Đề thi giữa HK1 môn Toán 7 năm 2021-2022
Trường THCS Chu Văn An
-
Câu 1:
Tìm các giá trị của x để số hữu tỉ \(\frac{{ - 9}}{{x - 3}}\) là số nguyên.
A. \( x \in \left\{ { 0;2;4;12} \right\}\)
B. \( x \in \left\{ { 0;2;4;12} \right\}\)
C. \( x \in \left\{ { - 6;0;2;4;6;12} \right\}\)
D. \( x \in \left\{ { 0;2;4;6;12} \right\}\)
-
Câu 2:
Tìm x để số hữu tỉ \(\frac{3}{x}\) là số nguyên.
A. \( x \in \left\{ { - 3; - 1;1;3} \right\}\)
B. \( x \in \left\{ {1;3} \right\}\)
C. \( x \in \left\{ {3} \right\}\)
D. \( x \in \left\{ { 1;2;3} \right\}\)
-
Câu 3:
So sánh \( \frac{{31}}{{24}} \,và\, \frac{{34}}{{23}}\) ta được:
A. \( \frac{{31}}{{24}} = \frac{{34}}{{23}}\)
B. \( \frac{{31}}{{24}} < \frac{{34}}{{23}}\)
C. \( \frac{{31}}{{24}}> \frac{{34}}{{23}}\)
D. Không so sánh được.
-
Câu 4:
Tìm x, biết: \( \frac{x}{{ - 15}} = \frac{{ - 60}}{x}\)
A. -30;30
B. -20;20
C. -10;10
D. -40;40
-
Câu 5:
Cho tỉ lệ thức \( \frac{x}{4} = \frac{y}{7}\) và xy=112.Có bao nhiêu cặp giá trị x;y
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 6:
Tìm x biết \(\frac{{x + 12}}{7} = \frac{1}{2}\)
A. x=-1
B. \(x = - \frac{{5}}{2}\)
C. \(x = - \frac{{17}}{2}\)
D. \(x = - \frac{{1}}{2}\)
-
Câu 7:
Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời sai. Cho hình vẽ bên, biết \(\widehat {O_3}=30^o\) ta có
A. \(\begin{array}{*{20}{l}} {\widehat {{O_3}} = \widehat {{O_1}} = {{30}^\circ }} \end{array}\)
B. \({\widehat {{O_1}} = \widehat {{O_2}} = {{30}^\circ }}\)
C. \({\widehat {{O_5}} = {{150}^\circ }}\)
D. \({\widehat {{O_5}} = \widehat {{O_4}} = {{150}^\circ }}\)
-
Câu 8:
Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời sai. Cho hình vẽ bên, biết \(\hat {O_{1}}=35^{\circ}\) ta có
A. \(\begin{array}{l} \widehat{O_{2}}=\widehat{O_{4}}=145^{0} \end{array}\)
B. \(\widehat{O_{1}}=\widehat{O_{3}}=35^{0}\)
C. \(\widehat{O_{2}}=145^{\circ} \text { và } \widehat{O_{3}}=35^{0}\)
D. \(\widehat{O_{2}}=\widehat{O_{3}}=35^{0}\)
-
Câu 9:
Cho ba đường thẳng phân biệt đồng quy tại một điểm. Số cặp góc đối đỉnh tạo thành là?
