Đề thi giữa HK1 môn Vật lí 12 năm 2023-2024
Trường THPT Nguyễn Khuyến
-
Câu 1:
Một vật dao động điều hòa với phương trình \(x = Acos\left( {\omega t + \varphi } \right)\). \(\varphi \) được gọi là:
A. Li độ dao động của vật
B. Pha ban đầu của dao động
C. Biên độ dao động của vật
D. Pha dao động tại thời điểm t
-
Câu 2:
Vật dao động điều hòa hàm cosin có gia tốc biểu diễn như hình. Biên độ và pha ban đầu của vật là:
A. \(A = 10cm,\varphi = \frac{\pi }{3}\)
B. \(A = 20cm,\varphi = {\text{ - }}\frac{\pi }{2}\)
C. \(A = 20cm,\varphi = 0\)
D. \(A = 20cm,\varphi = \frac{\pi }{2}\)
-
Câu 3:
Vật dao động điều hòa có đồ thị vận tốc - thời gian như hình vẽ. Tần số góc và pha ban đầu của li độ của vật là:
A. \(\omega = \dfrac{{25\pi }}{3}{\text{,}}\varphi {\text{ = - }}\dfrac{{\pi }}{6}\)
B. \(\omega = \dfrac{{25\pi }}{3}{\text{,}}\varphi {\text{ = }}\dfrac{7\pi }{6}\)
C. \(\omega = \dfrac{{{\text{10}}\pi }}{3}{\text{,}}\varphi {\text{ = }}\dfrac{\pi }{3}\)
D. \(\omega = \dfrac{{{\text{10}}\pi }}{3}{\text{,}}\varphi {\text{ = }}\dfrac{\pi }{2}\)
-
Câu 4:
Một chất điểm dao động điều hòa với phương trình \(x = Ac{\rm{os(}}\omega {\rm{t + }}\varphi {\rm{)}}\), trong đó ω có giá trị dương. Đại lượng ω gọi là
A. Biên độ dao động.
B. Chu kì của dao động.
C. Tần số góc của dao động.
D. Pha ban đầu của dao động.
-
Câu 5:
Một chất điểm dao động điều hòa với phương trình x =Acos(ωt + φ); trong đó A, ω là các hằng số dương. Pha của dao động ở thời điểm t là
A. (\omega t + \varphi )\)
B. ω
C. φ
D. ωt
-
Câu 6:
Trong dao động điều hòa của một vật thì tập hợp 2 đại lượng nào sau đây là không đổi theo thời gian?
A. Biên độ, tần số.
B. Biên độ, gia tốc.
C. Vận tốc
D. Gia tốc
-
Câu 7:
Pha của dao động được dùng để xác định
A. Biên độ dao động
B. Trạng thái dao động
C. Tần số dao động
D. Chu kỳ dao động
-
Câu 8:
Pha ban đầu của dao động điều hòa phụ thuộc
A. Cách chọn gốc tọa độ và gốc thời gian
B. Năng lượng truyền cho vật để vật dao động
C. Đặc tính của hệ dao động
D. Cách kích thích vật dao động
-
Câu 9:
Biên độ dao động:
A. Là quãng đường vật đi trong một chu kỳ dao động
B. Là quãng đường vật đi được trong nửa chu kỳ dao động
C. Là độ dời lớn nhất của vật trong quá trình dao động
D. Là độ dài quỹ đạo chuyển động của vật
-
Câu 10:
Một vật dao động điều hoà dọc theo trục Ox với phương trình: \(x{\text{ }} = {\text{ }}Acos(\pi t){\text{ }}cm\). Nếu chọn gốc toạ độ O tại vị trí cân bằng của vật thì gốc thời gian t = 0 là lúc vật:
A. Ở vị trí li độ cực đại thuộc phần dương của trục Ox
B. Qua vị trí cân bằng O ngược chiều dương của trục Ox
C. Ở vị trí li độ cực đại thuộc phần âm của trục Ox
D. Qua vị trí cân bằng O theo chiều dương của trục Ox
-
Câu 11:
