Đề thi giữa HK1 môn Vật Lý 10 CTST năm 2022-2023
Trường THPT Trần Hưng Đạo
-
Câu 1:
Lĩnh vực nào sau đây là đối tượng nghiên cứu của Vật Lí?
A. Cơ học, quang học
B. Nhiệt học, nhiệt động lực học
C. Điện từ học, hạt nhân nguyên tử
D. Tất cả các phương án trên
-
Câu 2:
Biểu hiện nào sau đây không phải là biểu hiện để phát triển năng lực vật lí?
A. Có được những kiến thức, kĩ năng cơ bản về vật lí
B. Vận dụng được kiến thức, kĩ năng để khám phá, giải quyết các vấn đề có liên quan trong học tập cũng như trong đời sống.
C. Nhận biết được năng lực, sở trường của bản thân, định hướng nghề nghiệp.
D. Nhận biết được hạn chế của bản thân để tìm cách khắc phục.
-
Câu 3:
Năm 1600, sự kiện nổi bật vật lí nào được diễn ra?
A. Galilei làm thí nghiệm tại tháp nghiêng Pisa
B. Newton công bố các nguyên lí Toán học của Triết học tự nhiên
C. Joule tìm ra các định luật nhiệt động lực học
D. Faraday tìm ra hiện tượng cảm ứng điện từ.
-
Câu 4:
Newton công bố các nguyên lí Toán học của Triết học tự nhiên vào năm nào
A. 1600
B. 1687
C. 1785
D. 1831
-
Câu 5:
Thuyết lượng tử do ai xây dựng đầu tiên?
A. Newton
B. Faraday
C. Planck
D. Einstein
-
Câu 6:
Máy hơi nước ra đời trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ mấy?
A. Lần thứ nhất
B. Lần thứ hai
C. Lần thứ ba
D. Lần thứ tư
-
Câu 7:
Đặc trưng cơ bản của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất là gì?
A. Thay thế sức lực cơ bắp bằng sức lực máy móc
B. Sử dụng các thiết bị điện trong mọi lĩnh vực sản xuất và đời sống
C. Tự động hóa các quá trình sản xuất
D. Sử dụng trí tuệ nhân tạo, robot, Internet toàn cầu
-
Câu 8:
Thiết bị dưới đây có tên là gì?
A. Bộ chuyển đổi điện áp
B. Máy biến áp
C. Máy đo thời gian
D. Máy đo vận tốc
-
Câu 9:
Trong phòng thực hành, kí hiệu dưới đây mô tả điều gì?
A. Bình khí nén áp suất cao
B. Cảnh báo tia laser
C. Nhiệt độ cao
D. Từ trường
-
Câu 10:
Tại sao khi sử dụng xong bộ thí nghiệm quang hình, ta phải đậy tấm vải sạch lên?
A. Để bộ thí nghiệm mới
B. Để tránh ánh sáng từ bên ngoài
C. Để tránh bụi bẩn
D. Cả 3 phương án trên đều đúng
-
Câu 11:
Tại sao không được dùng tay lau hay sờ lên mặt của thấu kính?
A. Thấu kính bị mờ
B. Thấu kính dễ bị mốc
C. Cả hai phương án trên đều đúng
D. Cả hai phương án trên đều sai
-
Câu 12:
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 bắt đầu vào khoảng năm nào?
A. Từ những năm 70 của thế kỉ XVIII
B. Từ những năm 70 của thế kỉ XIX
C. Từ những năm 70 của thế kỉ XX
D. Từ những năm 70 của thế kỉ XVII
-
Câu 13:
Sử dụng dụng cụ đo để đọc kết quả là:
A. Phép đo trực tiếp
B. Phép đo gián tiếp
C. Phép đo đồ thị
D. Phép đo thực nghiệm
-
Câu 14:
Có bao nhiêu phép đo?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 15:
Có bao nhiêu loại sai số?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 16:
Sai số hệ thống thường có nguyên nhân do đâu mà ra?
A. Do dụng cụ
B. Do người đo
C. Do thực hiện phép đo nhiều
D. Cả A, B đều đúng
-
Câu 17:
Để khắc phục sai số ngẫu nhiên, ta thường làm gì?
A. Xem lại thao tác đo
B. Tiến hành thí nghiệm nhiều lần và tính sai số
C. Khởi động lại thiết bị thí nghiệm
D. Cả 3 phương án trên đều đúng
-
Câu 18:
Để xác định thời gian đi của bạn A trong quãng đường 100m, người ta sử dụng đồng hồ bấm giây, ta có bảng số liệu dưới đây:
Lần đo
1
2
3
Thời gian (s)
35,20
36,15
35,75
Coi tốc độ đi không đổi trong suốt quá trình chuyển động, sai số trong phép đo này là bao nhiêu?
