng thực hành?
A. Mặc trang phục gọn gàng, nữ buộc tóc cao, đeo găng tay, khẩu trang, kính bảo vệ mắt và thiết bị bảo vệ khác (nếu cần thiết).
B. Chỉ tiến hành thí nghiệm khi có người hướng dẫn.
C. Ăn uống, đùa nghịch trong phòng thí nghiệm.
D. Sau khi làm xong thí nghiệm, thu gom chất thải để đúng nơi quy định, lau dọn sạch sẽ chỗ làm việc; sắp xếp dụng cụ gọn gàng, đúng chỗ; rửa sạch tay bằng xà phòng.
-
Câu 2:
Nhiệt kế hoạt động dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt của:
A. chất rắn.
B. chất lỏng.
C. chất khí.
D. các chất.
-
Câu 3:
Hoạt động nào dưới đây gây ô nhiễm môi trường?
A. Đốt rơm, rạ sau vụ gặt.
B. Lọc khí thải ở ống khói nhà máy trước khi thải ra môi trường.
C. Sử dụng cối xay gió để sản xuất điện.
D. Phân loại rác.
-
Câu 4:
Người ta cần đo đường kính ngoài của một cái cốc. Cách đo nào sau đây đúng?
A. Hình a.
B. Hình b.
C. Hình c.
D. Hình d.
-
Câu 5:
Kí hiệu cảnh báo sau cho biết
A. Chất dễ cháy.
B. Chất độc sinh học (lây nhiễm trùng).
C. Chất phóng xạ.
D. Chất gây độc hại cho môi trường.
-
Câu 6:
Hãy cho biết trong các vật sau đây, vật nào là vật sống?
A. Quyển vở.
B. Thước kẻ.
C. Cái bàn.
D. Con mèo.
-
Câu 7:
Kí hiệu nào sau đây cảnh báo có nguồn điện nguy hiểm?
A. Hình A.
B. Hình B.
C. Hình C.
D. Hình D.
-
Câu 8:
Có hai bình chia độ có cùng dung tích, có chiều cao khác nhau. Hỏi sử dụng bình chia độ nào ta sẽ xác định thể tích của chất lỏng chính xác hơn?
A. Sử dụng bình thấp hơn.
B. Sử dụng bình cao hơn.
C. Hai bình cho kết quả giống nhau.
D. Không thể xác định đượcc
-
Câu 9:
Điều nào dưới đây là lợi ích của ứng dụng khoa học tự nhiên đối với con người?
A. Nồng độ phóng xạ đạt quá mức cho phép tại nhà máy điện hạt nhân.
B. Ống khói nhà máy thải khí cacbonic vào không khí.
C. Lạm dụng quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật trong trồng trọt.
D. Hệ thống tưới nước tự động tại các vườn trái cây.
-
Câu 10:
Một bình chia độ có dung tích 100cm3 có ĐCNN 1cm3 chứa 70cm3 nước. Khi thả một hòn đá vào bình thì mực nước dâng lên và tràn ra ngoài 12cm3 nước. Thể tích của hòn đá là
A. 12cm3
B. 18cm3
C. 42cm3.
D. 30cm3.
-
Câu 11:
Có 9 gói kẹo giống hệt nhau, trong đó có 1 gói nặng hơn một chút. Bằng chiếc cân hai đĩa cân, có thể tìm ra gói kẹo đó với ít nhất bao nhiêu lần cân?
A. 2 lần cân.
B. 3 lần cân.
C. 4 lần cân.
D. 1 lần cân
-
Câu 12:
Cho các hiện tượng sau:
(1) Kim loại nhôm màu trắng bạc, dễ dát mỏng.
(2) Kim loại đồng màu đỏ, dẫn điện tốt.
(3) Muối ăn khô hơn khi đun nóng.
(4) Nến cháy thành CO2 và hơi nước.
Số hiện tượng hóa học là:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 13:
Cho phát biểu sau: "Khi gặp đám cháy xăng, dầu người ta thường dùng cát phủ lên mà không dùng nước. Nguyên nhân là vì xăng dầu nhẹ hơn nước và không tan trong nước nên khi ta dùng nước dập lửa thì đám cháy sẽ lan rộng hơn và khó dập tắt hơn. Do đó, để dập tắt ngọn lửa do các đám cháy xăng dầu người ta chỉ dùng cát hoặc vải dày phủ lên để cách li đám cháy với oxygen". Trong đoạn phát biểu trên, các tính chất vật lí của xăng dầu được đề cập đến là:
A. Dễ bay hơi, không tan trong nước.
B. Nhẹ hơn nước, không tan trong nước.
C. Dễ tan trong nước, dễ cháy.
D. Dễ cháy, nhẹ hơn nước.
-
Câu 14:
Trong những ngày thời tiết lạnh, mặt ao, hồ thường có sương mù bao phủ.
