Đề thi giữa HK1 môn Sinh học 11 CTST năm 2023-2024
Trường THPT Đinh Tiên Hoàng
-
Câu 1:
Con đường thoát hơi nước qua khí khổng có đặc điểm như thế nào?
A. Vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh
B. Vận tốc nhỏ, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng
C. Vận tốc lớn, không được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng
D. Vận tốc lớn, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng
-
Câu 2:
Quá trình hấp thụ chủ động các ion khoáng, cần sự góp phần của yếu tố nào sau đây?
1. Năng lượng là ATP.
2. Tính thấm chọn lọc của màng sinh chất.
3. Các bào quan là lưới nội chất và bộ máy Gôngi.
4. Enzim hoạt tải (chất mang).
A. 1,4
B. 1,3,4
C. 1,2,4
D. 2,4
-
Câu 3:
Quan sát sơ đồ và trả lời câu hỏi.
Nhóm vi khuẩn nào mà hoạt động của nó có hại cho cây trồng?
A. Vi khuẩn nitrat hóa
B. Vi khuẩn phản nitrat hóa
C. Vi khuẩn amôn hóa, vi khuẩn phản nitrat hóa
D. Vi khuẩn cố định nitơ, vi khuẩn nitrat hóa
-
Câu 4:
Quá trình khử nitrat diễn ra theo sơ đồ nào sau đây?
A. NO2- → NO3- → NH4+
B. NO3- → NO2- → NH4+
C. NO3- → NO2- → NH3
D. NO3- → NO2- → NH2
-
Câu 5:
Câu nào đúng khi nói về sự hấp thụ các chất ion khoáng vào cây theo cách chủ động?
A. Vận chuyển từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao, không cần tiêu hao năng lượng
B. Vận chuyển từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao, cần tiêu hao năng lượng, có chất hoạt tải
C. Vận chuyển từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp, không cần năng lượng, có chất hoạt tải
D. Vận chuyển từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp, giải phóng năng lượng
-
Câu 6:
Mạch rây được cấu tạo từ các tế bào sống có bao nhiêu vai trò?
(1). Tạo dòng di chuyển chậm của các chất.
(2). Dễ dàng kiểm soát, phân phối các chất.
(3). Các tế bào này sẽ không hút nước và ion khoáng của những tế bào bên cạnh.
(4). Bảo vệ ống dẫn trước áp lực sinh ra do lực hút từ sự thoát hơi nước ở lá.
A. 4
B. 1
C. 3
D. 2
-
Câu 7:
Đâu là vai trò của kali đối với thực vật?
A. Thành phần của axit nuclêôtit, ATP, phôtpholipit, côenzim; cần cho nở hoa, đậu quả, phát triển rễ
B. Chủ yếu giữ cân bằng nước và ion trong tế bào, hoạt hoá enzim, mở khí khổng
C. Thành phần của prôtêin và axit nuclêic
D. Thành phần của thành tế bào, màng tế bào, hoạt hoá enzim
-
Câu 8:
Trong các cây sau, cây nào có điểm bù và điểm bão hòa ánh sáng thấp nhất?
A. Cây thủy sinh
B. Cây vượt tán rừng
C. Cây ở đồng cỏ thảo nguyên
D. Cây đồi trọc
-
Câu 9:
Đâu là các nguyên tố vi lượng?
A. C, H, O, N, P, K, S, Ca, Fe
B. Fe, Mn, B, Cl, Zn, Cu, Mo, Ni
C. C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mn
D. C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mg
-
Câu 10:
Vì sao vào buổi trưa nắng gắt thì không nên tưới nước cho cây?
(1) Làm thay đổi nhiệt độ đột ngột theo hướng bất lợi cho cây
(2) Giọt nước đọng trên lá trở thành thấu kính gây phản xạ ánh sáng làm lá không hấp thụ được ánh sáng cung cấp cho quang hợp
(3) Giọt nước đọng trên lá trở thành thấu kính hội tụ hấp thụ ánh sáng làm nóng lá hơn
(4) Đất nóng, tưới nước sẽ bốc hơi nóng, làm héo lá
A. (1), (2), (4)
B. (3), (4)
C. (1), (3)
D. (2), (3), (4)
-
Câu 11:
Ở tế bào còn non, số lượng ti thể trong tế bào nhiều hơn so với tế bào khác vì sao?
A. Ở tế bào còn non, quá trình đồng hóa mạnh, cần được cung cấp nhiều năng lượng
B. Ở tế bào còn non, chứa nhiều nguyên tố khoáng vi lượng xúc tác các enzim phân giải hoạt động mạnh hơn
C. Ở tế bào còn non, lượng nước chứa trong chất nguyên sinh rất lớn
D. Ở tế bào còn non, quá trình đồng hóa yếu nên quá trình phân giải xảy ra mạnh
-
Câu 12:
Câu nào đúng khi nói về các nhân tố ảnh hưởng đến thoát hơi nước ở lá?
