Đề thi giữa HK1 môn Toán 6 năm 2020
Trường THCS Phan Bội Châu
-
Câu 1:
Cách viết tập hợp nào sau đâu đúng?
A. A = [0; 1; 2; 3]
B. A = (0; 1; 2; 3)
C. A = 1; 2; 3
D. A = {0; 1; 2; 3}
-
Câu 2:
Cho tập hợp A = {6; 7; 8; 9; 10}
Viết tập hợp A bằng cách chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của nó. Chọn câu đúng:
A. A = {x ∈ N | 6 ≤ x ≤ 10}
B. A = {x ∈ N | 6 < x ≤ 10}
C. A = {x ∈ N | 6 ≤ x < 10}
D. A = {x ∈ N | 6 ≥ x ≥ 10}
-
Câu 3:
Thêm số 8 vào sau số tự nhiên có ba chữ số thì ta được số tự nhiên mới là
A. Tăng 8 đơn vị số với số tự nhiên cũ
B. Tăng gấp 10 lần và thêm 8 đơn vị so với số tự nhiên cũ
C. Tăng gấp 10 lần so với số tự nhiên cũ
D. Giảm 10 lần và 8 đơn vị so với số tự nhiên cũ
-
Câu 4:
Cho tập A = {1;3;5;7;9}. Hãy chọn câu đúng.
A. {1;2} ⊂ A
B. A ⊃ {1;2;5}
C. ∅ ⊂ A
D. 1; 3 ⊂ A
-
Câu 5:
Không tính giá trị cụ thể, hãy so sánh A = 1987657 . 1987655 và B = 1987655 . 1987656
A. A > B
B. A < B
C. A ≤ B
D. A = B
-
Câu 6:
Thực hiện phép chia: 159 : 30 thì ta có số dư bằng bao nhiêu?
A. 1
B. 3
C. 5
D. 9
-
Câu 7:
Tìm số tự nhiên x sao cho: 152 +(x - 21) : 2 =235
A. 187
B. 339
C. 795
D. 184
-
Câu 8:
16 là lũy thừa của số tự nhiên nào, và có số mũ bằng bao nhiêu?
A. Lũy thừa của 2, số mũ bằng 4
B. Lũy thừa của 4, số mũ bằng 3
C. Lũy thừa của 2, số mũ bằng 3
D. Lũy thừa của 2, số mũ bằng 3
-
Câu 9:
Viết số 723 dưới dạng tổng các lũy thừa của 10:
A. 723 = 7.102 + 2.10 + 3.100
B. 723 = 7.103 + 2.102 + 3.10
C. 723 = 7.100 + 2.10 + 3.102
D. 723 = 700 + 20 + 3
-
Câu 10:
Giá trị của x thỏa mãn 65−4x+2 = 20200 là
A. 2
B. 4
C. 3
D. 1
-
Câu 11:
Xét tổng 81 + 270 +72 sẽ chia hết cho?
A. 7
B. 8
C. 9
D. 10
-
Câu 12:
Hãy chọn câu sai
A. Một số chia hết cho 9 thì số đó chia hết cho 3
B. Một số chia hết cho 3 thì số đó chia hết cho 9
C. Một số chia hết cho 10 thì số đó chia hết cho 5
D. Một số chia hết cho 45 thì số đó chia hết cho 9
-
Câu 13:
Số tự nhiên a chia hết cho số tự nhiên b, thì?
A. a là ước của b
B. a là bội của b
C. b là bội của a
D. a là con của b
-
Câu 14:
Trong các số sau, số nào là số nguyên tố: 2, 4, 13, 19, 25, 31?
A. 2, 4, 13, 19, 31
B. 4, 13, 19, 25, 31
C. 2, 13, 19, 31
D. 2, 4, 13, 19
-
Câu 15:
Viết các tập hợp Ư(6), Ư(20), ƯC(6, 20)?
A. Ư(6) = {1; 2; 3; 6}; Ư(20) = {1; 2; 4; 5; 10; 20}; ƯC(6, 20) = {1; 2}
B. Ư(6) = {1; 2; 3; 6}; Ư(20) = {1; 2; 4; 5; 20}; ƯC(6, 20) = {1; 2}
C. Ư(6) = {1; 2; 3}; Ư(20) = {1; 2; 4; 5; 10; 20}; ƯC(6, 20) = {1; 2}
D. Ư(6) = {1; 2; 4; 6}; Ư(20) = {1; 2; 4; 20}; ƯC(6, 20) = {1; 2; 4}
-
Câu 16:
Tìm số tự nhiên a biết rằng a chia 15 dư 1 và a chia 10 dư 1, và 80 < a < 100.
