Đề thi giữa HK1 môn Sinh học 11 năm 2022-2023
Trường THPT Phan Tây Hồ
-
Câu 1:
Xác định: Quá trình nào liên quan chặt chẽ với hấp thụ nước và các chất khoáng ở thực vật?
A. Quá trình quang hợp
B. Quá trình hô hấp của rễ
C. Vận động cảm ứng ở thực vật
D. Các chất điều hòa sinh trưởng
-
Câu 2:
Nồng độ Mg2+ trong cây là 0,2%; trong đất là 0,15 %. Cây sẽ nhận Mg2+ bằng cách nào sau đây?
A. Hấp thụ bị động.
B. Hấp thụ chủ động.
C. Khuyếch tán.
D. Thẩm thấu.
-
Câu 3:
Xác định: Những yếu tố nào của môi trường ảnh hưởng tới quá trình hút nước và ion khoáng của rễ cây?
A. Độ pH, hàm lượng H2O trong dịch đất, nồng độ của dịch đất so với rễ cây và độ thoáng khí.
B. Áp suất thẩm thấu của dịch đất, hàm lượng CO2 trong đất.
C. Áp suất thẩm thấu của dung dịch đất, độ thoáng khí, hàm lượng CO2 trong đất, độ pH của đất.
D. Độ pH, hàm lượng CO2 trong đất, độ thoáng khí trong đất.
-
Câu 4:
Xác định: Lông hút của rễ do tế bào nào sau đây phát triển thành?
A. Tế bào mạch gỗ ở rễ.
B. Tế bào mạch rây ở rễ.
C. Tế bào nội bì.
D. Tế bào biểu bì.
-
Câu 5:
Cho biết: Khi nói về quá trình trao đổi khoáng của cây, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Quá trình hút khoáng luôn cần có ATP.
B. Rễ cây chỉ hấp thụ khoáng dưới dạng các ion hòa tan trong nước.
C. Mạch rây vận chuyển dòng ion khoáng còn mạch gỗ vận chuyển dòng nước.
D. Quá trình hút khoáng không phụ thuộc vào quá trình hút nước của rễ cây.
-
Câu 6:
Xác định: Tế bào nội bì có chức năng nào?
A. Quang hợp.
B. Cung cấp ATP để hút khoáng.
C. Kiểm soát dòng nước, ion khoáng.
D. Cấu tạo nên mạch gỗ của rễ.
-
Câu 7:
Xác định: Dạng nước nào trong cơ thể thực vật đảm bảo cho độ bền vững của hệ thống keo trong chất nguyên sinh của tế bào?
A. Nước tự do.
B. Nước liên kết.
C. Nước cứng.
D. Nước mềm.
-
Câu 8:
Xác định: Loại tế bào nào tạo ra bề mặt tiếp xúc giữa rễ cây và đất?
A. Tế bào nội bì.
B. Tế bào lông hút.
C. Tế bào khí khổng.
D. Tế bào mô dậu.
-
Câu 9:
Cho biết: Khi nói đến quá trình hấp thụ và vận chuyển nước trong cây, phát biểu nào sai?
A. Cây hấp thụ nước qua hệ lông hút nhờ sự chênh lệch thế nước tăng dần từ đất đến mạch gỗ
B. Nhờ lực đẩy của rễ mà nước được đẩy từ rễ lên thân
C. Điều kiện để nước có thể vận chuyển từ rễ lên lá đó là tính liên tục của cột nước
D. Hai con đường vận chuyển nước trong cây là vận chuyển qua tế bào sống và vận chuyển qua mạch dẫn
-
Câu 10:
Đâu là ý sai: Khi nói đến quá trình vận chuyển nước trong cây?
A. Nước được vận chuyển trong thân theo mạch gỗ
B. Chiều dài của cột nước phụ thuộc vào chiều dài của thân cây
C. Quá trình vận chuyển nước trong cây được thực hiện nhờ lực hút của lá và áp suất rễ
D. Nước được vận chuyển trong thân theo mạch libe
-
Câu 11:
Xác định: Theo mô hình dòng chảy áp suất về sự di chuyển của các chất trong phloem, chuyển động quang hợp từ nguồn đến bể được điều khiển bởi?
A. máy bơm lưu lượng áp suất phụ thuộc ATP
B. một gradient thế năng áp suất nước
C. thoát hơi nước
D. độ dốc pH
-
Câu 12:
Con đường nào là con đường vận chuyển của sacarozơ từ vị trí quang hợp trong tế bào trung mô vào phloem?
A. Sợi, nhu mô phloem, tế bào đồng hành, ống rây
B. Tế bào đồng hành, nhu mô phloem, sợi, ống rây
C. Bó, nhu mô phloem, tế bào kèm, ống rây
D. Vỏ bó, tế bào đồng hành, sợi, ống rây
-
Câu 13:
Xác định: Tính linh hoạt của thực vật là do?
A. Collenchyma
B. Sclerenchyma
C. Nhu mô
D. Chlorenchyma
-
Câu 14:
Xác định: Mô dẫn nước thường có trong cây hạt trần là?