A. 4
B. 3
C. 12
D. 6
-
Câu 10:
Cho biết \({\left( { - 4.{x^3}} \right)^3}\) bằng với:
A. \( - 12.{x^9}\)
B. \( - 64.{x^9}\)
C. \(64.{x^9}\)
D. \(64.{x^6}\)
-
Câu 11:
Giá trị của \( - {\left( { - 20} \right)^2}\) là:
A. 200
B. -40
C. -400
D. 400
-
Câu 12:
Tìm x biết \({3^{3x}} + {3^{3x + 2}} = 7290\)
A. x=2
B. x=1
C. x=5
D. x=3
-
Câu 13:
Tìm x biết \(\left( {\frac{{2x}}{3} - 3} \right):( - 10) = \frac{2}{5}\)
A. \(x = - \frac{11}{2}\)
B. \(x = - \frac{3}{2}\)
C. x=1
D. \(x = - \frac{1}{2}\)
-
Câu 14:
Tìm x biết \(\left( {\frac{5}{{12}} - x} \right) \cdot \frac{5}{7} = - \frac{{15}}{{36}}\)
A. x=-1
B. x=2
C. x=1
D. x=3
-
Câu 15:
Tìm x biết \((8,8x - 50):0,4 = 51\)
A. x=3
B. x=-2
C. x=11
D. x=8
-
Câu 16:
Chọn câu đúng. Hai tia phân giác của hai góc kề bù thì
A. Vuông góc với nhau
B. Song song với nhau
C. Đối nhau
D. Trùng nhau
-
Câu 17:
Đường trung trực của một đoạn thẳng là
A. Đường thẳng đi qua trung điểm của đoạn thẳng đó
B. Đường thẳng vuông góc với đoạn thẳng đó
C. Đường thẳng cắt đoạn thẳng đó
D. Đường thẳng vuông góc với đoạn thẳng tại trung điểm đoạn thẳng đó
-
Câu 18:
Hai góc xOy và góc x'Oy' đối đỉnh và góc xOy = 900. Chọn câu đúng nhất.
A. xx′⊥yy′ nếu Ox và Ox′ là hai tia đối nhau
B. xy′⊥x′y nếu Ox và Oy′ là hai tia đối nhau
C. Cả A, B đều đúng
D. Cả A, B đều sai
-
Câu 19:
Khi đường thẳng AB vuông góc với đường thẳng CD, ta kí hiệu:
A. AB // CD
B. AB = CD
C. AB < CD
D. AB ⊥ CD
-
Câu 20:
Thực hiện phép tính \(\frac{1}{2} - \left( {\frac{1}{3} + \frac{1}{2}} \right) \) ta được:
A. 1
B. \(- \frac{7}{3}\)
C. \(- \frac{1}{3}\)
D. \(- \frac{11}{3}\)
-
Câu 21:
Thực hiện phép tính \(\frac{{11}}{6} - \frac{2}{9} - \frac{9}{{18}} \) ta được:
A. \(\frac{{7}}{9}\)
B. \(\frac{{1}}{9}\)
C. \(\frac{{11}}{9}\)
D. \(\frac{{10}}{9}\)
-
Câu 22:
Thực hiện phép tính \(\frac{{ - 12}}{7} + \frac{9}{{14}} - 2\) ta được:
A. 1
B. \( \frac{{ - 43}}{{14}}\)
C. \( \frac{{ - 11}}{{14}}\)
D. \( \frac{{ - 13}}{{14}}\)
-
Câu 23:
Thực hiện phép tính \(0,25 - \frac{7}{4} + \frac{{11}}{3}\) ta được:
A. \( \frac{{13}}{6}\)
B. \( \frac{{11}}{6}\)
C. \( \frac{{5}}{6}\)
D. \( \frac{{7}}{6}\)
-
Câu 24:
Trong các phân số sau đây, phân số nào không viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn
A. \(\frac{{11}}{{55}} \)
B. \(\frac{{50}}{{55}} \)
C. \(\frac{{55}}{{50}} \)
D. \(\frac{{33}}{{55}} \)
-
Câu 25:
Viết số thập phân 0,2(19) dưới dạng phân số tối giản.
A. \(\frac{{217}}{{990}}\)
B. \(\frac{{17}}{{990}}\)
C. \(\frac{{23}}{{990}}\)
D. \(\frac{{41}}{{990}}\)
-
Câu 26:
Viết các số thập phân 0,5(1) dưới dạng phân số tối giản.
