Đề thi giữa HK1 môn Toán 6 KNTT năm 2023 - 2024
Trường THCS Phạm Ngọc Thạch
-
Câu 1:
Hãy viết tập hợp B các tháng (dương lịch) có 30 ngày?
A. B = {tháng 4, tháng 6, tháng 9, tháng 11}
B. B = {tháng 4, tháng 6, tháng 9}
C. B = {tháng 3, tháng 6, tháng 9, tháng 11}
D. B = {tháng 2, tháng 4, tháng 6, tháng 9, tháng 11}
-
Câu 2:
Cho \(H\) là tập hợp các số tự nhiên lẻ lớn hơn \(5\) và không lớn hơn \(79\). Giả sử các phần tử của \(A\) được viết theo giá trị tăng dần. Tìm phần tử thứ mười hai của \(A\)?
A. \(x = 30\)
B. \(x = 29.\)
C. \(x = 22\)
D. \(x = 28\)
-
Câu 3:
Cho hai tập hợp \(A = \left\{ {1;\,\,2;\,\,3;\,\,4;\,\,5;\,\,6;\,\,8;\,\,10} \right\}\) và \(B = \left\{ {1;\,\,3;\,\,5;\,\,7;\,\,9;\,\,11} \right\}\). Viết tập hợp \(E\) vừa là tập hợp con của tập hợp \(A\) và vừa là tập hợp con của tập hợp \(B\)?
A. \(E = \left\{ {1;\,\,3;\,\,5;\,\,7} \right\}\)
B. \(E = \left\{ {1;\,\,3} \right\}\)
C. \(E = \left\{ {1;\,\,3;\,\,7} \right\}\)
D. \(E = \left\{ {1;\,\,3;\,\,5} \right\}\)
-
Câu 4:
Cho hai tập hợp \(A = \left\{ {1;\,\,2;\,\,3;\,\,4;\,\,5;\,\,6;\,\,8;\,\,10} \right\}\) và \(B = \left\{ {1;\,\,3;\,\,5;\,\,7;\,\,9;\,\,11} \right\}\). Viết tập hợp \(C\) gồm các phần tử thuộc tập hợp \(A\) và không thuộc tập hợp \(B\)?
A. \(C = \left\{ {2;\,\,4;\,\,6;\,\,10} \right\}\)
B. \(C = \left\{ {2;\,\,4;\,\,6;\,\,7;\,\,8;\,\,10} \right\}\)
C. \(C = \left\{ {2;\,\,4;\,\,6;\,\,8;\,\,10} \right\}\)
D. \(C = \left\{ {2;\,\,3;\,\,4;\,\,6;\,\,8;\,\,10} \right\}\)
-
Câu 5:
Cho \(H\) là tập hợp các số tự nhiên lẻ lớn hơn \(5\) và không lớn hơn \(79\). Viết tập hợp \(H\) bằng cách chỉ ra tính chất đặc trưng của các phần tử?
A. \(H = {\rm{\{ }}n \in \mathbb{N}|n\) lẻ và \(5 < n < 79\} .\)
B. \(H = {\rm{\{ }}n \in \mathbb{N}|n\) lẻ và \(5 \le n \le 79\} .\)
C. \(H = {\rm{\{ }}n \in \mathbb{N}|n\) lẻ và \(5 \le n < 79\} .\)
D. \(H = {\rm{\{ }}n \in \mathbb{N}|n\) lẻ và \(5 < n \le 79\} .\)
-
Câu 6:
Viết tập hợp A = {x ∈ ℕ|22 < x ≤ 27} dưới dạng liệt kê các phần tử là?
A. A = {22; 23; 24; 25; 26}
B. A = {22; 23; 24; 25; 26; 27}
C. A = {23; 24; 25; 26; 27}
D. A = {23; 24; 25; 26}
-
Câu 7:
Cách viết tập hợp nào sau đâu đúng?
A. A = {0; 1; 2; 3}
B. A = [0; 1; 2; 3]
C. A = (0; 1; 2; 3)
D. A = 1; 2; 3
-
Câu 8:
Thêm số 8 vào sau số tự nhiên có ba chữ số thì ta được số tự nhiên mới là?
A. Tăng 8 đơn vị số với số tự nhiên cũ.
B. Tăng gấp 10 lần và thêm 8 đơn vị so với số tự nhiên cũ.
C. Tăng gấp 10 lần so với số tự nhiên cũ.
D. Giảm 10 lần và 8 đơn vị so với số tự nhiên cũ.
-
Câu 9:
Viết tập hợp các chữ số của số 2000?
