Đề thi giữa HK1 môn Vật lí 10 Cánh diều năm 2023 - 2024
Trường THPT Trần Phú
-
Câu 1:
Khi nghiên cứu và học tập vật lí ta cần phải
A. nắm được thông tin liên quan đến các rủi ro và nguy hiểm có thể xảy ra.
B. tuân thủ và áp dụng các biện pháp bảo vệ để đảm bảo an toàn cho bản thân và cộng đồng.
C. quan tâm giữ gìn bảo vệ môi trường.
D. Cả A, B và C.
-
Câu 2:
Giá trị nào sau đây có 2 chữ số có nghĩa (CSCN)?
A. 201 m.
B. 0,02 m.
C. 20 m.
D. 210 m.
-
Câu 3:
Nêu một số ảnh hưởng của vật lí đến một số lĩnh vực trong đời sống và kĩ thuật.
A. Thông tin liên lạc.
B. Y tế.
C. Nông nghiệp, công nghiệp.
D. Cả A, B và C.
-
Câu 4:
Nêu những ảnh hưởng của vật lí đến lĩnh vực công nghiệp?
A. Là động lực của cuộc cách mạng công nghiệp.
B. Nhờ vật lí mà nền sản xuất thủ công nhỏ lẻ được chuyển thành nền sản xuất dây chuyền, tự động hóa.
C. Giúp giải phóng sức lao động của con người.
D. Cả A, B và C.
-
Câu 5:
Những hành động nào sau đây là đúng khi làm việc trong phòng thí nghiệm?
A. Không cầm vào phích cắm điện mà cầm vào dây điện để rút phích điện.
B. Để chất dễ cháy gần thí nghiệm mạch điện.
C. Không đeo găng tay cao su chịu nhiệt khi làm thí nghiệm với nhiệt độ cao.
D. Không có hành động nào đúng trong ba hành động trên.
-
Câu 6:
Nêu một số ứng dụng của chất phóng xạ trong đời sống?
A. sử dụng trong y học để chuẩn đoán hình ảnh và điều trị ung thư.
B. sử dụng trong nông nghiệp để tạo đột biến cải thiện giống cây trồng.
C. sử dụng trong công nghiệp để phát hiện các khiếm khuyết trong vật liệu, sử dụng trong khảo cổ để xác định tuổi của các mẫu vật.
D. Cả A, B và C.
-
Câu 7:
Một đoàn tàu đang chạy với vận tốc 36 km/h thì hãm phanh chuyển động thẳng chậm dần đều để vào ga. Sau 2 phút thì dừng lại ở sân ga. Tính quãng đường mà tàu đi được trong thời gian hãm phanh. Chọn chiều dương là chiều chuyển động của tàu.
A. 400 m.
B. 500 m.
C. 120 m.
D. 600 m.
-
Câu 8:
Công nghệ cảm biến trong việc kiểm soát chất lượng nông sản là ứng dụng của vật lí vào ngành nào?
A. Nông nghiệp.
B. Y tế.
C. Giao thông vận tải.
D. Thông tin liên lạc.
-
Câu 9:
Biểu thức mô tả mối liên hệ giữa năng lượng và khối lượng của An-be Anh-xtanh?
A. E=m.c2
B. E=m.c
C. E=c2.E
D. E=c.E
-
Câu 10:
Đối tượng nghiên cứu của Vật lí gồm
A. các dạng vận động của vật chất và năng lượng.
B. vật chất và năng lượng.
C. vật chất.
D. năng lượng.
-
Câu 11:
Đồ thị vận tốc – thời gian của chuyển động thẳng đều là một đường thẳng
A. đi qua gốc tọa độ.
B. song song với trục hoành.
C. bất kì.
D. song song với trục tung.
-
Câu 12:
Trong các phương trình mô tả vận tốc v (m/s) của vật theo thời gian t (s) dưới đây, phương trình nào mô tả chuyển động thẳng biến đổi đều?