Một vật dao động điều hòa theo phương trình li độ x = 5cosπt (cm). Tốc độ cực đại của vật bằng:
A. π (cm/s
B. 5/π (cm/s)
C. 5π (cm/s)
D. 5 (cm/s)
-
Câu 12:
Vật dao động điều hòa với phương trình x = 4cos(10πt + π/3) cm. Vào lúc t = 0,5s thì vật có li độ và vận tốc là:
A. \(x = - 2cm;{\text{ }}v = - 10\pi \sqrt 3 cm/s\)
B. \(x{\text{ }} = {\text{ }}2cm;v = 20\pi \sqrt 3 cm/s\)
C. \(x = 2cm;{\text{ }}v = 30\pi \sqrt 3 cm/s\)
D. \(x = - 2cm;{\text{ }}v = 20\pi \sqrt 3 cm/s\)
-
Câu 13:
Một chất điểm dao động điều hòa theo phương trình \(x = 5cos(2\pi t + \pi ){\text{ }}\left( {cm} \right)\). Quãng đường vật đi được sau 2s là
A. 20 cm
B. 10cm
C. 40 cm
D. 80cm
-
Câu 14:
Một vật dao động điều hòa có phương trình: \(x = 5cos(2\pi t + \pi /6){\rm{ }}\left( {cm,{\rm{ }}s} \right)\) . Lấy \(\pi = 3,14\) . Tốc độ của vật khi có li độ \(x = 3cm\) là :
A. 50,24(cm/s)
B. 2,512(cm/s)
C. 25,12(cm/s)
D. 12,56(cm/s)
-
Câu 15:
Đối với dao động điều hòa, số lần dao động được lặp lại trong một đơn vị thời gian gọi là:
A. Tần số dao động
B. Chu kỳ dao động
C. Pha ban đầu
D. Tần số góc
-
Câu 16:
Trong dao động điều hòa
A. Vận tốc biến đổi điều hoà cùng pha so với li độ
B. Vận tốc biến đổi điều hoà ngược pha so với li độ
C. Vận tốc biến đổi điều hoà sớm pha π/2 so với li độ
D. Vận tốc biến đổi điều hoà chậm pha π/2 so với li độ
-
Câu 17:
Trong dao động điều hoà
A. Gia tốc biến đổi điều hoà cùng pha so với li độ.
B. Gia tốc biến đổi điều hoà ngược pha so với li độ
C. Gia tốc biến đổi điều hoà sớm pha π/2 so với li độ
D. Gia tốc biến đổi điều hoà chậm pha π/2 so với li độ
-
Câu 18:
Trong dao động điều hoà
A. Gia tốc biến đổi điều hoà cùng pha so với vận tốc
B. Gia tốc biến đổi điều hoà ngược pha so với vận tốc
C. Gia tốc biến đổi điều hoà sớm pha π/2 so với vận tốc
D. Gia tốc biến đổi điều hoà chậm pha π/2 so với vận tốc
-
Câu 19:
Chọn câu đúng? Gia tốc trong dao động điều hòa
A. Luôn hướng về vị trí biên.
B. Luôn cùng pha với li độ
C. Độ lớn giá trị nhỏ nhất khi li độ bằng 0
D. Chậm pha \(\frac{\pi }{2}\) so với vận tốc
-
Câu 20:
Một vật đang dao động điều hoà, khi vật chuyển động từ vị trí biên về vị trí cân bằng thì
A. Vật chuyển động nhanh dần đều
B. Vật chuyển động chậm dần đều
C. Gia tốc cùng hướng với chuyển động
D. Gia tốc có độ lớn tăng dần
-
Câu 21:
Một con lắc đơn chiều dài l dao động điều hòa tại nơi có gia tốc trọng trường g. Chu kỳ dao động của con lắc được tính:
A. \(T = 2\pi \sqrt {\frac{\ell }{g}} \)
B. \(T = 2\pi \sqrt {\frac{g}{\ell }} \)
C. \(T = \frac{1}{{2\pi }}\sqrt {\frac{\ell }{g}} \)
D. \(T = \frac{1}{{2\pi }}\sqrt {\frac{g}{\ell }} \)
-
Câu 22:
Tại một nơi xác định, chu kì dao động điều hòa của con lắc đơn tỉ lệ thuận với:
