Đề thi giữa HK1 môn Toán 7 KNTT năm 2022-2023
Trường THCS Trần Phú
-
Câu 1:
Tập hợp số hữu tỉ được kí hiệu là
A. N
B. Z
C. Q
D. R
-
Câu 2:
Phân số biểu diễn số hữu tỉ -0,6 là:
A. \(\dfrac{6}{{10}}\)
B. \(\dfrac{{ - 6}}{1}\)
C. \(\dfrac{{ - 12}}{{10}}\)
D. \(\dfrac{{18}}{{ - 30}}\)
-
Câu 3:
Kết quả của phép tính: \(\left( {\dfrac{2}{3} - \dfrac{5}{4}} \right):\dfrac{{21}}{{12}}\) là:
A. 3
B. -3
C. \(\dfrac{{ - 1}}{3}\)
D. \(\dfrac{1}{3}\)
-
Câu 4:
Giá trị của x trong biểu thức \( - {x^3} = 27\) là:
A. \( \pm 3\)
B. \( \pm 9\)
C. 3
D. -3
-
Câu 5:
Cho một đường thẳng cắt 2 đường thẳng song song. Khi đó số cặp góc đồng vị bằng nhau được tạo thành là:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 6:
Cho \(\widehat {xOy} = 40^\circ \). Trên tia \(Ox,Oy\) lần lượt lấy điểm A, B khác O. Từ A vẽ đường thẳng song song với OB, từ B vẽ đường thẳng song song với OA, chúng cắt nhau tại C. Khi đó, số đo của \(\widehat {ACB}\) là:
A. \(40^\circ \)
B. \(140^\circ \)
C. \(50^\circ \)
D. \(60^\circ \)
-
Câu 7:
Cho ba đường thẳng phân biệt a,b,c. Hai đường thẳng a và b song song với nhau khi:
A. a và b cùng cắt c
B. \(a \bot c\) và b cắt c
C. a cắt c và \(b \bot c\)
D. \(a \bot c;b \bot c\)
-
Câu 8:
Số \( - \dfrac{1}{7}\) là:
A. Số tự nhiên
B. Số nguyên
C. Số hữu tỉ dương
D. Số hữu tỉ
-
Câu 9:
Kết quả của phép nhân \({4^3}{.4^9}\) là:
A. \({4^6}\)
B. \({4^{10}}\)
C. \({16^6}\)
D. \({2^{20}}\)
-
Câu 10:
Số hữu tỉ \(\dfrac{a}{b};a,b \in \mathbb{Z},b \ne 0\) là dương nếu:
A. a, b cùng dấu;
B. a, b khác dấu;
C. a = 0, b dương;
D. a, b là hai số tự nhiên.
-
Câu 11:
Cho hai góc kề bù AOB và BOC. Tia OM nằm giữa hai tia OB và OC. Tia ON là tia đối của tia OM. Khi đó cặp góc đối đỉnh là cặp góc nào trong các cặp góc sau đây?
A. \(\widehat {BOM}\) và \(\widehat {CON}\)
B. \(\widehat {AOB}\) và \(\widehat {AON}\)
C. \(\widehat {AOM}\) và \(\widehat {CON}\)
D. \(\widehat {COM}\) và \(\widehat {CON}\).
-
Câu 12:
Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng?
A. Hai góc bằng nhau thì đối đỉnh;
B. Hai góc không đối đỉnh thì không bằng nhau;
C. Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau;
D. Cả ba khẳng định trên đều đúng.
-
Câu 13:
Số nào sau đây viết dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn?
A. \(\dfrac{{27}}{{512}};\)
B. \(\dfrac{{33}}{{528}};\)
C. \(\dfrac{{31}}{{528}};\)
D. \(\dfrac{{25}}{{512}}.\)
-
Câu 14:
Số 3,(5) viết được thành phân số nào sau đây?
A. \(\dfrac{{41}}{{11}};\)
B. \(\dfrac{{32}}{9};\)
C. \(\dfrac{{42}}{{11}};\)
D. \(\dfrac{{31}}{9}.\)
-
Câu 15:
Số nào sau đây là bình phương của một số hữu tỉ?