A. 90
B. 40
C. 60
D. 80
-
Câu 17:
Chọn câu trả lời đúng
Trong ba điểm phân biệt thẳng hàng
A. Phải có một điểm là trung điểm của đoạn thẳng mà hai đầu mút là hai điểm còn lại
B. Phải có một điểm nằm giữa hai điểm còn lại
C. Phải có một điểm cách đều hai điểm còn lại
D. Chỉ có câu C đúng
-
Câu 18:
Để đặt tên cho một đường thẳng người ta thường dùng:
A. Hai chữ cái viết hoa (như MN,…) hoặc một chữ cái viết thường
B. Một chữ cái viết thường và một chữ cái viết hoa
C. Một chữ cái viết hoa
D. Chỉ có câu B đúng
-
Câu 19:
Gọi I là một điểm bất kì thuộc đoạn thẳng MN
A. Điểm I phải trùng với M hoặc N
B. Điểm I phải nằm giữa hai điểm M và N
C. Điểm I hoặc trùng với điểm M hoặc nằm giữa hai điểm M và N hoặc trùng với điểm N
D. Điểm I là trung điểm của đoạn thẳng MN
-
Câu 20:
Cho ba điểm thẳng hàng A, B, C. Biết AB = 7cm, AC = 4cm, CB = 3cm. Ta có:
A. Điểm A nằm giữa hai điểm B và C
B. Điểm C nằm giữa hai điểm A và B
C. Điểm B nằm giữa hai điểm C và A
D. Không có điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại
-
Câu 21:
Cho tia Oy nằm giữa hai tia Ox và Oz. Biết góc xOy = 50o. Để góc xOz là góc tù thì góc yOz phải có số đo
A. \(\widehat {yOz} > {40^o}\)
B. \({40^o} < \widehat {yOz} < {130^o}\)
C. \({40^o} \le \widehat {yOz} < {130^o}\)
D. \({40^o} < \widehat {yOz} \le {130^o}\)
-
Câu 22:
Cho tia Oy nằm giữa hai tia Ox và Oz. Biết góc xOy có số đo là 50o, góc xOz có số đo là 120o. Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Góc yOz là góc nhọn
B. Góc yOz là góc tù
C. Góc yOz là góc bẹt
D. Góc yOz là góc vuông
-
Câu 23:
Qua ba điểm phân biệt A, B, C thẳng hàng
A. Chỉ vẽ được một đường thẳng
B. Vẽ được đúng ba đường thẳng phân biệt
C. Vẽ được nhiều hơn ba đường thẳng phân biệt
D. Cả ba câu trên đều đúng
-
Câu 24:
Chọn kết quả tương ứng của cột B cho các phép tính ở cột A
Cột A Cột B 1. Hai đường thẳng trùng nhau
2. Hai đường thẳng phân biệt cắt nhau
a. không có điểm chung nào
b. có vô số điểm chung
c. chỉ có một điểm chung
A. 1a 2b
B. 1a 2c
C. 1b 2c
D. 1c 2b
-
Câu 25:
Gọi M là điểm nằm giữa hai điểm A, B. Lấy điểm O không nằm trên đường thẳng AB. Vẽ ba tia OA, OB, OM. Tia nào nằm giữa hai tia còn lại?
A. Tia OA nằm giữa hai tia còn lại
B. Tia OB nằm giữa hai tia còn lại
C. Tia OM nằm giữa hai tia còn lại
D. Không có tia nào nằm giữa hai tia còn lại
-
Câu 26:
Cho tia Ot nằm giữa hai tia Ox và Oy. Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Hai góc xOt và tOz phụ nhau
B. Hai góc xOt và tOz bù nhau
C. Hai góc xOt và tOz kề bù
D. Hai góc xOt và tOz kề nhau
-
Câu 27:
Cho hai điểm F, G nằm cùng phía đối với đường thẳng a, hai điểm F, H nằm khác phía đối với đường thẳng a. Khẳng định nào dưới đây là sai?
A. Nửa mp bờ a chứa điểm F và nửa mp bờ a chứa điểm H là 2 nửa mp đối nhau
B. Nửa mp bờ a chứa điểm F và nửa mp bờ a không chứa điểm G là 2 nửa mp đối nhau
C. Nửa mp bờ a chứa điểm H và nửa mp bờ a không chứa điểm G là 2 nửa mp đối nhau
D. Nửa mp bờ a chứa điểm H và nửa mp bờ a chứa điểm G là 2 nửa mp đối nhau
-
Câu 28:
Những điều kiện nào sau đây khẳng định Ot là tia phân giác của góc xOy
A. Biết góc xOt bằng góc yOt
B. Biết \(\widehat {xOt} + \widehat {tOy} = \widehat {xOy}\)
C. Biết \(\widehat {xOt} + \widehat {tOy} = \widehat {xOy}\) và \(\widehat {xOt} = \widehat {tOy}\)
D. Biết \(\widehat {xOt} + \widehat {tOy} = \widehat {xOy}\) và \(\widehat {xOt} \ne \widehat {tOy}\)
-
Câu 29:
Trong tập hợp các số nguyên sau, tập hợp nào có các số nguyên được xếp theo thứ tự tăng dần
A. {2; -17; 5; 1; -2; 0}
B. {-2; -17; 0; 1; 2; 5}
C. {0; 1; -2; 2; 5; -17}
D. {-17; -2; 0; 1; 2; 5}
-
Câu 30:
Hãy khoanh tròn chữ đứng trước câu trả lời đúng
A. Tổng hai số nguyên dương là một số nguyên dương
B. Tổng hai số nguyên âm là 1 số nguyên dương
C. Tổng một số nguyên âm và một số nguyên dương là một số nguyên âm
D. Tổng một số nguyên âm và một số nguyên dương là một số nguyên dương