A. Căn bậc hai chiều dài con lắc.
B. Chiều dài con lắc.
C. Căn bậc hai gia tốc trọng trường.
D. Gia tốc trọng trường.
-
Câu 23:
Chu kỳ dao động nhỏ của con lắc đơn phụ thuộc vào:
A. Khối lượng của con lắc
B. Trọng lượng của con lắc
C. Tỷ số trọng lượng và khối lượng của con lắc
D. Khối lượng riêng của con lắc
-
Câu 24:
Một con lắc đơn gồm quả cầu nhỏ khối lượng m được treo vào một đầu sợi dây mềm, nhẹ, không dãn, dài 64cm. Con lắc dao động điều hòa tại nơi có gia tốc trọng trường g. Lấy g = π2 (m/s2). Chu kì dao động của con lắc là :
A. 2 s
B. 1,6s
C. 0,5s
D. 1 s
-
Câu 25:
Tại cùng một nơi trên Trái Đất, con lắc đơn có chiều dài l dao động điều hòa với chu kì \(2s\), con lắc đơn có chiều dài \(2l\) dao động điều hòa với chu kì:
A. \(\sqrt 2 s\)
B. \(2\sqrt 2 s\)
C. \(2s\)
D. \(4s\)
-
Câu 26:
Tại một nơi xác định, hai con lắc đơn có độ dài l1 và l2, dao động điều hoà với tần số tương ứng f1 và f2. Tỉ số \(\frac{{{f_1}}}{{{f_2}}}\) bằng:
A. \(\sqrt {\dfrac{{{l_1}}}{{{l_2}}}} \)
B. \(\dfrac{{{l_1}}}{{{l_2}}}\)
C. \(\sqrt[{}]{{\dfrac{{{l_2}}}{{{l_1}}}}}\)
D. \(\dfrac{{{l_2}}}{{{l_1}}}\)
-
Câu 27:
Con lắc đơn có chiều dài dây treo là l = 1 m thực hiện 10 dao động mất 20s. Lấy π = 3,14 . Gia tốc trọng trường tại nơi đặt con lắc là:
A. g \( \approx \) 10 m/s2
B. g \( \approx \) 9, 75 m/s2
C. g \( \approx \) 9,95 m/s2
D. \( \approx \) 9,86 m/s2
-
Câu 28:
Tại cùng một nơi trên Trái Đất, hai con lắc đơn có chiều dài l1, l2 với chu kỳ dao động riêng lần lượt là T1 = 0,3 s và T2 = 0,4 s. Chu kỳ dao động riêng của con lắc thứ ba có chiều dài l3 = l1 + l2 là:
A. 0,1 s.
B. 0,7 s.
C. 0,5 s
D. 1,2 s.
-
Câu 29:
Con lắc đơn có chiều dài \(\ell \), trong khoảng thời gian \(\Delta \)t thực hiện được 40 dao động. Nếu tăng chiều dài dây của dây treo thêm 19 cm, thì cũng trong khoảng thời gian trên con lắc chỉ thực hiện được 36 dao động. Chiều dài lúc đầu của con lắc là:
A. \(\ell = {\rm{ }}64{\rm{ }}cm\)
B. l = 90 cm
C. \(\ell = {\rm{ }}36{\rm{ }}cm\
D. \(l = 81cm\)
-
Câu 30:
Con lắc đơn dao động điều hòa với phương trình \(s = \cos (2t + 0,69){\rm{cm}}\), t tính theo đơn vị giây. Khi t = 0,135s thì pha dao động là :
A. 0,57 rad.
B. 0,75 rad.
C. 0,96 rad.
D. 0,69 rad.
-
Câu 31:
Một con lắc đơn đang dao động điều hòa với biên độ góc bằng \(9^0\) dưới tác dụng của trọng lực. Ở thời điểm \(t_0\), vật nhỏ của con lắc có li độ góc và li độ cong lần lượt là \(4,5^0\) và \(2,5 \pi cm\). Lấy \(g = 10 m/s^2\). Tốc độ của vật ở thời điểm \(t_0\) bằng
A. \(37cm/s.\)
B. \(31cm/s.\)
C. \(25cm/s.\)
D. \(43cm/s.\)
-
Câu 32:
Cho một bộ thí nghiệm khảo sát dao động của con lắc đơn như hình bên. Tên các thiết bị trong bộ thí nghiệm đó là:
