Đề thi giữa HK1 môn Toán 7 KNTT năm 2023-2024
Trường THCS Trần Phú
-
Câu 1:
Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Nếu a > b thì –a > - b
B. Nếu a < b, a < c thì b < c
C. Nếu a < b; c > b thì a < c
D. Số hữu tỉ gồm: số hữu tỉ dương và số hữu tỉ âm
-
Câu 2:
Số \(\frac{9}{4}\) có số đối là?
A. \(\frac{4}{9}\)
B. \(\frac{{ - 4}}{9}\)
C. \(\frac{9}{{ - 4}}\)
D. \(2,25\)
-
Câu 3:
Trong các phân số sau, phân số nào biểu diễn số hữu tỉ -0,35?
A. \(- \frac{3}{5}\)
B. \(\frac{7}{{20}}\)
C. \( - \frac{7}{{20}}\)
D. \(\frac{{ - 35}}{{10}}\)
-
Câu 4:
Tập hợp các số hữu tỉ được kí hiệu là?
A. R
B. Q
C. I
D. N
-
Câu 5:
Biểu diễn các số: \( - 0,4;\frac{8}{{20}};\frac{{12}}{{ - 20}};\frac{{ - 3}}{8}; - 0,375\) bởi các điểm trên cùng một trục số ta được bao nhiêu điểm phân biệt?
A. 3
B. 5
C. 4
D. 2
-
Câu 6:
Có bao nhiêu số hữu tỉ thỏa mãn có mẫu bằng 7, lớn hơn \(\frac{{ - 5}}{9}\) và nhỏ hơn \(\frac{{ - 2}}{9}\)?
A. 0
B. 2
C. 1
D. 3
-
Câu 7:
Tính: \(\frac{3}{5} + \left( {\frac{{ - 5}}{6}} \right) + \left( {\frac{{ - 1}}{3}} \right)\)?
A. \(\frac{{17}}{{30}}\)
B. \(\frac{{19}}{{30}}\)
C. \(-\frac{{17}}{{30}}\)
D. \(-\frac{{19}}{{30}}\)
-
Câu 8:
Tính: \(6{1 \over 5} - \left( {{{ - 3} \over 4}} \right) + \left( {4{2 \over {10}}} \right)\)?
A. \({{225} \over {20}}\)
B. \({{232} \over {20}}\)
C. \({{223} \over {20}}\)
D. \({{223} \over {10}}\)
-
Câu 9:
Tính \(\left( {\frac{{ - 2}}{3} + \frac{3}{7}} \right):\frac{4}{5} + \left( {\frac{{ - 1}}{3} + \frac{4}{7}} \right):\frac{4}{5}\) bằng?
A. 0
B. 1
C. 2
D. 3
-
Câu 10:
Tìm giá trị x thỏa \(x:\left( {\frac{2}{5} - 1\frac{2}{5}} \right) = 1\)?
A. x = 1
B. x = -1
C. \(x=\frac52\)
D. \(x=-\frac52\)
-
Câu 11:
Cho hai số hữu tỉ sau \(x = \frac{{25}}{{ - 35}} \ và \ y = \frac{{ - 444}}{{777}}\). Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. x = y
B. x < y
C. x > y
D. x ≥ y
-
Câu 12:
Gọi x0 là giá trị thỏa mãn \(\frac{5}{7}:x - \frac{2}{5} = \frac{1}{3}\). Hãy chọn câu đúng?
A. x0 < 1
B. x0 = 1
C. x0 > 1
D. x0 = -1
-
Câu 13:
Cho biết \({20^n}:{5^n}\; = 4\) thì n bằng?
A. n = 0
B. n = 3
C. n = 2
D. n = 1
-
Câu 14:
Kết quả của phép tính sau: \( {\left( {\frac{1}{3}} \right)^3}.{( - 3)^7}\)?
A. 27
B. \(\frac{{ - 1}}{{81}}\)
C. \(\frac{{ - 1}}{{27}}\)
D. -81
-
Câu 15:
Tính giá trị của \({10^2}{.10^3}\)?
A. 100
B. 100000
C. 10000
D. 1000
-
Câu 16:
Hãy chọn khẳng định đúng. Với các số hữu tỉ x,y với m,n thuộc N* ta có...?
A. \( {\left( {x:y} \right)^n} = {x^n}:{y^n}\)
B. \({x^m} + {x^n} = {x^{m + n}}\)
C. \(x^0=1\)
D. \( {\left( {{x^m}} \right)^n} = {x^{m.n}}\)
-
Câu 17:
Tìm số tự nhiên n thỏa \(7^{n + 1}- 7^n = 2058\)?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 18:
Có bao nhiêu giá trị của x thỏa mãn \((2x + 1) ^3 = - 0,001\)?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 5
-
Câu 19:
Tìm số tự nhiên n thỏa mãn \(5^n + 5^{n + 2} = 650 \)?
A. 1
B. 2
C. 4
D. 5
-
Câu 20:
Hãy tìm các số tự nhiên m biết: \({\left( { - {2 \over {11}}} \right)^m} = {4 \over {121}}\)?
A. m = 1
B. m = 2
C. m = 3
D. m = 4
-
Câu 21:
Có bao nhiêu giá trị của x thỏa mãn \(( - x + 0,2) ^3 = 0,008\)?
A. 1
B. 2
C. 0
D. 3
-
Câu 22:
Tính giá trị các biểu thức sau \( 4.{\left( {\frac{1}{4}} \right)^2} + 25.\left[ {{{\left( {\frac{3}{4}} \right)}^3}:{{\left( {\frac{5}{4}} \right)}^3}} \right]:{\left( {\frac{3}{2}} \right)^3}\)?