A. \(\frac{{19}}{{45}}\)
B. \(\frac{{11}}{{45}}\)
C. \(\frac{{8}}{{45}}\)
D. \(\frac{{23}}{{45}}\)
-
Câu 27:
Thực hiện phép tính \(\left| {\frac{2}{5} \cdot \frac{5}{4}} \right| \) ta được:
A. \( \frac{11}{2}\)
B. \( \frac{7}{2}\)
C. \( \frac{5}{8}\)
D. \( \frac{1}{2}\)
-
Câu 28:
Thực hiện phép tính \(\left| {\left( { - 8\frac{2}{5}} \right):\left( { - 2\frac{4}{5}} \right)} \right| \) ta được:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 29:
Thực hiện phép tính \(\left| {0,5 - \frac{3}{4}} \right| \cdot \left| {\frac{1}{5} - 0,4} \right| \) ta được:
A. \(\frac{33}{{20}}\)
B. \(\frac{1}{{2}}\)
C. \(\frac{1}{{20}}\)
D. \(\frac{11}{{20}}\)
-
Câu 30:
Cho 4 đường thẳng phân biệt đồng quy tại một điểm. Có tất cả bao nhiêu góc khác góc bẹt?
A. 16
B. 24
C. 20
D. 28
-
Câu 31:
Nếu đường thẳng c cắt hai đường thẳng a, b và trong các góc tạo thành có một cặp góc so le trong bằng nhau thì:
A. Hai góc trong cùng phía bằng nhau
B. Hai góc so le trong còn lại có tổng bằng 1200
C. Hai góc đồng vị bằng nhau
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
-
Câu 32:
Chọn một cặp góc đồng vị trong hình vẽ sau:
A. \(\widehat {{M_1}};\widehat {{N_4}}\)
B. \(\widehat {{M_3}};\widehat {{N_2}}\)
C. \(\widehat {{M_4}};\widehat {{N_2}}\)
D. \(\widehat {{M_1}};\widehat {{N_2}}\)
-
Câu 33:
Làm tròn số 14,45 đến chữ số thập phân thứ nhất ta được:
A. 14,5
B. 14,4
C. 14,55
D. 14,45
-
Câu 34:
Làm tròn số 63,582 đến chữ số thập phân thứ hai ta được:
A. 63,58
B. 63,583
C. 63,59
D. 63,6
-
Câu 35:
Cho \( A = \sqrt {x + 2} + \frac{3}{{11}}\) Tìm giá trị nhỏ nhất của A.
A. \(- \frac{3}{{11}}\)
B. \( \frac{3}{{11}}\)
C. \(- \frac{2}{{11}}\)
D. \( \frac{2}{{11}}\)
-
Câu 36:
Tìm ba số x, y, z biết x, y, z tỉ lệ với 3;-1;5 và tổng của chúng bằng 21.
A. 12;-3;15
B. 12;-3;-15
C. 9;-3;15.
D. 9;-3;-15
-
Câu 37:
Tìm x biết: \(\left( {{x^2} - 4} \right).\left( {3{x^2} - 9} \right) = 0\)
A. \( \pm \sqrt 2 ; \pm \sqrt 3 \)
B. \(\pm 3; \pm \sqrt 2 \)
C. \(\pm 2; \pm \sqrt 3 \)
D. \( \pm 2; \pm 3\)
-
Câu 38:
Tìm khẳng định đúng trong các khẳng định A; B; C; D:
A. Tổng của hai số vô tỉ là một số vô tỉ.
B. Tích của hai số vô tỉ là một số vô tỉ.
C. Tổng của một số hữu tỉ và một số vô tỉ là một số vô tỉ.
D. Thương của hai số vô tỉ là một số vô tỉ.
-
Câu 39:
\(\text{Cho hình vẽ sau. Biết AB//CD,} \widehat {DHE}=70^o . \text{Tính } \widehat {AGH}.\)
A. \(110^0\)
B. \(70^0\)
C. \(90^0\)
D. \(100^0\)
-
Câu 40:
Tính số đo x, y trên hình vẽ dưới đây biết \(\frac{x}{y}=\frac{13}{5}\)
A. \( 60^{\circ} ; 120^{\circ}\)
B. \(40^{\circ} ; 140^{\circ}\)
C. \(70^{\circ} ; 110^{\circ}\)
D. \(\begin{array}{llll} 130^{\circ} ; 50^{\circ} \end{array}\)