A. Độ mở của khí khổng phụ thuộc vào ánh sáng, giảm dần từ sáng tới trưa và nhỏ nhất lúc chiều tối
B. Độ mở của khí khổng không phụ thuộc vào ánh sáng, mà phụ thuộc vào lượng nước bốc hơi qua cutin
C. Khí khổng đóng lại lúc chiều tối nhưng không có sự khép kín hoàn toàn
D. Độ mở của khí khổng phụ thuộc vào ánh sáng, tăng dần từ buổi sáng tới lúc buổi chiều tối
-
Câu 13:
Loại tế bào nào cấu tạo nên mạch rây?
A. Ống rây và quản bào
B. Quản bào và tế bào kèm
C. Quản bào và mạch ống
D. Ống rây và tế bào kèm
-
Câu 14:
Dạng nitơ nào sau đây cây có thể hấp thụ được?
A. NO3- và NH4+
B. NO2- và NH4+
C. NO2- và NO3-
D. NO2- và N2
-
Câu 15:
Lực nào đóng vai trò chính trong quá trình vận chuyển nước ở thân?
A. Lực liên kết giữa các phân tử nước
B. Lực bám của các phân tử nước với thành mạch gỗ
C. Lực hút do thoát hơi nước ở lá
D. Lực đẩy của áp suất rễ
-
Câu 16:
Ở thực vật, nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu nào là nguyên tố đại lượng?
A. Cacbon
B. Sắt
C. Mangan
D. Bo
-
Câu 17:
Bào quan nào thực hiện nhiệm vụ quang hợp của cây?
A. Ti thể
B. Lục lạp
C. Ribosome
D. Bộ máy Golgi
-
Câu 18:
Hô hấp sáng xảy ra với sự tham gia của những bào quan nào?
(1) Lysosome
(2) Ribosome
(3) Lục lạp
(4) Peroxisome
(5) Ti thể
(6) Bộ máy Golgi
A. (3), (4) và (5)
B. (1), (4) và (5)
C. (2), (3) và (6)
D. (1),(4) và (6)
-
Câu 19:
Ở thực vật sống trên cạn, nước và ion khoáng được hấp thụ chủ yếu bởi cơ quan nào?
A. Thân
B. Hoa
C. Lá
D. Rễ
-
Câu 20:
Ở thực vật, nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu nào là nguyên tố vi lượng?
A. Oxi
B. Cacbon
C. Mangan
D. Hidro
-
Câu 21:
Đâu là cơ quan quang hợp của cây?
A. Rễ
B. Hoa
C. Thân
D. Lá
-
Câu 22:
Khi nói về quang hợp, nhận định nào sau đây đúng?
A. Quang hợp là sử dụng ánh sáng để phân giải chất hữu cơ
B. Một trong các sản phẩm của quang hợp là khí O2
C. Trong quang hợp, cây hấp thụ O2 để tổng hợp chất hữu cơ
D. Nguyên liệu của quang hợp là H2O và O2
-
Câu 23:
Carotenoid có nhiều ở loại thực vật nào sau đây?
A. Lá xanh
B. Lá xà lách
C. Củ cà rốt
D. Củ khoai mì
-
Câu 24:
Sắc tố nào dưới đây tham gia trực tiếp vào chuyển hoá quang năng thành năng lượng trong sản phẩm quang hợp ở cây xanh?
A. Diệp lục b
B. Diệp lục a
C. Diệp lục a, b
D. Diệp lục a, b và carotenoid
-
Câu 25:
Ở thực vật, trong thành phần của phospholipid không thể thiếu nguyên tố nào?
A. Magie
B. Phospho
C. Clo
D. Đồng
-
Câu 26:
Ở thực vật sống trên cạn, loại tế bào nào điều tiết quá trình thoát hơi nước ở lá?
A. Tế bào mạch rây
B. Tế bào khí khổng
C. Tế bào mô giậu
D. Tế bào mạch gỗ
-
Câu 27:
Động lực nào không phải của dòng mạch gỗ?
A. Lực đẩy của rễ (áp suất rễ)
B. Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn và cơ quan chứa
C. Lực liên kết giữa các phân tử nước
D. Lực hút của lá do quá trình thoát hơi nước
-
Câu 28:
Khi nói về ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến quá trình quang hợp ở thực vật, phát biểu nào sau đây sai?