A. \(\frac{{27}}{20}\)
B. \(\frac{{37}}{20}\)
C. \(\frac{{7}}{20}\)
D. \(\frac{{17}}{20}\)
-
Câu 23:
Tính: \({1 \over 3} - {3 \over 4} + {3 \over 5} + {2 \over {2015}} - {1 \over {36}} + {1 \over {15}} - {2 \over 9}\)?
A. \({1 \over {2015}}\)
B. \({2 \over {2015}}\)
C. \({3 \over {2015}}\)
D. \({4 \over {2015}}\)
-
Câu 24:
Tính giá trị \(E = \left[ {{{\left( { - {1 \over 3}} \right)}^2}.{{27} \over 7} + \sqrt {{4 \over {49}}} - 3} \right]:{4 \over 7}\)?
A. -3
B. -2
C. -4
D. -5
-
Câu 25:
Tính nhanh: 21,6 + 34,7 + 78,4 + 65,3 , ta được kết quả là?
A. 100
B. 200
C. 300
D. 400
-
Câu 26:
Kết quả của phép tính ( - 0,5).5.(- 50).0,02.(- 0,2).2 là?
A. 1
B. 2
C. -1
D. -2
-
Câu 27:
Tính nhanh: \( 5,5 + 4,5 - 5,5 + 21,25 + 7,75 - \left| { - 0,5} \right|\) ta được kết quả là?
A. 34
B. 33
C. 45
D. 44
-
Câu 28:
Tính: \(- 0,9.\left( {{{4,5} \over { - 2,7}}} \right) - 0,65\)?
A. 0,65
B. 0,75
C. 0,85
D. 0,95
-
Câu 29:
Tính: \(3{1 \over 2} + \left( { - {2 \over 3}} \right) - {{0,42} \over {0,84}}\)?
A. 2
B. 3
C. \({8 \over 3}\)
D. \({7 \over 3}\)
-
Câu 30:
Kết quả của phép tính \( - 11,5.21,8 + 1,5.13,3 + 11,5.1,8 + 1,5.6,7\) là?
A. -200
B. 200
C. 260
D. -260
-
Câu 31:
Hai đường thẳng zz’ và tt’ cắt nhau tại A. Góc đối đỉnh với \(\widehat {zAt'}\) là?
A. \(\widehat {z'At'}\)
B. \(\widehat {z'At}\)
C. \(\widehat {zAt'}\)
D. \(\widehat {zAt}\)
-
Câu 32:
Xét bài toán: "Cho góc nhọn xOy. Nêu cách dựng tia phân giác của góc xOy." Hãy sắp xếp một cách hợp lý các câu sau đây để có lời giải của bài toán trên.
a. Dựng cung tròn tâm A có bán kính R
b. Dựng góc nhọn xOy
c. Vẽ tia OM, đó là tia phân giác của góc xOy cần dựng
d. Dựng cung tròn tâm B bán kính R cắt đường tròn tâm A bán kính R tại một điểm M nằm trong góc xOy.
Sắp xếp nào sau đây đúng?
A. b, a, d, c
B. b, d, c, a
C. b, d, a, c
D. a, b, d, c
-
Câu 33:
Cho góc xBy đối đỉnh với góc x′By′ và \(\widehat {xBy} = {60^ \circ }\). Tính số đo góc x′By′?
A. \({30^ \circ }\)
B. \({120^ \circ }\)
C. \({90^ \circ }\)
D. \({60^ \circ }\)
-
Câu 34:
Cho △ABC cân tại A, trung tuyến AM. Gọi D là 1 điểm nằm giữa A và M. Khi đó △BDC là tam giác gì?
A. Tam giác cân
B. Tam giác đều
C. Tam giác vuông
D. Tam giác vuông cân
-
Câu 35:
Cho tam giác ABC có hai đường phân giác CD và BE cắt nhau tại I. Khi đó:...?
A. AI là trung tuyến kẻ từ A
B. AI là đường cao kẻ từ A
C. AI là trung trực cạnh BC
D. AI là phân giác của góc A
-
Câu 36:
Cho △ABC có I cách đều ba cạnh của tam giác. Gọi N là giao điểm của hai tia phân giác góc ngoài tại B và C. Khi đó ta có:...?
A. A, I, N thẳng hàng
B. I là giao điểm của ba đường trung tuyến của
C. AN là đường phân giác của góc ngoài tại đỉnh A của
D. Cả ba đáp án đều đúng
-
Câu 37:
Vẽ cặp góc so le trong \(\widehat {xAB}\;\) và \(\widehat {yBA}\) có số đo đều bằng 120°. Khi đó Ax...?
A. Song song
B. Cắt nhau
C. Trùng nhau
D. Vuông góc
-
Câu 38:
Cho hình vẽ sau:
Chọn câu đúng nhất?
A. \(AB//CD\)
B. \(CD//EF\)
C. Cả A, B đều sai
D. Cả A,B đều đúng
-
Câu 39:
Cho hình vẽ sau, biết \(x // y\) và \(\widehat {{{\rm{N}}_1}} = 105^\circ \). Tính \(\widehat {{{\rm{M}}_1}}\)?
A. \(55^\circ \)
B. \(35^\circ \)
C. \(60^\circ \)
D. \(75^\circ \)
-
Câu 40:
Cho tam giác ABC ,\(A=90^{\circ}\). Trên nữa mặt phẳng bờ BC có chứa A vẽ các tia Bx và Cy vuông góc với BC. Số đo góc \(\widehat{A B x}+\widehat{A C y}\)?
A. \({150^0}\)
B. \({75^0}\)
C. \({130^0}\)
D. \({90^0}\)