Đã có những quá trình chuyển thể nào xảy ra trong hiện tượng trên?
A. Quá trình bay hơi và đông đặc.
B. Quá trình ngưng tụ và đông đặc.
C. Quá trình nóng chảy và đông đặc.
D. Quá trình bay hơi và ngưng tụ.
-
Câu 15:
Trường hợp nào sau đây xảy ra quá trình ngưng tụ?
A. Quần áo ướt khi phơi dưới ánh nắng sẽ khô dần.
B. Tấm gương trong nhà tắm bị mờ đi khi ta tắm nước nóng.
C. Đun dung dịch nước muối một thời gian chỉ còn lại muối khan.
D. Vào mùa đông, khi nhiệt độ quá thấp, nước trong hồ bị đóng băng.
-
Câu 16:
Hoạt động nông nghiệp nào sau đây không làm ô nhiễm không khí?
A. Đốt rơm rạ sau khi thu hoạch.
B. Tưới nước cho cây trồng.
C. Bón phân tươi cho cây trồng.
D. Phun thuốc trừ sâu để diệt trừ sâu bọ.
-
Câu 17:
Cho các phát biểu sau:
(1) Oxygen là nguyên liệu cho quá trình quang hợp.
(2) Oxygen hóa lỏng ở -1830C và oxygen lỏng có màu xanh nhạt.
(3) Oxygen ít tan trong nước và cần thiết cho sự sống, sự cháy.
(4) Carbon dioxide là khí gây "hiệu ứng nhà kính".
(5) Carbon dioxide nặng hơn không khí và không duy trì sự cháy.
Trong số các phát biểu trên, số phát biểu đúng là:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 18:
Mỗi giờ một người trưởng thành hít vào trung bình 0,5 m3 không khí, cơ thể giữ lại 1/3 lượng oxygen có trong không khí đó. Vậy lượng oxygen mà cơ thể mỗi người trong một ngày đêm hấp thụ được là bao nhiêu? Biết oxygen chiếm 1/5 thể tích không khí.
A. 3,2.
B. 1,6.
C. 2,4.
D. 0,8.
-
Câu 19:
Tế bào được gọi là đơn vị cơ bản của sự sống vì
A. Mọi cơ thể sống được cấu tạo bởi tế bào
B. Tế bào thực hiện đầy đủ các quá trình sống cơ bản
C. Tế bào vừa là đơn vị cấu tạo vừa là đơn vị chức năng của cơ thể
D. Cả 3 ý trên.
-
Câu 20:
Trong các nhận định sau đây, có bao nhiêu nhận định đúng?
1. Các loại tế bào đều có hình đa giác.
2. Mọi sinh vật đều được cấu tạo từ đơn vị cơ bản là tế bào.
3. Hầu hết các tế bào có thể quan sát được bằng mắt thường.
4. Lớp biểu bì vảy hành được cấu tạo từ tế bào còn lá hành thì không.
A. 4
B. 3
C. 2
D. 1
-
Câu 21:
Hình ảnh dưới đây mô tả kích thước một số tế bào ở người:
Trình tự sắp xếp tăng dần về kích thước của các tế bào là:
A. Tế bào hồng cầu, tế bào niêm mạc miệng, tế bào trứng, tế bào cơ.
B. Tế bào niêm mạc miệng, tế bào hồng cầu, tế bào trứng, tế bào cơ.
C. Tế bào trứng, tế bào niêm mạc miệng, tế bào hồng cầu , tế bào cơ.
D. Tế bào cơ, tế bào niêm mạc miệng, tế bào trứng, tế bào hồng cầu.
-
Câu 22:
Những bộ phận nào sau đây chỉ có ở tế bào thực vật mà không có ở tế bào động vật?
A. Lục lạp và màng sinh chất.
B. Tế bào chất và không bào.
C. Lục lạp và vách tế bào.
D. Nhân và màng sinh chất.
-
Câu 23:
Quan sát hình ảnh dưới đây, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tế bào A là tế bào thực vật vì không có thành tế bào
B. Vị trí (3) là vùng nhân
C. Tế bào B là tế bào thực vật
D. Vị trí (4) là nhân tế bào
-
Câu 24:
Cơ quan là gì?
A. Một tập hợp các mô giống nhau cùng thực hiện một chức năng nhất định.
B. Một tập hợp của nhiều mô cùng thực hiện chức năng nhất định, ở vị trí nhất định trong cơ thể.
C. Một tập hợp các mô giống nhau thực hiện các chức năng khác nhau.
D. Một tập hợp các mô khác nhau thực hiện các chức năng khác nhau.
-
Câu 25:
Não, tủy sống là các cơ quan thuộc hệ
A. Bài tiết
B. Tiêu hóa
C. Vận động
D. Thần kinh
-
Câu 26:
Từ một tế bào, sau bao nhiêu lần phân chia sẽ tạo 16 tế bào con?