A. ống rây
B. tế bào kèm
C. quản bào
D. mạch ống
-
Câu 15:
Xác định: Động lực giúp dòng nước và các ion khoáng di chuyển được từ rễ lên lá ở những cây gỗ cao lớn hàng chục mét là?
A. lực hút do thoát hơi nước ở lá, lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ.
B. lực đẩy của rễ, lực hút do thoát hơi nước ở lá, lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ.
C. lực đẩy của rễ, lực hút do thoát hơi nước ở lá, sự chênh lệch áp suất thẩm thấu ở thân.
D. lực bám giữa các phân tử nước với thành mạch gỗ, sự chênh lệch áp suất thẩm thấu ở thân.
-
Câu 16:
Chọn ý đúng: Các cơ quan sinh dưỡng của cây cải là rễ, thân, lá có chức năng chủ yếu nào?
A. Nuôi dưỡng
B. Duy trì và phát triển nòi giống
C. Tạo năng suất cao
D. Cả A, B và C
-
Câu 17:
Chọn ý đúng: Mô nào tạo nên lớp bao bọc bên ngoài, bảo vệ của thực vật?
A. mô biểu bì
B. mô rễ
C. mô mạch máu
D. mô trung bì
-
Câu 18:
Chọn ý đúng: Trong thân cây gỗ lâu năm, nước và muối khoáng sẽ được vận chuyển qua phần nào của cây, vì sao?
A. Phần ròng, vì phần ròng gồm các tế bào mạch gỗ
B. Phần ròng, vì phần ròng gồm các tế bào chết, vách dày.
C. Phần dác, vì phần dác gồm các tế bào chết, vách dày.
D. Phần dác, vì phần dác gồm các tế bào mạch gỗ.
-
Câu 19:
Xác định: Độ mở khí khổng phụ thuộc vào?
A. Hàm lượng đường trong tế bào
B. Hàm lượng chất khô trong tế bào
C. Hàm lượng nước trong tế bào
D. Hàm lượng ion khoáng trong tế bào
-
Câu 20:
Điều nào sau đây không đúng?
A. Thực vật ở vùng nóng, lớp cuticun dày
B. Thoát hơi nước có lợi cho thực vật
C. Lúc trời nóng, khí khổng đóng hoàn toàn
D. Phần lớn nước mất đi qua quá trình thoát hơi nước
-
Câu 21:
Xác định: Điều nào sau đây không đúng về vai trò của quá trình thoát hơi nước?
A. Tạo độ cứng cho thực vật
B. Giúp trao đổi nước từ tế bào này sang tế bào khác
C. Tạo điều kiện cho khí CO2 khuếch tán vào lá
D. Hạ nhiệt độ của lá
-
Câu 22:
Xác định: Lớp cuticun do tế bào nào tiết ra?
A. Tế bào nhu mô
B. Tế bào mô mềm
C. Tế bào biểu bì
D. Tế bào mô giậu
-
Câu 23:
Chọn ý đúng: Sự đóng chủ động của khí khổng diễn ra khi nào?
A. Khi cây ở ngoài sáng.
B. Khi cây ở trong tối.
C. Khi lượng axit abxixic (ABA) giảm đi.
D. Khi cây ở ngoài sáng và thiếu nước
-
Câu 24:
Cho biết: Thoát hơi nước qua cutin có đặc điểm nào sau đây?
A. Vận tốc lớn và không được điều chỉnh
B. Vận tốc lớn và được điều chỉnh.
C. Vận tốc bé và không được điều chỉnh.
D. Vận tốc bé và được điều chỉnh.
-
Câu 25:
Cho biết: Khi nói đến ý nghĩa sự thoát hơi nước ở lá, phát biểu nào sai?
A. Tạo ra lực hút nước ở rễ
B. Điều hoà nhiệt độ bề mặt thoát hơi nước
C. Tạo lực liên kết giữa các phân tử nước
D. Tạo điều kiện cho CO2 từ không khí vào lá thực hiện chức năng quang hợp
-
Câu 26:
Cho biết: Khi nói về sự thoát hơi nước ở lá cây, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Thoát hơi nước tạo động lực phía trên để vận chuyển các chất hữu cơ trong cây
B. Thoát hơi nước làm mở khí khổng, CO2 khuếch tán vào lá cung cấp cho quá trình quang hợp
C. Thoát hơi nước làm tăng nhiệt độ của lá, làm ấm cây trong những ngày giá rét
D. Thoát hơi nước làm ngăn cản quá trình hút nước và hút khoáng của cây
-
Câu 27:
Xác định: Quá trình thoát hơi nước sẽ diễn ra mạnh mẽ trong điều kiện nào sau đây ?
A. Có gió thổi mạnh
B. Thời tiết nắng nóng
C. Không khí khô hanh
D. Tất cả các phương án đưa ra
-
Câu 28:
Chọn ý đúng: Số lượng khí khổng có ở 2 mặt của lá là?
A. mặt trên nhiều hơn mặt dưới.
B. mặt dưới nhiều hơn mặt trên.
C. bằng nhau.
D. cả 2 mặt không có khí khổng.
-
Câu 29:
Xác định: Cây sống ở vùng khô hạn, mặt trên của lá thường không có khí khổng. Hiện tượng không có khí khổng trên mặt lá của cây có tác dụng nào sau đây?
