Đề thi giữa HK1 môn Toán 7 năm 2021-2022
Trường THCS Nguyễn Văn Linh
-
Câu 1:
Thực hiện phép tính \(\frac{2}{3} + \frac{{ - 1}}{6} \)
A. \( \frac{3}{2}\)
B. \( \frac{21}{2}\)
C. \( \frac{13}{2}\)
D. \( \frac{1}{2}\)
-
Câu 2:
Thực hiện phép tính \(\frac{{21}}{{36}} - \frac{{ - 11}}{{30}} \)
A. 1
B. \(\frac{{17}}{{20}}\)
C. \(\frac{{19}}{{20}}\)
D. \(\frac{{1}}{{20}}\)
-
Câu 3:
Tìm x biết \(\frac{{2x + 1}}{{x - 1}} = \frac{2}{{ - 3}}\)
A. \(x = \frac{1}{8}\)
B. \(x = - \frac{1}{8}\)
C. \(x = - \frac{1}{5}\)
D. \(x = - \frac{7}{8}\)
-
Câu 4:
Tìm x biết \(\frac{{3x}}{5} - 1 = \frac{1}{2}\)
A. \( x=-\frac{5}{2}\)
B. \( x=\frac{5}{2}\)
C. \( x=-\frac{1}{2}\)
D. \( x=\frac{1}{2}\)
-
Câu 5:
Chia số 120 thành 3 phần tỉ lệ thuận với 1,5; 2; 2,5. Mỗi phần lần lượt là:
A. 10; 15; 30
B. 20; 30; 50
C. 20; 30; 40
D. 30; 40; 50
-
Câu 6:
Hãy chọn câu sai.
A. Hai đường thẳng vuông góc thì cắt nhau.
B. Hai đường thẳng cắt nhau thì vuông góc.
C. Hai đường thẳng không cắt nhau thì không vuông góc.
D. Đường trung trực của đoạn thẳng là đường vuông góc với đoạn thẳng ấy tại trung điểm của nó.
-
Câu 7:
Chọn hai đường thẳng aa' và bb' vuông góc với nhau tại O. Hãy chỉ ra câu sai trong các câu sau:
A. ∠b'Oa' = 90°
B. ∠aOb = 90°
C. aa' và bb' không thể cắt nhau
D. aa' là đường phân giác của góc bẹt bOb'
-
Câu 8:
Thực hiện phép tính \(4\frac{1}{5}:\left( { - \frac{{14}}{5}} \right):3\)
A. \( - \frac{11}{2}\)
B. \( - \frac{3}{2}\)
C. \( - \frac{7}{2}\)
D. \( - \frac{1}{2}\)
-
Câu 9:
Thực hiện phép tính \(\frac{2}{5} \cdot \left( {\frac{{ - 3}}{4}} \right):\frac{1}{{10}} \)
A. 2
B. -3
C. 1
D. -4
-
Câu 10:
Thực hiện phép tính \(\frac{{ - 8}}{{15}} \cdot 1\frac{1}{4}:\frac{2}{3}\)
A. 2
B. -1
C. 1
D. 3
-
Câu 11:
Kết quả của phép tính 2,3.10,8 - 5,1.4,7 sau khi được ước lượng là
A. -1
B. 1
C. -5
D. -3
-
Câu 12:
Cho biết 1 ounce (vàng) cân nặng 31,1034768 g và 1 lượng vàng cân nặng 37,5 g. Hỏi 1 ounce vàng bằng bao nhiêu lượng vàng ? Hãy là tròn tới chữ số thập phân thứ hai.