A. 3
B. 2
C. 4
D. 5
-
Câu 27:
Khi nào tế bào phân chia để tạo thành các tế bào con?
A. Khi tế bào bắt đầu xuất hiện một vách ngăn mới.
B. Khi tế bào bắt đầu già đi.
C. Khi tế bào lớn tới một kích thước nhất định.
D. Khi tế bào vừa mới được hình thành.
-
Câu 28:
Mọi cơ thể sống được cấu tạo từ
A. Một tế bào
B. Nhiều tế bào
C. Một hoặc nhiều tế bào
D. Chất béo
-
Câu 29:
Các cơ thể có kích thước khác nhau chủ yếu là do
A. Số lượng và kích thước tế bào giống nhau
B. Số lượng và kích thước tế bào khác nhau
C. Số lượng tế bào giống nhau và kích thước tế bào khác nhau
D. Số lượng tế bào khác nhau
-
Câu 30:
Cơ thể tạo ra con non là đặc điểm của quá trình sống
A. Sinh trưởng
B. Bài tiết
C. Cảm ứng và vận động
D. Sinh sản
-
Câu 31:
Cấp độ thấp nhất hoạt động độc lập trong cơ thể đa bào là
A. hệ cơ quan.
B. Cơ quan.
C. mô
D. tế bào.
-
Câu 32:
Cho các bước tiến hành thí nghiệm quan sát tế bào trứng cá
1) Dùng thìa lấy một ít trứng cá cho vào đĩa petri.
2) Vẽ hình tế bào em quan sát được.
3) Nhỏ một ít nước vào đĩa.
4) Quan sát tế bào trứng cá bằng mắt thường hoặc bằng kính lúp.
5) Dùng kim mũi mác khoắng nhẹ để trứng cá tách rời nhau.
Hãy sắp xếp theo trình tự đúng
A. 1 – 3 – 2 – 4 – 5.
B. 1 – 3 – 5 – 4 – 2.
C. 1 – 5 – 2 – 3 – 5.
D. 1 – 5 – 2 – 4 – 3.
-
Câu 33:
Ở người, cơ thể có thể lấy vào khí oxygen và thải ra khi carbon dioxide nhờ hoạt động của
A. Hệ tuần hoàn
B. Hệ thần kinh
C. Hệ hô hấp
D. Hệ tiêu hóa
-
Câu 34:
Đối tượng nghiên cứu của lĩnh vực Hóa học là gì?
A. Khoa học Trái Đất, vũ trụ và các hành tinh.
B. Vật chất, năng lượng và sự vận động của chúng.
C. Sinh vật và môi trường.
D. Chất và sự biến đổi các chất.
-
Câu 35:
Con hổ đang săn mồi là thể hiện dấu hiệu nào của vật sống?
A. Lớn lên.
B. Vận động.
C. Sinh sản.
D. Cảm ứng với nhiệt độ.
-
Câu 36:
Đặc điểm nào dưới đây là biểu hiện sự sinh sản ở cây cam?
A. Ra hoa, tạo quả và hạt.
B. Tăng chiều cao.
C. Tăng số lượng cành, nhánh.
D. Thân cây to ra.
-
Câu 37:
Kí hiệu trong hình vẽ bên thể hiện điều gì?
A. Chất dễ cháy.
B. Chấy gây hại cho môi trường.
C. Chất độc hại sinh học.
D. Chất ăn mòn.
-
Câu 38:
Để đảm bảo an toàn trong phòng thực hành cần thực hiện nguyên tắc nào dưới đây?
A. Làm thí nghiệm, thực hành khi không có sự hướng dẫn và giám sát của giáo viên.
B. Đổ tất cả hóa chất vào trong cùng một ống nghiệm để phản ứng hóa học xảy ra nhanh hơn.
C. Đọc kĩ nội quy và thực hiện theo nội quy phòng thực hành.
D. Ngửi, nếm hóa chất để nhận biết.
-
Câu 39:
Hành động nào sau đây không thực hiện đúng quy tắc an toàn trong phòng thực hành?
A. Làm thí nghiệm theo hướng dẫn của giáo viên.
B. Bỏ chất thải thí nghiệm vào đúng nơi quy định.
C. Làm theo các thí nghiệm xem trên internet.
D. Rửa tay kĩ sau khi xử lí hóa chất.
-
Câu 40:
Hãy cho biết tên của các dụng cụ trong hình bên và công dụng của chúng?
A. Đồng hồ dùng để đo khối lượng.
B. Đồng hồ dùng để đo thời gian.
C. Cân dùng để đo khối lượng.
D. Nhiệt kế dùng để đo nhiệt độ.