A. Tránh nhiệt độ cao làm hư hại các tế bào bên trong lá
B. Giảm sự thoát hơi nước của cây
C. Giảm ánh nắng gay gắt của mặt trời
D. Tăng tế số lượng khí khổng ở mặt dưới của lá
-
Câu 30:
Hãy cho biết: Cường độ thoát hơi nước được điều chỉnh bởi?
A. Cơ chế khuếch tán hơi nước qua lớp cutin
B. Cơ chế đóng mở khí khổng
C. Cơ chế cân bằng nước
D. Cơ chế khuếch tán hơi nước từ bề mặt lá ra không khí xung quanh
-
Câu 31:
Xác định: Khi nói về khí khổng trên lá của các loài cây, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Ở cây bưởi, số lượng khí khổng ở mặt dưới của lá nhiều hơn mặt trên
B. Ở ngôm số lượng khí khổng ở hai mặt là như nhau
C. Tất cả các loài cây đều có khí khổng phân bố ở hai mặt lá
D. Tỉ lệ diện tích khí khổng so với diện tích lá là rất nhỏ ( dưới 1%) nhưng lượng hơi nước bốc hơi qua khí khổng là rất lớn (chiếm 80-90% lượng nước bốc hơi từ toàn bộ mặt thoáng tự do của lá)
-
Câu 32:
Chọn ý đúng: Nguyên tố đại lượng là gì?
A. Nguyên tố có khối lượng nhỏ
B. Nguyên tố cần một lượng lớn cho hoạt động sống
C. Nguyên tố cần một lượng nhỏ cho hoạt động sống
D. Nguyên tố có khối lượng lớn
-
Câu 33:
Xác định: Điều nào sai khi nói về nguyên tố khoáng thiết yếu?
A. Không thể thay thế bởi nguyên tố khác
B. Nguyên tố khoáng thiết yếu là nguyên tố mà thiếu nó thì không hoàn thành chu trình sống
C. Cần với một lượng lớn
D. Tham gia trực tiếp vào quá trình chuyển hóa vật chất của cơ thể
-
Câu 34:
Xác định: Khi nói về trao đổi khoáng của cây, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Cây chỉ hấp thụ được muối khoáng ở dạng hòa tan trong nước
B. Muối khoáng tồn tại trong đất đều ở dạng hợp chất và rễ cây chỉ hấp thu dưới dạng hợp chất
C. Bón phân dư thừa sẽ gây độc hại cho cây, gây ô nhiễm môi trường
D. Dư lượng phân bón làm xấu tính lí hóa của đất, giết chết vi sinh vật có lợi trong đất
-
Câu 35:
Cho biết: Trong các biểu hiện dưới đây của cây, biểu hiện thiếu lưu huỳnh là?
A. lá nhỏ có màu lục đậm, màu của thân không bình thường, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm
B. lá mới có màu vàng, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm
C. lá có màu vàng nhạt, mép lá màu đỏ và có nhiều chấm đỏ trên mặt lá
D. sinh trưởng còi cọc, lá có màu vàng
-
Câu 36:
Cho biết: Trong trồng trọt, vì sao cần cung cấp khoáng cho cây thường xuyên cho cây?
A. Chất khoáng là thành phần dinh dưỡng chủ yếu nhất của cây
B. Chất khoảng tham gia vào thành phần cấu tạo và hoạt động của hệ ezim.
C. Chất khoáng là thành phần chính của gluxit và lipit.
D. Cung cấp đầy đủ khóng cho cây giúp cây hút nước tốt
-
Câu 37:
Xác định: Vai trò nào là vai trò quan trọng nhất của nguyên tố vi lượng?
A. Tham gia cấu trúc nên tế bào
B. Hoạt hóa enzim trong quá trình trao đổi chất
C. Chúng cần một số pha sinh trưởng
D. Chúng được tích lũy trong hạt
-
Câu 38:
Cho biết: Chất này trực tiếp tham gia vào quá trình trao đổi chất trong cơ thể thiếu nó cây không thể hoàn thành được chu trình sống, nó không thể thay thế bởi bất kì nguyên tố nào khác, nó là
A. Nguyên tố vi lượng.
B. Nguyên tố đa lượng
C. Nguyên tố phát sinh hữu cơ.
D. Nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu.
-
Câu 39:
Xác định: Khi nói đến hệ sắc tố quang hợp của cây xanh, phát biểu nào sai?
A. Hệ sắc tố quang hợp gồm diệp lục và carotenoic
B. Diệp lục có 2 loại là diệp lục a và diệp lục b
C. Nhóm sắc tố chính carotenoic gồm caroten và xantophyl
D. Diệp lục là nguyên nhân làm cho lá có màu lục
-
Câu 40:
Chọn ý đúng: Tại sao không nên ngủ dưới gốc cây vào ban đêm?
A. Có sự khan hiếm ôxy
B. khan hiếm khí cacbonic
C. Lượng oxy dồi dào
D. Lượng khí cacbonic dồi dào