A. v = 7.
B. v=6t2 + 2t -2.
C. v = 5t – 4.
D. v=6t2 - 2.
-
Câu 13:
Một chiếc thuyền chuyển động ngược dòng với vận tốc 14 km/h so với mặt nước. Nước chảy với vận tốc 9 km/h so với bờ. Vận tốc của thuyền so với bờ là
A. v = 14 km/h.
B. v = 21 km/h.
C. v = 9 km/h.
D. v = 5 km/h.
-
Câu 14:
Chọn đáp án có từ/ cụm từ thích hợp để hoàn thành các câu sau:
- Các số hạng trong phép cộng (hoặc trừ) phải có cùng (1) … và nên chuyển về cùng (2) ….
- (3) … của một biểu thức vật lí phải có cùng thứ nguyên.
A. (1) đơn vị; (2) thứ nguyên; (3) Đại lượng.
B. (1) thứ nguyên; (2) đại lượng; (3) Hai vế.
C. (1) đơn vị; (2) đại lượng; (3) Hai vế.
D. (1) thứ nguyên; (2) đơn vị; (3) Hai vế.
-
Câu 15:
Chọn đáp án đúng
A. quỹ đạo là đường nối những vị trí liên tiếp của vật theo thời gian trong quá trình chuyển động.
B. tập hợp tất cả các vị trí của một vật chuyển động tạo ra một đường nhất định, đường đó gọi là quỹ đạo.
C. chuyển động thẳng là chuyển động có quỹ đạo là đường thẳng.
D. cả A, B và C đều đúng.
-
Câu 16:
Chọn phát biểu đúng.
A. Vectơ độ dịch chuyển thay đổi phương liên tục khi vật chuyển động.
B. Vectơ độ dịch chuyển có độ lớn luôn bằng quãng đường đi được của chất điểm.
C. Khi vật chuyển động thẳng không đổi chiều, độ lớn của vectơ độ dịch chuyển bằng quãng đường đi được.
D. Vận tốc tức thời cho ta biết chiều chuyển động nên luôn có giá trị dương.
-
Câu 17:
Tốc độ là đại lượng đặc trưng cho
A. tính chất nhanh hay chậm của chuyển động.
B. sự thay đổi hướng của chuyển động.
C. khả năng duy trì chuyển động của vật.
D. sự thay đổi vị trí của vật trong không gian.
-
Câu 18:
Trong chuyển động thẳng biến đổi đều, gia tốc
A. có giá trị bằng 0.
B. là một hằng số khác 0.
C. có giá trị biến thiên theo thời gian.
D. chỉ thay đổi hướng chứ không thay đổi về độ lớn.
-
Câu 19:
Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào là đúng?
(1) Chuyển động có tính chất tương đối.
(2) Hệ quy chiếu đứng yên là hệ quy chiếu gắn với vật làm gốc được quy ước là đứng yên.
(3) Độ lớn của vận tốc tuyệt đối luôn lớn hơn tổng độ lớn của vận tốc tương đối và vận tốc kéo theo.
(4) Độ lớn của vận tốc tuyệt đối luôn nhỏ hơn độ lớn của vận tốc tương đối.
(5) Hình dạng quỹ đạo chuyển động của vật cũng có tính chất tương đối và phụ thuộc vào hệ quy chiếu của người quan sát.
A. (1), (2), (5).
B. (1), (3), (5).
C. (2), (4), (5).
D. (2), (3), (5).
-
Câu 20:
Có 3 điểm nằm dọc theo trục Ox (có chiều từ A đến B) theo thứ tự là A, B và C. Cho AB = 200 m, BC = 300 m. Một người xuất phát từ A qua B đến C rồi quay lại B và dừng lại ở B. Hỏi quãng đường và độ lớn độ dịch chuyển của người này trong cả chuyến đi là bao nhiêu? Chọn gốc tọa độ tại A.
