Đề thi giữa HK1 môn Sinh 11 năm 2021-2022
Trường THPT Đào Duy Từ
-
Câu 1:
Phương trình tổng quát của quá trình hô hấp được viết như thế nào?
A. CH3COCOOH + 5/2 O2 → 3CO2 + 2H2O
B. 6CO2 + 6H2O C6H12O6 + 6O2
C. C6H12O6 + 6O2 6CO2 + 6H2O+ Q (năng lượng)
D. C6H12O6 2C2H5OH + 2CO2 + Q (năng lượng)
-
Câu 2:
Tại sao ở các tế bào non số lượng ti thể trong tế bào lại lớn hơn so với các tế bào khác?
A. Vì ở tế bào còn non, quá trình đồng hóa yếu nên quá trình phân giải xảy ra mạnh
B. Vì ở tế bào còn non, chứa nhiều nguyên tố khoáng vi lượng, xúc tác các enzyme phân giải hoạt động mạnh hơn
C. Vì ở các tế bào còn non, chứa lượng nước trong chất nguyên sinh rất lớn
D. Vì ở các tế bào còn non, quá trình đồng hóa mạnh, cần được cung cấp nhiều năng lượng
-
Câu 3:
Kết thúc quá trình đường phân, từ một phân tử glucose cho sản phẩm chứa 3C là chất nào?
A. Acetyl – CoA
B. APG ( Axit phosphogliceric)
C. AlPG ( aldehit phosphogliceric)
D. Axit pyruvic
-
Câu 4:
Hệ số hô hấp (RQ) là gì?
A. Là tỉ số giữa phân tử CO2 thải ra với số phân tử O2 hút vào khi hô hấp
B. Là tỉ lệ phần trăm năng lượng được tích luỹ dạng ATP, khi phân giải một phân tử đường glucôzơ
C. Là tỉ lệ phần trăm năng lượng thoát ra ở dạng nhiệt khi phân giải một phân tử đường C6H12O6
D. Là tỉ lệ giữa năng lượng tích trữ dạng ATP với năng lượng thoát ra dạng nhiệt
-
Câu 5:
Vì sao tăng diện tích lá cây lại làm tăng năng suất cây trồng?
A. Lá thải ra oxi nhiều hơn từ đó thúc đẩy hô hấp làm cây xanh có nhiều năng lượng hơn nên quang hợp nhiều hơn → tăng năng suất cây trồng
B. Tán lá rộng sẽ che bớt mặt đất → hạn chế mất nước, tăng độ ẩm → giảm thoái hóa các chất hữu cơ trong đất
C. Làm tăng cường độ quang hợp → tăng tích lũy chất hữu cơ trong cây → năng suất cây trồng
D. Nhiều lá thì cây sẽ hút được nhiều nguyên liệu hơn, nhựa được chuyển nhanh hơn cho quang hợp
-
Câu 6:
Để nâng cao năng suất cây trồng, người ta không sử dụng biện pháp nào sau đây:
A. Tạo giống mới có cường độ quang hợp cao hơn giống gốc
B. Sử dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm làm gia tăng diện tích lá và chỉ số diện tích lá
C. Tăng bón phân đạm để phát triển mạnh bộ lá đến mức tối đa
D. Chọn các giống cây trồng có thời gian sinh trường thích hợp, trồng vào mùa vụ phù hợp
-
Câu 7:
Khi nói về quang hợp ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Quang hợp quyết định 90% đến 95% năng suất cây trồng.
II. Diệp lục b là sắc tố trực tiếp chuyển hoá năng lượng ánh sáng thành năng lượng ATP.
III. Quang hợp diễn ra ở bào quan lục lạp.
IV. Quang hợp góp phần điều hòa lượng O2 và CO2 trong khí quyển.
A. 4
B. 3
C. 2
D. 1
-
Câu 8:
Cho các nhận định sau:
I. Tăng hệ số kinh tế là làm tăng sự phân bố sản phẩm quang hợp vào rễ cây.
II. Càng bón nhiều phân hóa học cho cây thì cây phát triển càng tốt.
III. Các biện pháp làm tăng năng suất cây trồng đều cần quan tâm đến giống và kĩ thuật chăm sóc
IV. Trồng cây với mật độ phù hợp là một biện pháp làm tăng diện tích lá.
Số nhận định đúng là:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 9:
Nếu cùng một cường độ chiếu sáng như thế nào?