A. Quang hợp bị giảm mạnh và có thể bị ngừng trệ khi cây bị thiếu nước
B. CO2 ảnh hưởng đến quang hợp vì CO2 là nguyên liệu của pha tối
C. Cường độ quang hợp luôn tỉ lệ thuận với cường độ ánh sáng
D. Nhiệt độ ảnh hưởng đến quang hợp thông qua ảnh hưởng đến các phản ứng enzim trong quang hợp
-
Câu 29:
Hô hấp sáng xảy ra với sự tham gia của các bào quan theo thứ tự như thế nào?
A. Lục lạp,lizoxom, ti thể
B. Ti thể, peroxisome, lục lạp
C. Lục lạp, peroxixom, ti thể
D. Ti thể, lục lạp, ribosome
-
Câu 30:
Khi nói về quang hợp ở thực vật, nhận định nào sau đây đúng?
A. Khi không có ánh sáng thì pha tối vẫn xảy ra
B. Diệp lục a là sắc tố trực tiếp tham gia chuyển hóa quang năng thành hóa năng
C. Tất cả sản phẩm của pha sáng đều đi vào pha tối
D. Quang hợp sử dụng ATP được tạo ra trong hô hấp để khử CO2
-
Câu 31:
Bộ phận nào không thuộc ống tiêu hóa của người?
A. Thực quản
B. Ruột non
C. Gan
D. Dạ dày
-
Câu 32:
Đặc điểm nào là đúng khi nói về con đường hấp thụ nước và ion khoáng qua thành tế bào – gian bào ở rễ cây?
A. Chậm và không được chọn lọc
B. Chậm và được chọn lọc
C. Nhanh và được chọn lọc
D. Nhanh và không được chọn lọc
-
Câu 33:
Bạn Mai sử dụng dung dịch phân bón để bón qua lá cho cây cảnh trong vườn. Để bón phân hợp lí, bạn Mai cần thực hiện bao nhiêu chỉ dẫn sau đây?
I. Bón đúng liều lượng.
II. Không bón khi trời đang mưa.
III. Không bón khi trời nắng gắt.
IV. Bón phân phù hợp với thời kỳ sinh trưởng của cây.
A. 1
B. 3
C. 2
D. 4
-
Câu 34:
Loại nông phẩm nào thường được phơi khô để giảm cường độ hô hấp trong quá trình bảo quản?
A. Cây mía
B. Hạt lúa
C. Quả vú sữa
D. Quả dưa hấu
-
Câu 35:
Tiêu hóa ở động vật là quá trình như thế nào?
A. Biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được
B. Tạo ra các chất dinh dưỡng và năng lượng, hình thành phân thải ra ngoài cơ thể
C. Biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng và tạo ra năng lượng
D. Biến đổi thức ăn thành các chất hữu cơ
-
Câu 36:
Nhóm thực vật CAM phải cố định \(C{O_2}\) vào ban đêm. Vì ban đêm thực hiện điều gì?
A. Khí khổng mới được mở ra; ban ngày khí khổng đóng để tiết kiệm nước
B. Lượng CO2 trong không khí mới đủ cung cấp cho quang hợp
C. Mới đủ lượng nước cung cấp cho quá trình đồng hoá
D. Khí trời mát mẻ, nhiệt độ hạ thấp, thuận lợi cho quá trình cố định CO2
-
Câu 37:
Khi nói về tiêu hóa ở động vật, nhận định nào sau đây đúng?
I. Quá trình tiêu hóa luôn cần có xúc tác của các enzim thủ?
I. Quá trình tiêu hóa luôn cần có xúc tác của các enzim thủy phân.
II. Ở động vật đơn bào, chỉ xảy ra tiêu hóa nội bào.
III. Ở người, vừa tiêu hóa nội bào vừa tiêu hóa ngoại bào.
IV. Tất cả các loài động vật ăn cỏ đều có dạ dày 4 ngăn.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 38:
Cây khoai môn năng suất kinh tế là bộ phận nào sau đây?
A. Lá
B. Rễ
C. Hạt
D. Củ
-
Câu 39:
Chức năng nào không đúng với răng của thú ăn thịt?
A. Răng nanh cắm và giữ mồi
B. Răng trước hàm và răng ăn thịt lớn cắt thịt thành những mảnh nhỏ
C. Răng cửa giữ thức ăn
D. Răng cửa gặm và lấy thức ăn ra khỏi xương
-
Câu 40:
Nhóm thực vật C3 được phân bố ra sao?
A. Sống ở vùng nhiệt đới
B. Sống ở vùng sa mạc
C. Chỉ sống ở vùng ôn đới và á nhiệt đới
D. Phân bố rộng rãi trên thế giới, chủ yếu ở vùng ôn đới và á nhiệt đới