Đề thi giữa HK1 môn Sinh học 11 năm 2020
Trường THPT Nguyễn Trân
-
Câu 1:
Đặc điểm cảm ứng ở thực vật xảy ra như thế nào?
A. nhanh, dễ nhận thấy
B. chậm, khó nhận thấy
C. nhanh, khó nhận thấy
D. chậm, dễ nhận thấy
-
Câu 2:
Hướng động là hình thức phản ứng của cơ quan thực vật đối với tác nhân nào?
A. tác nhân kích thích từ một hướng
B. sự phân giải sắc tố
C. đóng khí khổng
D. sự thay đổi hàm lượng axit nuclêic
-
Câu 3:
Sự uốn cong ở cây là do sự sinh trưởng xảy ra như thế nào?
A. không đều của hai phía cơ quan, trong đó các tế bào tại phái không được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc
B. đều của hai phía cơ quan, trong đó các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc
C. không đều của hai phía cơ quan, trong đó các tế bào tại phía được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc
D. không đều của hai phía cơ quan, trong đó các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng chậm hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.
-
Câu 4:
Khi không có ánh sáng, cây non sẽ như thế nào?
A. mọc vống lên và lá có màu vàng úa
B. mọc bình thường nhưng lá có màu đỏ
C. mọc vống lên và lá có màu xanh
D. mọc bình thường và lá có màu vàng úa
-
Câu 5:
Sự vận động bắt mồi của cây gọng vó là kết hợp của hình thức ứng động nào?
A. ứng động tiếp xúc và hóa ứng đông
B. quang ứng động và điện ứng đông
C. nhiệt ứng động và thủy ứng đống
D. ứng động tổn thương
-
Câu 6:
Sự đóng mở của khí khổng là ứng động gì?
A. sinh trưởng
B. không sinh trưởng
C. ứng động tổn thương
D. tiếp xúc
-
Câu 7:
Trong các hiện tượng sau:
(1) hoa mười giờ nở vào buổi sáng
(2) khí khổng đóng mở
(3) hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng
(4) sự khép và xòe của lá cây trinh nữ
(5) lá cây phượng vĩ xòe ra ban ngày và khép lại vào ban đêm
Những hiện tượng nào trên đây là ứng động không sinh trưởng?
A. (1), (2) và (3)
B. (2) và (4)
C. (3) và (5)
D. (2), (3) và (5)
-
Câu 8:
Ứng động không theo chu kỳ đồng hồ sinh học là ứng động nào?
A. đóng mở khí khổng
B. quấn vòng
C. nở hoa
D. thức ngủ của lá
-
Câu 9:
Trong các hiện tượng sau:
(1) khí khổng đóng mở
(2) hoa mười giờ nở vào buổi sáng
(3) hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng
4) sự đóng mở của lá cây trinh nữ
(5) lá cây họ Đậu xòe ra và khép lại
bao nhiêu hiện tượng trên là ứng động sinh trưởng?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 10:
Trong các ứng động sau:
(1) hoa mười giờ nở vào buổi sáng
(2) hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng
(3) sự đóng mở của lá cây trinh nữ
(4) lá cây phượng vĩ xòe ra và khép lại
(5) khí khổng đóng mở
Những trường hợp trên trường hợp nào liên quan đến sức trương nước?
A. (1) và (2)
B. (2), (3) và (4)
C. (3), (4) và (5)
D. (3) và (5)
-
Câu 11:
Ứng động là hình thức phản ứng của cây trước tác nhân nào?
A. nhiều tác nhân kích thích
B. tác nhân kích thích lúc có hướng, khi vô hướng
C. tác nhân kích thích không định hướng
D. tác nhân kích thích không ổn định
-
Câu 12:
Điểm khác biệt cơ bản giữa ứng động với hướng động là gì?
A. tác nhân kích thích không định hướng
B. có sự vận động vô hướng
C. không liên quan đến sự phân chia tế bào
D. có nhiều tác nhân kích thích
-
Câu 13:
Vận động bắt mồi của cây gọng vó là ví dụ về hình thức nào dưới đây?
A. Hướng nước.
B. Ứng động sinh trưởng.
C. Hướng trọng lực.
D. Ứng động không sinh trưởng
-
Câu 14:
Côn trùng có hệ tuần hoàn thuộc nhóm nào?
A. Hệ tuần hoàn đơn
B. Hệ tuần hoàn kín
C. Hệ tuần hoàn kép
D. Hệ tuần hoàn hở
-
Câu 15:
Ở động vật, hình thức và mức độ phản ứng của cơ thể trước các kích thích được quyết định do đâu?