A. Ánh sáng đơn sắc màu đỏ sẽ có hiệu quả quang hợp kém hơn ánh sáng đơn sắc màu xanh tím
B. Ánh sáng đơn sác màu đỏ sẽ có hiệu quả quang hợp bằng ánh sáng đơn sắc màu xanh tím
C. Ánh sáng đơn sắc màu đỏ sẽ có hiệu quả quang hợp lớn hơn ánh sáng đơn sắc màu xanh tím
D. Ánh sáng đơn sác màu đỏ sẽ có hiệu quả quang hợp nhỏ ánh sáng đơn sắc màu xanh tím
-
Câu 10:
Mối liên quan giữa quang hợp với dinh dưỡng khoáng được biểu hiện ở:
1. Khoáng là thành phần của bộ máy quang hợp và là thành phần của sản phẩm quang hợp.
2. Khoáng ảnh hưởng tới bộ keo nguyên sinh, tính thấm của tế bào.
3. Khoáng ảnh hưởng đến hoạt động của hệ enzim, đến kích thước của bộ máy quang hợp.
4. Khoáng ảnh hưởng đến thời gian sống của cơ quan đồng hóa.
A. 1,2,41,2,3,4
B. 1,2,3,4
C. 1,2,3
D. 1,3,4
-
Câu 11:
Nhận định nào dưới đây về ảnh hưởng của nồng độ CO2 đến quá trình quang hợp là không đúng?
A. CO2 trong không khí là nguồn cung cấp cacbon cho quang hợp
B. Nồng độ CO2 quyết định cường độ quang hợp
C. Không thể đưa nồng độ CO2 lên trên 0,03 để tăng cường quá trình quang hợp
D. Nồng độ CO2 trong không khí (0,03%) thích hợp cho quá trình quang hợp
-
Câu 12:
Nhận định nào dưới đây về ảnh hưởng của nước đối với quang hợp là không đúng?
A. Nước ảnh hưởng đến tốc độ vận chuyển sản phẩm quang hợp
B. Điều hòa nhiệt độ của lá qua quá trình thoát hơi nước
C. Nguồn cung cấp oxi và hidro cho việc tổng hợp các chất hữu cơ
D. Nước ảnh hưởng đên tốc độ sinh trưởng và kích thước của lá
-
Câu 13:
Chu trình Canvin diễn ra ở pha tối trong quang hợp ở nhóm hay nhóm thực vật nào?
A. hỉ ở nhóm thực vật CAM
B. Ở cả nhóm thực vật C3, C4 và CAM
C. Ở nhóm thực vật C4 và CAM
D. Chỉ có ở nhóm thực vật C3
-
Câu 14:
Pha sáng của quang hợp được thực hiện bằng phản ứng nào?
A. kích thích của clorôphyl bới các phôton ánh sáng
B. quang phân li nước nhờ năng lượng hấp thụ từ các phôtôn này
C. quang hoá hình thành ATP và NADPH
D. Cả A, B và C đúng
-
Câu 15:
Pha tối của quang hợp được thực hiện bằng các con đường nào?
A. Con đường cố định CO2, ở thực vật C3
B. Con đường cố đinh CO2 ở thực vật C4
C. Con đường cố định CO2 ở thực vật CAM
D. Cả A, B và C đúng
-
Câu 16:
Tại sao gọi là nhóm thực vật C4?
A. Vì nhóm thực vật này thường sống trong điều kiện nóng, ẩm kéo dài
B. Vì nhóm thực vật này thường sống ở vùng sa mạc trong điểu kiện khô hạn kéo dài
C. Vì sản phẩm quang hợp đầu tiên là một chất hữu cơ có 4C trong phân tử
D. Cả A, B và C đúng
-
Câu 17:
Lục lạp là bào quan có chức năng gì?
A. Quang hợp
B. Di truyền ngoài nhân
C. Cung cấp ATP cho mọi hoạt động của tế bào sống
D. A và B đúng
-
Câu 18:
Kim loại có mặt trong cấu trúc hóa học của diệp lục là kim loại gì?