A. 17
B. 153
C. 15,21
D. 0,10100100010000…(viết liên tiếp sau dấu phẩy các luỹ thừa của 10)
-
Câu 16:
Khẳng định nào sau đây là sai?
A. Mỗi số hữu tỉ đều được biểu diễn bởi một điểm trên trục số;
B. Trên trục số, số hữu tỉ âm nằm bên trái điểm biểu diễn số 0;
C. Trên trục số, số hữu tỉ dương nằm bên phải điểm biểu diễn số 0;
D. Hai số hữu tỉ không phải luôn so sánh được với nhau.
-
Câu 17:
Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Mọi số nguyên đều là số tự nhiên;
B. Mọi số hữu tỉ đều là số nguyên;
C. Mọi số nguyên đều là số hữu tỉ;
D. Mọi phân số đều là số nguyên.
-
Câu 18:
Hai đường thẳng cắt nhau tạo thành bốn góc khác góc bẹt. Biết số đo của một trong bốn góc đó là \({65^0}\). Khi đó số đo của ba góc còn lại là:
A. \({65^0};{110^0};{120^0};\)
B. \({65^0};{65^0};{115^0};\)
C. \({115^0};{115^0};{50^0};\)
D. \({65^0};{115^0};{115^0}.\)
-
Câu 19:
Hai đường thẳng cắt nhau tạo thành bốn góc khác góc bẹt. Số đo của bốn góc đó có thể là trường hợp nào trong các trường hợp sau đây?
A. \({70^0};{70^0};{70^0};{110^0}\)
B. \({60^0};{120^0};{120^0};{120^0};\)
C. \({80^0};{50^0};{130^0};{100^0};\)
D. \({90^0};{90^0};{90^0};{90^0}.\)
-
Câu 20:
Hai đường thẳng AB và CD cắt nhau tại O. Cho OM là tia phân giác của góc BOD và \(\widehat {BOM} = {30^0}\). Số đo của góc AOC bằng:
A. \({30^0};\)
B. \({60^0};\)
C. \({120^0};\)
D. Một kết quả khác.
-
Câu 21:
Giá trị nhỏ nhất của biểu thức \(\sqrt {{x^2} + 16} - 8\) là:
A. -4
B. 8
C. 0
D. -8
-
Câu 22:
Giá trị lớn nhất của biểu thức \(2 - 4\sqrt {x - 5} \) là:
A. -2
B. \(2 - 4\sqrt 5 ;\)
C. 2
D. \(2 + 4\sqrt 5 .\)
-
Câu 23:
Trong các khẳng định sai, khẳng định nào đúng?
A. Tích của hai số vô tỉ là một số vô tỉ;
B. Tổng của hai số vô tỉ là một số vô tỉ;
C. Tổng của một số hữu tỉ và một số vô tỉ là một số vô tỉ.
D. Thương của hai số vô tỉ là một số vô tỉ.
-
Câu 24:
Cho hình sau. Cặp góc \(\widehat {{A_1}};\widehat {{B_1}}\) là cặp góc:
A. So le trong;
B. Đối đỉnh;
C. Đồng vị;
D. Cả ba phương án trên đều sai.
-
Câu 25:
Cho Hình sau, đường thẳng a song song với đường thẳng b nếu
A. \(\widehat {{A_1}} = \widehat {{B_2}}\)
B. \(\widehat {{A_2}} = \widehat {{B_3}}\)
C. \(\widehat {{A_3}} = \widehat {{B_2}}\)
D. \(\widehat {{A_3}} = \widehat {{B_1}}\)
-
Câu 26:
Với mọi số thực x. Khẳng định nào sau đây là sai?