A. Khối lượng cơ thể.
B. Thể tích cơ thể.
C. Mức độ tiến hóa của hệ thần kinh.
D. Mức độ chuyên hóa của cơ thể.
-
Câu 16:
Động vật sống dưới nước hô hấp bằng các cơ quan nào sau đây?
A. Phổi, mang, da.
B. Mang, bề mặt cơ thể, ống khí.
C. Mang, bề mặt cơ thể.
D. Phổi, ống khí.
-
Câu 17:
Vai trò của thận trong điều hòa chuyển hóa các chất trong cơ thể là gì?
A. Điều hòa cân bằng áp suất thẩm thấu của máu.
B. Điều hòa nồng độ glucôzơ trong máu
C. Điều hòa nồng độ CO2 trong cơ thể
D. Điều hòa nồng độ bicacbonat trong máu
-
Câu 18:
Trong xinap hóa học, túi chứa chất hóa học trung gian nằm ở đâu?
A. Tế bào truyền thông tin.
B. Tế bào nhận thông tin
C. Màng trước xinap.
D. Màng sau xinap.
-
Câu 19:
Sự lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh có bao miêlin được thực hiện theo cách nào?
A. Liên tục từ vùng này sang vùng khác kề bên.
B. Liên tục từ bao miêlin này sang bao miêlin khác
C. Nhảy cóc từ eo Ranvie này sang eo Ranvie khác.
D. Liên tục từ eo Ranvie này sang eo Ranvie khác.
-
Câu 20:
Hiện tượng nào sau đây không phải là phản xạ?
A. Trùng roi co tế bào tránh ánh sáng.
B. Thủy tức co người tránh kích thích.
C. Tôm bắn cơ thể ra xa tránh kẻ thù.
D. Cả A, B và C
-
Câu 21:
Ngọn cây non cong về phía ánh sáng trong trường hợp nào?
A. Ánh sáng yếu.
B. Ánh sáng mạnh
C. Không có ánh sáng.
D. Ánh sáng chiếu từ một phía
-
Câu 22:
Khi một tế bào bị kích thích, trạng thái điện thế của tế bào thay đổi như thế nào?
A. Giữ nguyên không đổi
B. Điện thế hoạt động chuyển thành điện thế nghỉ
C. Không còn sự chênh lệch điện thế.
D. Điện thế nghỉ chuyển thành điện thế hoạt động.
-
Câu 23:
Vì sao sự lan truyền xung thần kinh trên sợi có bao miêlin “nhảy cóc”?
A. Sự thay đổi tính thấm của màng chỉ xảy ra tại các eo Ranvie.
B. Đảm bảo cho sự tiết kiệm năng lượng
C. Giữa các eo Ranvie, sợi trục bị bao bằng bao miêlin cách điện.
D. Tạo cho tốc độ truyền xung quanh
-
Câu 24:
Điều nào sau đây là đúng khi nói về hệ tuần hoàn kép?
A. Trong hệ tuần hoàn kép máu ở tim bao giờ cũng đỏ tươi.
B. Trong hệ tuần hoàn kép máu ở tĩnh mạch phổi có cùng màu với máu ở động mạch chủ.
C. Hệ tuần hoàn kép có ở nhóm ngành động vật có xương sống.
D. Tim 4 ngăn, hai vòng tuần hoàn là các đặc điểm của nhóm động vật có hệ tuần hoàn kép.
-
Câu 25:
Động vật nào sau đây tiêu hoá nội bào?
A. Chim
B. Giun đất
C. Lợn
D. Trùng roi
-
Câu 26:
Hệ tuần hoàn của côn trùng không có chức năng nào sau đây?
A. Vận chuyển chất bài tiết
B. Vận chuyển chất dinh dưỡng
C. vận chuyển khí
D. trao đổi chất trực tiếp với tế bào
-
Câu 27:
Đặc điểm nào sau đây đúng với các loài động vật nhai lại?
A. Có dạ dày tuyến.
B. Có dạ dày 4 ngăn.
C. Có dạ dày đơn.
D. Có dạ dày cơ.
-
Câu 28:
Khi nói về hệ tuần hoàn của người bình thường, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tim co dãn tự động theo chu kì là do hệ dẫn truyền tim và hệ thần kinh trung ương.
II. Động vật có khối lượng cơ thể càng lớn thì nhịp tim càng nhanh.
III. Ở người trưởng thành khoẻ mạnh, khi đang vận động với cường độ cao thì mỗi chu kỳ tim kéo dài 0,8 giây.
IV. vận tốc máu chảy thấp nhất tại các mao mạch giúp làm tăng hiệu quả trao đổi chất giữa máu với tế bào cơ thể.
A. 2
B. 4
C. 1
D. 3
-
Câu 29:
Bộ phận nào sau đây không thuộc ống tiêu hóa của người?