A. s = 800 m và d = 200m.
B. s = 200 m và d = 200m.
C. s = 500 m và d = 200m.
D. s = 800 m và d = 300m.
-
Câu 21:
Biểu thức tính gia tốc trung bình
A. \(\overrightarrow {{a_{tb}}} = \frac{{\Delta \overrightarrow v }}{{\Delta t}} = \frac{{\overrightarrow {{v_2}} - \overrightarrow {{v_1}} }}{{\Delta t}}\)
B. \(\overrightarrow {{a_{tb}}} = \frac{{\Delta t}}{{\Delta \overrightarrow v }} = \frac{{\Delta t}}{{\overrightarrow {{v_2}} - \overrightarrow {{v_1}} }}\)
C. \(\overrightarrow {{a_{tb}}} = \frac{s}{{\Delta t}}\)
D. \(\overrightarrow {{a_{tb}}} = \frac{{\overrightarrow d }}{{\Delta t}}\)
-
Câu 22:
Một diễn viên đóng thế phải thực hiện một pha hành động khi điều khiển chiếc mô tô nhảy khỏi vách đá cao 50 m. Xe máy phải rời khỏi vách đá với tốc độ bao nhiêu để tiếp đất tại vị trí cách chân vách đá 90 m. Lấy g = 9,8 m/s2, bỏ qua lực cản của không khí và xem chuyển động của mô tô khi rời vách đá là chuyển động ném ngang.
A. v0=11,7 m/s .
B. v0=28,2 m/s .
C. v0=56,3 m/s .
D. v0=23,3 m/s .
-
Câu 23:
Những yếu tố ảnh hưởng đến tầm xa của một vật được ném ngang.
A. Độ cao tại vị trí ném.
B. Tốc độ ban đầu.
C. Góc ném ban đầu.
D. Cả độ cao và tốc độ ban đầu.
-
Câu 24:
Đại lượng vectơ được xác định bằng thương số giữa độ dịch chuyển của vật và thời gian để vật thực hiện độ dịch chuyển đó là
A. tốc độ.
B. tốc độ trung bình.
C. vận tốc trung bình.
D. độ dời.
-
Câu 25:
Chọn đáp án đúng.
A. Phương trình chuyển động của chuyển động ném ngang là: \(\frac{1}{2}g{t^2}\)và x=v0t
B. Phương trình quỹ đạo của chuyển động ném ngang là: \(y = \frac{g}{{2v_0^2}}{x^2}\)
C. Thời gian rơi và tầm xa của vật ném ngang là: \(t = \sqrt {\frac{{2h}}{g}} \) và L=v0t
D. Cả A, B và C đều đúng.
-
Câu 26:
Một vật chuyển động trên một đường thẳng Ox, chiều dương là chiều Ox. Trong một khoảng thời gian xác định, trường hợp nào sau đây độ lớn vận tốc trung bình của vật có thể nhỏ hơn tốc độ trung bình của nó?
A. Vật chuyển động theo chiều dương và không đổi chiều.
B. Vật chuyển động theo chiều âm và không đổi chiều.
C. Vật chuyển động theo chiều dương và sau đó đảo ngược chiều chuyển động của nó.
D. Không có điều kiện nào thỏa mãn yêu cầu của đề bài.
-
Câu 27:
Dùng một thước đo có chia độ đến milimét, đo 5 lần khoảng cách d giữa hai điểm A và B đều cho cùng một giá trị 1,245 m. Kết quả đo được viết
A. d = (1245 ± 2) mm.
B. d = (1,245 ± 0,001) m.
C. d = (1245 ± 3) mm.
D. d = (1,245 ± 0,0005) m.
-
Câu 28:
Bước nào sau đây không có trong phương pháp tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí.
A. Quan sát, suy luận.
B. Đề xuất vấn đề.
C. Hình thành giả thuyết.
D. Xây dựng kế hoạch kiểm tra giả thuyết.
-
Câu 29:
Đâu là sai số ngẫu nhiên khi đo tốc độ bằng đồng hồ bấm giây và thước đo chiều dài?
A. Thao tác bấm đồng hồ.
B. Vị trí đặt mắt nhìn thước.
C. Điều kiện thời tiết khi đo.
D. Tất cả các phương án trên.
-
Câu 30:
Hai đại lượng nào sau đây là đại lượng vectơ?