A. \(\{0; 2\}\)
B. \(\{2; 0; 0; 0\}\)
C. \(\{2\}\)
D. \(\{4\}\)
-
Câu 10:
Để viết tất cả các số có hai chữ số cần phải dùng bao nhiêu chữ số 1?
A. 20
B. 19
C. 9
D. 11
-
Câu 11:
Tìm 3 số tự nhiên liên tiếp biết tổng 3 tích của từng cặp số khác nhau của chúng là 1727?
A. 3 số tự nhiên liên tiếp cần tìm là 23; 24; 25.
B. 3 số tự nhiên liên tiếp cần tìm là 24; 25; 26.
C. 3 số tự nhiên liên tiếp cần tìm là 26; 27; 28.
D. 3 số tự nhiên liên tiếp cần tìm là 28; 29; 30.
-
Câu 12:
Một cuốn sách có 100 trang. Hỏi cần dùng bao nhiêu chữ số để đánh số trang cho cuốn sách đó?
A. 200
B. 100
C. 190
D. 192
-
Câu 13:
Cho tập hợp A = { \(x \in N\) |2 < x ≤ 8}. Kết luận nào sau đây không đúng?
A. \(8 \in A\)
B. Tập hợp A có 6 phần tử
C. \(2 \in A\)
D. Tập hợp A gồm các số tự nhiên lớn hơn 2 và nhỏ hơn hoặc bằng 8
-
Câu 14:
Dùng ba chữ số \(0, 1, 2\), hãy viết tất cả các số tự nhiên có ba chữ số mà các chữ số khác nhau?
A. \(102;201;210\)
B. \(102;120;201; 012\)
C. \(120;201;210\)
D. \(102;120;201;210\)
-
Câu 15:
Số tự nhiên lớn nhất có 3 chữ số khác nhau là?
A. 999
B. 988
C. 989
D. 987
-
Câu 16:
Tìm số phần tử của các tập hợp sau?
A = {1 ; 4 ; 7 ; 10 ; … ; 298 ; 301}
B = {8 ; 10 ; 12 ; … ; 30}
A. Tập hợp A có 100 phần tử, tập hợp B có 12 phần tử.
B. Tập hợp A có 101 phần tử, tập hợp B có 12 phần tử.
C. Tập hợp A có 101 phần tử, tập hợp B có 11 phần tử.
D. Tập hợp A có 100 phần tử, tập hợp B có 11 phần tử.
-
Câu 17:
Viết liên tiếp các số tự nhiên từ 1 đến 999 thành một hàng ngang, ta được số 123...999. Tổng các chữ số của số đó là bằng bao nhiêu?
A. 6400
B. 6300
C. 6500
D. 6600
-
Câu 18:
Hãy viết các số tự nhiên sau bằng số La Mã: 34;47;1000?
A. XXXIV;XLIV;M
B. XXXIV;XLVII;M
C. XXXIIII;XXXXVII;M
D. XXXIV;IVVII;M
-
Câu 19:
Cho các chữ số 5,8,9,0 thì số tự nhiên nhỏ nhất có bốn chữ số khác nhau được tạo thành là kết quả nào sau đây?
A. 5890
B. 5089
C. 58095809
D. 9085
-
Câu 20:
Viết tập hợp A gồm các số tự nhiên x sao cho x + 3 = 12. Tập hợp A có bao nhiêu phần tử?
A. A = {9}, A có 1 phần tử.
B. A = {9}, A có 2 phần tử.
C. A = {0}, A có 1 phần tử.
D. A = {0; 9}, A có 2 phần tử.
-
Câu 21:
Tập hợp nào sau đây là tập hợp rỗng?
A. B = {x ∈ N|8 ≤ x ≤ 10}
B. A = {x ∈ N|10 ≤ x và x ≤ 8}
C. C = {x ∈ N|5 ≤ x và x ≤ 7}
D. D = {x ∈ N|x+2 = 3}
-
Câu 22:
cvChọn các khẳng định sai trong các khẳng định sau?
A. 0 không thuộc N*
B. Tồn tại số a thuộc N nhưng không thuộc N*
C. Tồn tại số b thuộc N* nhưng không thuộc N
D. 8 ∈ N
-
Câu 23:
Cho A = {0; 2; 5; 4; a, b} và B = {0; 4; 5; b; 2; a}. Chọn kết luận đúng nhất?