A. \(\left| x \right| \ge x;\)
B. \(\left| x \right| \ge - x;\)
C. \({\left| x \right|^2} \ge {x^2};\)
D. \(\left| {\left| x \right|} \right| = x\)
-
Câu 27:
Cho x, y là hai số thực tuỳ ý. Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. \(\left| {x - y} \right| = x - y\)
B. \(\left| {x - y} \right| = \left| x \right| - \left| y \right|\)
C. \(\left| {x + y} \right| = \left| x \right| + \left| y \right|\)
D. \(\left| {x + y} \right| = \left| x \right| - \left| y \right|\) nếu \(x > 0 > y;\left| x \right| > \left| y \right|\)
-
Câu 28:
Cho Hình sau, biết \(a// b\). Khẳng định nào sau đây là sai?
A. \(\widehat {{A_1}} > \widehat {{B_1}}\)
B. \(\widehat {{A_2}} = \widehat {{B_2}}\)
C. \(\widehat {{A_3}} = \widehat {{B_1}}\)
D. \(\widehat {{A_3}} = \widehat {{B_3}}\)
-
Câu 29:
Tập hợp các số viết được dưới dạng phân số \(\frac{a}{b}\) với a, b ∈ ℤ, b ≠ 0 được kí hiệu là:
A. N
B. Z
C. Q
D. R
-
Câu 30:
Số đối của số \( - \frac{{ - 9}}{{10}}\) là:
A. \(\frac{9}{{10}}\)
B. \(-\frac{9}{{10}}\)
C. \(\frac{10}{{9}}\)
D. \(-\frac{10}{{9}}\)
-
Câu 31:
Cho \(a = - \frac{7}{2}\) và b = –4,5. Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. a > b
B. a = b
C. a < b
D. a ≤ b
-
Câu 32:
Số \(\frac{2}{3}\) được biểu diễn trên trục số bởi hình vẽ nào dưới đây?
A.
B.
C.
D.
-
Câu 33:
Số nào sau đây là số thập phân vô hạn không tuần hoàn?
A. –1,23
B. \(\frac{1}{2}\)
C. 3,(45);
D. \(\sqrt 2 \)
-
Câu 34:
Chọn khẳng định đúng:
A. Số âm không có căn bậc hai số học
B. Số âm có hai căn bậc hai số học là hai số đối nhau
C. Số âm chỉ có một căn bậc hai số học là một số dương
D. Số âm chỉ có một căn bậc hai số học là một số âm
-
Câu 35:
Giá trị tuyệt đối của \(- \frac{8}{3}\) là:
A. \(- \frac{8}{3}\)
B. \( \frac{8}{3}\)
C. \(- \frac{3}{8}\)
D. \( \frac{3}{8}\)
-
Câu 36:
Trên trục số nằm ngang, điểm M và N lần lượt biểu biễn hai số thực –0,2 và –3 thì:
A. Điểm M nằm bên trái điểm N
B. Điểm M nằm bên phải điểm N
C. Điểm M nằm phía dưới điểm N
D. Điểm M nằm phía trên điểm N
-
Câu 37:
Quan sát hình vẽ.
Góc đối đỉnh với \(\widehat {{\rm{AOD}}}\) là:
A. \(\widehat {{\rm{DOA}}}\)
B. \(\widehat {{\rm{BOC}}}\)
C. \(\widehat {{\rm{AOB}}}\)
D. \(\widehat {{\rm{DOC}}}\)
-
Câu 38:
Tia Oz là tia phân giác của \(\widehat {{\rm{xOy}}}\), biết rằng \(\widehat {xOz} = 40^\circ \). Số đo của \(\widehat {{\rm{yOz}}}\) là:
A. 20°
B. 40°
C. 80°
D. 140°
-
Câu 39:
Qua một điểm ở ngoài đường thẳng, ta kẻ được bao nhiêu đường thẳng song song với đường thẳng đó?
A. Một đường thẳng
B. Hai đường thẳng
C. Không đường thẳng
D. Vô số đường thẳng
-
Câu 40:
Trong các câu sau, câu nào không phải định lí?
A. Nếu hai góc bằng nhau thì chúng đối đỉnh
B. Nếu hai góc kề bù thì tổng số đo của chúng bằng 180°
C. Nếu hai góc bù nhau thì tổng số đo của chúng bằng 180°
D. Nếu hai góc đối đỉnh thì chúng bằng nhau