A. Quãng đường và tốc độ.
B. Độ dịch chuyển và vận tốc.
C. Quãng đường và độ dịch chuyển.
D. Tốc độ và vận tốc.
-
Câu 31:
Tốc độ trung bình được tính bằng
A. quãng đường đi được chia cho khoảng thời gian đi hết quãng đường đó.
B. quãng đường đi được nhân với khoảng thời gian đi hết quãng đường đó.
C. độ dịch chuyển chia cho khoảng thời gian dịch chuyển.
D. độ dịch chuyển nhân với khoảng thời gian dịch chuyển.
-
Câu 32:
Vận tốc được tính bằng
A. quãng đường đã đi chia cho khoảng thời gian đi hết quãng đường đó.
B. quãng đường đã đi nhân với khoảng thời gian đi hết quãng đường đó.
C. độ dịch chuyển chia cho khoảng thời gian dịch chuyển.
D. độ dịch chuyển nhân với khoảng thời gian dịch chuyển.
-
Câu 33:
Tốc độ trung bình là đại lượng
A. đặc trưng cho độ nhanh, chậm của chuyển động.
B. đặc trưng cho hướng của chuyển động.
C. đặc trưng cho vị trí của chuyển động.
D. đặc trưng cho mọi tính chất của chuyển động.
-
Câu 34:
Một ca nô đi trên mặt nước yên lặng với vận tốc có độ lớn là 16 m/s, vận tốc của dòng nước có độ lớn là 2 m/s. Góc giữa vectơ vận tốc của ca nô và vectơ vận tốc của dòng nước là α (0 < α < 180o). Độ lớn vận tốc tổng hợp của ca nô có thể là
A. 20 m/s.
B. 16 m/s.
C. 13 m/s.
D. 2 m/s.
-
Câu 35:
Độ dốc của đồ thị vận tốc – thời gian cho chúng ta biết đại lượng nào sau đây?
A. Vận tốc.
B. Độ dịch chuyển.
C. Quãng đường.
D. Gia tốc.
-
Câu 36:
Diện tích khu vực dưới đồ thị vận tốc – thời gian cho chúng ta biết đại lượng nào sau đây?
A. Thời gian.
B. Gia tốc.
C. Độ dịch chuyển.
D. Vận tốc.
-
Câu 37:
Từ trạng thái đứng yên, một vật chuyển động với gia tốc 4 m/s2 trong 3 s. Vận tốc của vật sau 3 s là
A. 8 m/s.
B. 10 m/s.
C. 12 m/s.
D. 14 m/s.
-
Câu 38:
Một chiếc xe đang chạy trên đường thẳng thì tài xế tăng tốc độ với gia tốc bằng 2 m/s2 trong khoảng thời gian 10 s. Độ thay đổi vận tốc trong khoảng thời gian này là?
A. 10 m/s.
B. 20 m/s.
C. 15 m/s.
D. không xác định được vì thiếu dữ kiện.
-
Câu 39:
Phát biểu nào dưới đây là sai.
A. Vận tốc tức thời của chuyển động thẳng biến đổi đều có độ lớn tăng hoặc giảm đều theo thời gian.
B. Gia tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều có độ lớn không đổi.
C. Vectơ gia tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều có thể cùng chiều hoặc ngược chiều với vectơ vận tốc.
D. Trong chuyển động thẳng biến đổi đều, quãng đường đi được trong những khoảng thời gian khác nhau thì bằng nhau.
-
Câu 40:
Khi ô tô đang chạy với vận tốc 10 m/s trên đoạn đường thẳng thì người lái xe tăng ga. Sau 20 s, ô tô đạt vận tốc 14 m/s. Gia tốc a và vận tốc v của ô tô sau 40 s kể từ lúc bắt đầu tăng ga là
A. a = 0,7 m/s2; v = 38 m/s.
B. a = 0,2 m/s2; v = 18 m/s.
C. a = 0,2 m/s2; v = 8 m/s.
D. a = 1,4 m/s2; v = 66 m/s.