A. A ⊂ B
B. B ⊂ A
C. B ∈ A
D. Cả A, B đều đúng
-
Câu 24:
Tổng 1 + 3 + 5 + 7 + .... + 97 có chữ số tận cùng là số nào dưới đây?
A. Số có chữ số tận cùng là 7.
B. Số có chữ số tận cùng là 2.
C. Số có chữ số tận cùng là 3.
D. Số có chữ số tận cùng là 1.
-
Câu 25:
Tìm số tự nhiên x, biết: (x – 47) – 115 = 0?
A. x = 162
B. x = 160
C. x = 163
D. x = 161
-
Câu 26:
Cho phép tính 564 - 117. Chọn câu sai trong các câu sau?
A. 117 là số trừ
B. 564 là số bị trừ
C. 117 là số bị trừ
D. 447 là hiệu
-
Câu 27:
Kết quả của phép tính 99 - 97 + 95 - 93 + ... + 7 - 5 + 3 - 1 là bao nhiêu?
A. 25
B. 50
C. 100
D. 200
-
Câu 28:
Tính nhanh: 36.28 + 36.82 + 64.69 + 64.41?
A. 1100
B. 11000
C. 12000
D. 1200
-
Câu 29:
Tính tổng 2 + 4 + 6 + 8 + ... + 100?
A. 2550
B. 2540
C. 2560
D. 2570
-
Câu 30:
Tính tổng của số tự nhiên nhỏ nhất có ba chữ số khác nhau và số tự nhiên lớn nhất có ba chữ số khác nhau?
A. 1098
B. 1089
C. 1079
D. 1097
-
Câu 31:
Không tính giá trị cụ thể, hãy so sánh A = 1987657.1987655 & B = 1987656.1987656?
A. A > B
B. A < B
C. A ≤ B
D. A = B
-
Câu 32:
Dạng tổng quát của số tự nhiên chia cho 5 dư 2 là?
A. 2k + 5 (k ∈ N)
B. 5k (k ∈ N)
C. 5k + 2 (k ∈ N)
D. 5k + 4 (k ∈ N)
-
Câu 33:
Tìm số tự nhiên x, biết 71 + (26 – 3x) : 5 = 75?
A. x = 3
B. x = 1
C. x = 4
D. x = 2
-
Câu 34:
Hãy khoanh tròn vào phương án đúng nhất trong các phương án sau?
A. Hình vuông là tứ giác có 4 góc vuông và 4 cạnh bằng nhau.
B. Hình vuông là tứ giác có 4 góc bằng nhau.
C. Hình vuông là tứ giác có 4 cạnh bằng nhau.
D. Hình vuông là tứ giác có hai cạnh kề bằng nhau.
-
Câu 35:
Hãy chọn câu đúng. Cho hình vẽ. Tứ giác là hình vuông theo dấu hiệu?
A. Hình thoi có một góc vuông
B. Tứ giác có hai đường chéo bằng nhau
C. Hình bình hành có hai đường chéo bằng nhau
D. Hình thoi có hai đường chéo bằng nhau
-
Câu 36:
Cho hình vuông có chu vi 28 cm. Độ dài cạnh hình vuông là:
A. 4cm
B. 7 cm
C. 14 cm
D. 8 cm
-
Câu 37:
Cho hình vuông có chu vi 16 cm. Bình phương độ dài một đường chéo của hình vuông là?
A. 32
B. 16
C. 24
D. 18
-
Câu 38:
Cho các hình sau, chọn khẳng định đúng?
A. Cả ba hình đều là hình thoi
B. Hình 1 và hình 2 là hình thoi
C. Chỉ hình 1 là hình thoi
D. Cả ba hình đều không phải hình thoi
-
Câu 39:
Một hình bình hành có cạnh đáy là 71cm. Người ta thu hẹp hình bình hành đó bằng cách giảm các cạnh đáy của hình bình hành đi 19 cm được hình bình hành mới có diện tích nhỏ hơn diện tích hình bình hành ban đầu là 665cm2. Tính diện tích hình bình hành ban đầu?
A. 3485 cm2
B. 2485 cm2
C. 2585 cm2
D. 3585 cm2
-
Câu 40:
Cho hình bình hành có chu vi là 364cm và độ dài cạnh đáy gấp 6 lần cạnh kia; gấp 2 lần chiều cao. Hãy tính diện tích hình bình hành đó?
A. 14168 cm2
B. 13168 cm2
C. 10168 cm2
D. 12168 cm2