A. 0,81
B. 0,82
C. 0,84
D. 0,83
-
Câu 13:
Ước lượng kết quả của phép tính \( \frac{{4,87 + 2,8}}{{2,3 + 1,9}}\)
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 14:
Kết quả của phép tính (7,8.5,2 + 21,7.0,8 ) sau khi được ước lượng là
A. 60
B. 61
C. 62
D. 63
-
Câu 15:
Khi chứng minh một định lý, người ta cần:
A. Chứng minh định lý đó đúng trong một trường hợp cụ thể của giả thiết
B. Chứng minh định lý đó đúng trong hai trường hợp cụ thể của giả thiết.
C. Chứng minh định lý đó đúng trong mọi trường hợp có thể xảy ra của giả thiết.
D. Chứng minh định lý đó đúng trong vài trường hợp cụ thể của giả thiết.
-
Câu 16:
Phần giả thiết: \( c \cap a = \left\{ A \right\};c \cap b = \left\{ B \right\};\widehat {{A_1}} + \widehat {{B_2}} = {180^0}\) (tham khảo hình vẽ) là của định lý nào dưới đây?
A. Nếu hai đường thẳng cắt một đường thẳng thứ ba tạo thành hai góc ngoài cùng phía bù nhau thì hai đường thẳng đó song song.
B. Nếu hai đường thẳng cắt một đường thẳng thứ ba tạo thành hai góc so le trong bù nhau thì hai đường thẳng đó song song.
C. Nếu hai đường thẳng cắt một đường thẳng thứ ba tạo thành hai góc đồng vị bằng nhau thì hai đường thẳng đó song song.
D. Nếu hai đường thẳng cắt một đường thẳng thứ ba tạo thành hai góc trong cùng phía bù nhau thì hai đường thẳng đó song song.
-
Câu 17:
Cho hình vẽ sau. Biết AB//CD, \(\widehat {DHE}=75^o\). Tính \(\widehat {BGF}\).
A. \(75^o\)
B. \(115^o\)
C. \(95^o\)
D. \(105^o\)
-
Câu 18:
Cho hình vẽ. Tính số đo của x ?
A. \(25^{\circ}\)
B. \(35^{\circ}\)
C. \(45^{\circ}\)
D. \(55^{\circ}\)
-
Câu 19:
Cho ba đường thẳng phân biệt, biết \(d_{1}\left\|d_{2}, d_{1}\right\| d_{3}\) ta suy ra
A. \(d_{2} \| d_{3}\)
B. \(d_{2} \perp d_{3}\)
C. \(d_{2}\,\, cắt \,\,d_{3}\)
D. \(d_{2}\,\, trùng \,\,d_{3}\)
-
Câu 20:
Tìm x trong trường hợp sau đây: 3+(10+x)=111
A. 92
B. 94
C. 98
D. 96
-
Câu 21:
Tính: \(B = \left( {3{1 \over 3}.1,9 + 19,5:4{1 \over 3}} \right).\left( {{{62} \over {75}} - {4 \over {25}}} \right)\)
A. \(B = \dfrac{{63}}{9}\)
B. \(B = \dfrac{{64}}{9}\)
C. \(B = \dfrac{{65}}{9}\)
D. \(B = \dfrac{{64}}{9}\)
-
Câu 22:
Tìm x biết \((-5,6).x+2,9.x-3,86=-9,8\)
A. x = 1,1
B. x = 2,2
C. x = 3,3
D. x = 4,4
-
Câu 23:
Biết \(x + 0,3 < y + 0,3\) và \(z + \left( { - 0,5} \right) < x + \left( { - 0,5} \right).\) Sắp xếp các số \(x,y,z\) theo thứ tự tăng dần là:
A. x, y, z
B. z, x, y
C. x, z, y
D. z, y, x
-
Câu 24:
Kết quả của \(\begin{array}{l} [( - 0,4).5.0,68] - [0,125.2,4.( - 16) \end{array}\) là:
A. 1,55
B. 2,34
C. 2,33
D. 3,44
-
Câu 25:
So sánh hai số \( - 115 \,và\, 0,25\) ta được
A. \(- 115 = 0,25\)
B. \(- 115 < 0,25\)
C. \(- 115 >0,25\)
D. Không so sánh được.
-
Câu 26:
Giá trị của \((-1,8)+6,5+1,8+(-3,5)\) là:
A. 1,2
B. 3
C. 3,2
D. 2,2
-
Câu 27:
Tính \(\frac{{{3^5} \cdot {{15}^8}}}{{{{(25 \cdot 27)}^4}}} \)
A. \(\frac{5}{3}\)
B. \(\frac{2}{3}\)
C. 1
D. \(\frac{1}{3}\)
-
Câu 28:
\({\left( {2\frac{1}{3}} \right)^3} \) bằng với
A. \(- \frac{{343}}{{27}}\)
B. \(- \frac{{3}}{{27}}\)
C. \( \frac{{3}}{{27}}\)
D. \(\frac{{343}}{{27}}\)
-
Câu 29:
Tìm x biết \({\left( {x - \frac{3}{5}} \right)^3} = \frac{1}{{27}}\)
A. \(x = \frac{{4}}{{15}}\)
B. \(x = \frac{{14}}{{15}}\)
C. \(x = \frac{{1}}{{15}}\)
D. \(x = \frac{{2}}{{3}}\)
-
Câu 30:
Cho một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song. Biết tổng số đo của hai góc so le trong bằng 1200. Số đo của góc tù bằng:
A. 600
B. 800
C. 1200
D. 1400
-
Câu 31:
Chọn câu đúng:
A. Qua điểm A ngoài đường thẳng m, có vô số đường thẳng song song với m
B. Qua điểm A ngoài đường thẳng m, có duy nhất một đường thẳng song song với m
C. Qua điểm A nằm ngoài đường thẳng d, có hai đường thẳng phân biệt cùng song song với d
D. Nếu hai đường thẳng AB và AC cùng song song với đường thẳng d thì hai đường thẳng AB và AC song song với nhau.
-
Câu 32:
Cho hình vẽ sau: Biết \( a \bot y,\widehat {{A_1}} - \widehat {{B_1}} = {40^0},y \bot b\) Tính góc \(\widehat {{B_1}}\)
A. 1100
B. 700
C. 800
D. 900
-
Câu 33:
Cho ba đường thẳng phân biệt a, b, c, biết a // b và a⊥c.Kết luận nào sau đây là đúng?
A. b // c
B. b⊥c
C. a⊥b
D. Tất cả các đáp án trên đều sai.
-
Câu 34:
Cho 4 đường thẳng phân biệt đồng quy tại một điểm. Khi đó, số cặp góc kề bù tạo thành là bao nhiêu?
A. 4
B. 8
C. 12
D. 24
-
Câu 35:
Cho ba đường thẳng phân biệt đồng quy tại 1 điểm. Có bao nhiêu góc tạo thành?
A. 3
B. 6
C. 15
D. 12
-
Câu 36:
Viết các số thập phân 0,5(1) dưới dạng phân số tối giản.
A. \(\frac{{19}}{{45}}\)
B. \(\frac{{11}}{{45}}\)
C. \(\frac{{8}}{{45}}\)
D. \(\frac{{23}}{{45}}\)
-
Câu 37:
Trong các số dưới đây, số viết được dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn là
A. \(\dfrac{{15}}{{42}}\)
B. \(\dfrac{{19}}{4}\)
C. \(\dfrac{{14}}{{40}}\)
D. \(\dfrac{{16}}{{50}}\)
-
Câu 38:
Cho \( A = \sqrt {x + 2} + \frac{3}{{11}}\) Tìm giá trị nhỏ nhất của A.
A. \(- \frac{3}{{11}}\)
B. \( \frac{3}{{11}}\)
C. \(- \frac{2}{{11}}\)
D. \( \frac{2}{{11}}\)
-
Câu 39:
Tìm x, biết: \(\left( {{x^2} - 121} \right).\left( {{x^2} - 3} \right) = 0\)
A. \( \pm 9; \pm \sqrt 3 \)
B. \(\pm 11; \pm \sqrt 2 \)
C. \(\sqrt {11} ; \pm \sqrt 3 \)
D. \( \pm 11; \pm \sqrt 3 \)
-
Câu 40:
Tìm x, biết: \(\left| {\sqrt x - 1} \right|{\rm{ - }}3 = {\rm{ }}2\)
A. 11
B. 36
C. -11
D. -36