A. 5- quả cầu, 6- dây treo, 7- cổng quang điện hồng ngoại, 8- đồng hồ đo thời gian hiện số, 9- thanh ke.
B. 5- dây treo; 6- quả cầu; 7- cổng quang điện hồng ngoại, 8– thanh ke, 9- đồng hồ đo thời gian hiện số
C. 5- dây treo; 6- quả cầu; 7- cổng quang điện hồng ngoại; 4- đồng hồ đo thời gian hiện số; 9- thanh ke
D. 5- dây treo; 6- quả cầu; 7- cổng quang điện hồng ngoại; 8- đồng hồ đo thời gian hiện số; 9- thanh ke.
-
Câu 33:
Trong bài thực hành đo gia tốc trọng trường của Trái Đất tại phòng thí nghiệm, một học sinh đo được chiều dài của con lắc đơn l = 800 ± 1 (mm) thì chu kỳ dao động là T = 1,78 ± 0,02 (s). Lấy π = 3,14. Gia tốc trọng trường của Trái Đất tại phòng thí nghiệm đó là:
A. 9,96 ± 0,24 m/s2
B. 9,96 ± 0,21 m/s2
C. 10,2 ± 0,24 m/s2
D. 9,72 ± 0,21 m/s2
-
Câu 34:
Một con lắc đơn gồm vật nặng có khối lượng m, dây treo dài l. Kéo vật ra khỏi vị trí cân bằng một góc α0 rồi thả cho vật dao động. Biểu thức xác định vận tốc tại vị trí α bất kì là:
A. \({v_\alpha } = \pm \sqrt {2gl(c{\rm{os}}{\alpha _0}{\rm{ - cos}}\alpha )} \)
B. \({v_\alpha } = \pm \sqrt {gl(c{\rm{os}}{\alpha _0}{\rm{ - cos}}\alpha )} \)
C. \({v_\alpha } = \pm \sqrt {2gl(c{\rm{os}}\alpha {\rm{ - cos}}{\alpha _0})} \)
D. \({v_\alpha } = \pm \sqrt {gl(c{\rm{os}}\alpha {\rm{ - cos}}{\alpha _0})} \)
-
Câu 35:
Một con lắc đơn gồm vật có khối lượng 100g, chiều dài dây l = 40cm. Kéo vật lệch khỏi VTCB để dây treo hợp với phương thẳng đứng một góc 300 rồi buông tay. Lấy g = 10m/s2. Vận tốc của vật khi qua vị trí góc α=150 có độ lớn là:
A. 0,894m/s
B. 0,632m/s
C. 0,466m/s
D. 0,266m/s
-
Câu 36:
Một con lắc đơn gồm vật nặng có khối lượng m dao động điều hòa với biên độ góc α0. Biểu thức tính vận tốc ở li độ α là:
A. \({v_\alpha } = \pm \sqrt {gl({\alpha ^2}{\rm{ - }}{\alpha _0}^2)} \)
B. \({v_\alpha } = \pm \sqrt {2gl({\alpha ^2}{\rm{ - }}{\alpha _0}^2)} \)
C. \({v_\alpha } = \pm \sqrt {2gl({\alpha _0}^2{\rm{ - }}{\alpha ^2})} \)
D. \({v_\alpha } = \pm \sqrt {gl({\alpha _0}^2{\rm{ - }}{\alpha ^2})} \)
-
Câu 37:
Một con lắc đơn dao động điều hòa tại một nơi có g = 10m/s2, chiều dài dây treo là l = 1,6m với biên độ góc \({\alpha _0}\) = 0,1rad/s thì khi đi qua vị trí có li độ góc \(\frac{{{\alpha _0}}}{2}\) vận tốc có độ lớn là:
A. \(20\sqrt 3 cm/s\)
B. \(60\sqrt 3 cm/s\)
C. \(20\sqrt 2 cm/s\)
D. \(10\sqrt 3 cm/s\)
-
Câu 38:
Con lắc đơn dao động nhỏ với chu kỳ $2s$ tại nơi có gia tốc rơi tự do \(g = {\pi ^2} = 10m/{s^2}\). Vận tốc của con lắc tại vị trí có li độ góc $3^0$ có độ lớn là $28,7cm/s$. Biên độ góc của dao động là:
A. 20
B. 30
C. 60
D. 120
-
Câu 39:
Một con lắc đơn gồm vật nặng có khối lượng m, dây treo dài l. Kéo vật ra khỏi vị trí cân bằng một góc α0 rồi thả cho vật dao động. Biểu thức xác định lực căng dây tại vị trí α bất kì là:
A. \(T = mg(3c{\rm{os}}{\alpha _0}{\rm{ - 2cos}}\alpha )\)
B. \(T = mg(3c{\rm{os}}\alpha {\rm{ - 2cos}}{\alpha _0})\)
C. \(T = mg(c{\rm{os}}{\alpha _0}{\rm{ - cos}}\alpha )\)
D. \(T = mg(c{\rm{os}}\alpha {\rm{ - cos}}{\alpha _0})\)
-
Câu 40:
Một con lắc đơn gồm vật có khối lượng 100g, chiều dài dây l = 40cm. Kéo vật lệch khỏi VTCB để dây treo hợp với phương thẳng đứng một góc 300 rồi buông tay. Lấy g = 10m/s2. Lực căng của dây treo khi vật qua vị trí cao nhất là :
A. 0,2N
B. 0,5N
C. \(\frac{{\sqrt 3 }}{2}\)N
D. \(\frac{{\sqrt 3 }}{5}\)N