A. Thực quản
B. Ruột non
C. Gan
D. Dạ dày.
-
Câu 30:
Ở người bình thường, mỗi chu kỳ tim kéo dài 0,8 giây. Giả sử mỗi lần tâm thất co bóp đã tống vào động mạch chủ 80ml máu với nồng độ oxi trong máu động mạch của người này là 21ml/100ml. Có bao nhiêu ml oxi được vận chuyển vào động mạch chủ trong 1 phút?
A. 1102,5 ml
B. 1260 ml
C. 7500 ml
D. 110250 ml
-
Câu 31:
Diều của các động vật được hình thành từ bộ phận nào của ống tiêu hóa?
A. Tuyến nước bọt.
B. Thực quản.
C. Khoang miệng.
D. Dạ dày.
-
Câu 32:
Cho các đặc điểm sau:
(1) Hình túi, được tạo thành từ nhiều tế bào
(2) Trật tự chuyển thức ăn trong túi tiêu hóa: Miệng, dạ dày, thực quản, ruột non, ruột già.
(3) Có một lỗ thông duy nhất vừa làm chức năng miệng, vừa làm chức năng hậu môn.
(4) Các tế bào tuyến chỉ tiết pepsin và HCl để tiêu hóa prôtêin.
(5) Thành túi có nhiều tế bào tuyến tiết enzyme vào lòng túi tiêu hóa.
Số đặc điểm của túi tiêu hóa là bao nhiêu?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 33:
Trên ống tiêu hóa của người, các bộ phận nào sau đây thực hiện chức năng tiêu hóa hóa học?
A. Miệng, ruột non, ruột già.
B. Miệng, dạ dày, ruột non.
C. Miệng, thực quản, dạ dày.
D. Miệng, thực quản, ruột già.
-
Câu 34:
Tại sao ruột của thú ăn thịt ngắn hơn ruột của thú ăn thực vật?
A. Vì thức ăn của thú ăn thịt giàu các chất dinh dưỡng và khó tiêu hóa hơn.
B. Vì thức ăn của thú ăn thịt nghèo các chất dinh dưỡng và khó tiêu hóa hơn.
C. Vì thức ăn của thú ăn thịt giàu các chất dinh dưỡng và dễ tiêu hóa hơn.
D. Vì thức ăn của thú ăn thịt nghèo các chất dinh dưỡng và dễ tiêu hóa hơn.
-
Câu 35:
Tại sao ở bò sát máu đi nuôi cơ thể ít có sự pha trộn giữa máu O2 và màu giàu CO2 so với lưỡng cư?
A. Vì tim 3 ngăn có vách ngăn tâm thất không hoàn toàn.
B. Vì tim 3 ngăn có vách ngăn hoàn toàn giữa hai tâm nhĩ.
C. Vì tim 2 ngăn, tâm thất và tâm nhĩ.
D. Vì tim 4 ngăn, 2 tâm thất và 2 tâm nhĩ.
-
Câu 36:
Hệ đệm bicacbonat (H2CO3/NaHCO3) tham gia hoạt động nào?
A. Duy trì cân bằng pH nội môi.
B. Duy trì cân bằng lượng đường glucozo trong máu.
C. Duy trì cân bằng áp suất thẩm thấu của máu.
D. Duy trì cân bằng nhiệt độ môi trường.
-
Câu 37:
Cơ quan hô hấp của nhóm động vật nào sau đây trao đổi khí hiệu quả nhất?
A. Phổi bò sát.
B. Da của giun đất.
C. Phổi của động vật có vú.
D. Phổi và da của ếch nhái.
-
Câu 38:
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về hô hấp động vật?
I. Hô hấp ngoài là quá trình trao đổi giữa khí và cơ thể và môi trường được thực hiện qua bề mặt trao đổi khí.
II. Khi cá lên cạn một thời gian sẽ chết vì nắp mang không mở và các phiến mang dính chặt với nhau nên không trao đổi khí được.
III. Da của giun đất ẩm ướt giúp trao đổi khí qua da.
IV. Ống khí của côn trùng chỉ làm nhiệm vụ vận chuyển khí mà không vận chuyển các chất dinh dưỡng và các sản phẩm bài tiết.
A. 2
B. 4
C. 1
D. 3
-
Câu 39:
Hệ tuần hoàn của động vật được cấu tạo từ những bộ phận nào?
A. hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu.
B. tim, động mạch, tĩnh mạch, mao mạch
C. máu và dịch mô
D. tim, hệ mạch, dịch tuần hoàn.
-
Câu 40:
Động vật nào sau đây có quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường diễn ra ở phổi?
A. Châu chấu.
B. Cá chép.
C. Giun đất.
D. Cá voi.