A. Mg
B. Fe
C. Mn
D. Cu
-
Câu 19:
Cấu tạo nào của lá có những đặc điểm nào sau đây thích nghi với chức năng hấp thụ được nhiều ánh sáng?
1. Tất cả khí khổng tập trung chủ yếu ở mặt dưới lá nên không chiếm diện tích hấp thụ ánh sáng
2. Có diện tích bề mặt lớn
3. Phiến lá mỏng
4. Sự phân bố đều khắp trên bề mặt lá của hệ thống mạch dẫn.
A. 1,3,4
B. 1,2
C. 2,3
D. 2,3,4
-
Câu 20:
Sắc tố carotenoit gồm có các loại nào?
A. Diệp lục a và diệp lục b
B. Caroten và xantophyl
C. Phicobilin và xantophyl
D. Antocyan và caroten
-
Câu 21:
Thực vật đã có đặc điểm thích nghi như thế nào trong việc bảo vệ tế bào khỏi bị dư lượng NH4+ đầu độc
A. Thải NH4+ dưới dạng khí NH3
B. Hình thành amit
C. Tổng hợp axit amin dự trữ
D. Trả lại môi trường đất qua hệ rễ
-
Câu 22:
Tại sao cây không sử dụng được nitơ phân tử (N2) trong không khí?
A. Phân tử N2 có nối ba là liên kết σ, π rất bền vững; cần phải hội đủ điều kiện mới bẻ gãy chúng được
B. Do lượng Nitơ có sẵn trong đất từ các nguồn khác quá lớn
C. Lượng N2 trong khí quyển có tỷ lệ quá thấp
D. Lượng N2 tự do bay lơ lửng trong không khí, không hoà vào đất cho cây sử dụng
-
Câu 23:
Để bổ sung nguồn Nitơ cho đất. con người không sử dụng biện pháp nào sau đây?
A. Trồng cây họ đậu
B. Bón supe lân, Apatit
C. Bón phân Urê, đạm amôn, đạm sunfat
D. Bón phân hữu cơ gồm phân chuồng, phân xanh, xác động vậi và thực vật
-
Câu 24:
Sản phẩm cuối cùng của quá trình lên men thối là gì?
A. HNO2 và NH3
B. Nước khí CO2 và NO2
C. CO2 và NH4
D. Nước, khí CO2 và NH3
-
Câu 25:
Sự biểu hiện triệu chứng thiểu lưu huỳnh của cây là gì?
A. lá nhỏ có màu lục đậm, màu của thân không bình thường, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm
B. lá mới có màu vàng, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm
C. lá màu vàng nhạt, mép lá màu đỏ và nhiều chấm đỏ ở mặt lá
D. sinh trưởng bị còi cọc, lá có màu vàng
-
Câu 26:
Sự biển hiện triệu chứng thiểu sắt của cây là gì?
A. lá non có màu lục đậm không bình thường
B. lá nhỏ, mềm, mầm đỉnh bị chết
C. lá nhỏ có màu vàng
D. gân lá có màu vàng và sau đó cả lá có màu vàng
-
Câu 27:
Sự biểu hiện triệu chứng thiếu kali của cây là gì?
A. sinh trưởng bị còi cọc, lá có màu vàng
B. lá mới có màu vàng, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm
C. lá nhỏ có màu lục đậm, màu của thân không bình thường, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm
D. lá màu vàng nhạt, mép lá màu đỏ và nhiều chấm đỏ ở mặt lá
-
Câu 28:
Sự biểu hiện triệu chứng thiếu canxi của cây là gì?
A. gân lá có màu vàng và sau đó cả lá có màu vàng
B. lá non có màu lục đậm không bình thường
C. lá nhỏ, mềm, mầm đỉnh bị chết
D. lá nhỏ có màu vàng
-
Câu 29:
Sự thoát hơi nước qua khí khổng diễn ra qua 3 giai đoạn:
1. Hơi nước khuếch tán từ khe qua khí khổng.
2. Nước bốc hơi từ bề mặt tế bào nhu mô lá vào gian bào.
3. Hơi nước khuếch tán từ bề mặt lá ra không khí xung quanh.
Sử dụng dữ liệu trả lời câu 11 và 12
Thứ tự của ba giai đoạn trên là:
A. 3,2,1
B. 1,2,3
C. 2.1,3
D. 2,3. 1
-
Câu 30:
Giai đoạn nào trong ba giai đoạn trên có tính chất sinh lí, phụ thuộc vào số lượng khí khổng và sự đóng mở của khí khổng?
A. 2 và 3
B. 1
C. 1 và 3
D. 2
-
Câu 31:
Cấu tạo của một khí khổng có đặc điểm nào sau đây:
1. Mỗi khí khổng có hai tế bào hình hạt đậu xếp úp vào nhau.
2. Mỗi tế bào của khí khổng có chứa rất nhiều lục lạp.
3. Tế bào khí khổng có vách dày mỏng không đều; thành trong sát lỗ khí dày hơn nhiều so với thành ngoài.
4. Các tế bào hạt đậu của khí khổng xếp gần tế bào nhu mô của lá.
Hai đặc điểm cấu tạo quan trọng nào phù hợp với chức năng đóng mở của khí khổng.
A. 2,3
B. 3,4
C. 1,4
D. 1,2
-
Câu 32:
Khi tế bào khí khổng mất nước thì trong tế tế bào diễn ra hiện tượng gì?
A. Vách (mép) móng hết căng ra làm cho vách dày duỗi thẳng nên khí khổng khép lại
B. Vách dày căng ra làm cho vách móng cong theo nên khí khổng khép lại
C. Vách dày căng ra làm cho vách mỏng co lại nên khí khống đóng lại
D. Vách mỏng căng ra làm cho vách dày duỗi thắng nên khí khổng khép lại
-
Câu 33:
Nước được vận chuyển ở thân chủ yếu từ đâu đến đâu?
A. Qua mạch rây theo chiều trên xuống dưới
B. Từ mạch gỗ sang mạch rây
C. Trong mạch rây
D. Trong mạch gỗ
-
Câu 34:
Ở thực vật ,các chất hữu cơ được vận chuyển chủ yếu ở mạch nào?
A. Trong mạch rây, theo chiều từ rễ lên lá cây
B. Trong mạch gỗ, theo chiều từ lá xuống rễ
C. Trong mạch rây, theo chiều từ lá xuống rễ
D. Trong cả mạch gỗ và mạch rây
-
Câu 35:
Thành phần của dịch mạch gỗ gồm chủ yếu các chất nào?
A. Axitamin và vitamin
B. Nước và các ion khoáng
C. Amit và hoocmôn
D. Xitôkinin và ancaloit
-
Câu 36:
Trong dung dịch mạch rây có chứa một chất hòa tan chiếm 10 – 20% hàm lượng, đó là chất nào sau đây?
A. Sacarozo
B. Protêin
C. ATP
D. Tinh bột
-
Câu 37:
Nước được vận chuyển từ tế bào lông hút vào bó mạch gỗ của rễ theo con đường nào?
A. Con đường qua tế bào sống
B. Con đường qua gian bào và con đường qua các tế bào sống
C. Con đường qua chất nguyên sinh và không bào
D. Con đường qua gian bào và thành tế bào
-
Câu 38:
Đơn vị hút nước của rễ là gì?
A. Không bào
B. Tế bào lông hút
C. Tế bào rễ
D. Tế bào biểu bì
-
Câu 39:
Nước không có vai trò nào sau đây đôi với đời sống thực vật?
(1) Quyết định sự phân bố thực vật trên trái đất
(2) Là thành phần bắt buộc của bất kỳ tế bào sống nào.
(3) Là dung môi hoà tan muôi khoáng và các hợp chất hữu cơ.
(4) Là nguyên liệu tham gia các phản ứng trao đổi chất.
(5) Đảm bảo cho sự thụ tinh kép xảy ra.
(6) Điều hòa nhiệt độ cơ thể.
(7) Tạo sức căng bề mặt của lá, làm lá cứng cáp.
(8) Kết hợp với CO2 tạo H2CO3, kích thích quang hợp xảy ra.
A. 5, 6, 7, 8
B. 1, 2, 5
C. 5, 8
D. 3, 5, 6, 7
-
Câu 40:
Hãy cho biết cơ chế hấp thụ các nguyên tố khoáng từ đất vào cây.
A. Chủ động và bị động
B. Thực bào và ẩm bào
C. Vận chuyển tích cực
D. Thẩm thấu