A. 0,30 s
B. 0,31 s
C. 0,32 s
D. 0,33 s
-
Câu 19:
Cho kết quả của phép đo là: \(v = 3,41 \pm 0,12(m/s)\). Sai số tỉ đối của phép đo là
A. 3,51%
B. 3,52%
C. 3,53%
D. 3,54%
-
Câu 20:
Biểu thức xác định độ dời của vật:
A. \({\rm{\Delta }}x = {x_1} - {x_2}\)
B. \({\rm{\Delta }}x = {x_1}.{x_2}\)
C. \({\rm{\Delta }}x = {x_2} + {x_1}\)
D. \({\rm{\Delta }}x = {x_2} - {x_1}\)
-
Câu 21:
Chọn phương án sai khi nói về độ dời của vật
A. \({\rm{\Delta }}x = {x_2} - {x_1}\)
B. Độ dời = Độ biến thiên tọa độ
C. \({\rm{\Delta }}x = {x_1} - {x_2}\)
D. Độ dời = Tọa độ lúc cuối – Tọa độ lúc đầu
-
Câu 22:
Chọn phát biểu đúng?
A. Độ dời phụ thuộc vào hình dạng của quỹ đạo chuyển động và không phụ thuộc vào vị trí điểm đầu và vị trí điểm cuối
B. Độ dời không phụ thuộc vào hình dạng của quỹ đạo chuyển động và vị trí điểm đầu và vị trí điểm cuối
C. Độ dời không phụ thuộc vào hình dạng của quỹ đạo chuyển động mà chỉ phụ thuộc vào vị trí điểm đầu và vị trí điểm cuối
D. Độ dời phụ thuộc vào hình dạng của quỹ đạo chuyển động và vị trí điểm đầu và vị trí điểm cuối
-
Câu 23:
Chọn phương án sai?
A. Quãng đường: là độ dài quỹ đạo chuyển động của vật
B. Độ dời không phụ thuộc vào hình dạng của quỹ đạo chuyển động mà chỉ phụ thuộc vào vị trí điểm đầu và vị trí điểm cuối
C. Khi chất điểm chuyển động, quãng đường nó đi được trùng với độ dời của nó.
D. Độ dời = Độ biến thiên tọa độ
-
Câu 24:
Một thang máy mang một người từ tầng hầm sâu 5m, rồi lên đến tầng 2 . Biết rằng mỗi tầng cách nhau 4m. Trục toạ độ có gốc và chiều dương như hình vẽ.
Quãng đường chuyển động khi người này lên đến tầng 2 là
A. 22m
B. 8m
C. 12m
D. 13m
-
Câu 25:
Hệ quy chiếu bao gồm các yếu tố
A. vật làm gốc, hệ trục tọa độ và đồng hồ đo thời gian.
B. vật làm gốc, đồng hồ đo thời gian.
C. hệ trục tọa độ và đồng hồ đo thời gian.
D. vật làm gốc, hệ trục tọa độ .
-
Câu 26:
Chọn đáp án đúng
A. độ dịch chuyển là một đại lượng vectơ có gốc tại vị trí ban đầu, hướng từ vị trí đầu đến vị trí cuối, độ lớn bằng khoảng cách giữa vị trí đầu và vị trí cuối.
B. độ dịch chuyển là đại lượng có thể nhận giá trị dương, âm hoặc bằng không.
C. độ dịch chuyển được xác định bằng độ biến thiên tọa độ của vật \(d = {x_2} - {x_1} = \Delta x\).
D. tất cả các đáp án trên đều đúng.
-
Câu 27:
Trạng thái đứng yên hay chuyển động có tính tương đối vì trạng thái chuyển động
A. được quan sát ở nhiều thời điểm khác nhau.
B. được xác định bởi nhiều người quan sát khác nhau.
C. không ổn định, đang đứng yên chuyển thành chuyển động hoặc ngược lại.
D. được quan sát trong nhiều hệ quy chiếu khác nhau.
-
Câu 28:
Nếu xét trạng thái của một vật trong các hệ quy chiếu khác nhau thì điều nào sau đây là sai?
A. Vật có thể có vận tốc khác nhau.
B. Vật có thể chuyển động với quỹ đạo khác nhau.
C. Vật có thể có hình dạng khác nhau.
D. Vật có thể đứng yên hoặc chuyển động.
-
Câu 29:
Một hành khách ngồi trên toa tàu A, nhìn qua cửa sổ thấy toa tàu B bên cạnh và gạch lát sân ga đều chuyển động như nhau. Nếu lấy vật mốc là nhà ga thì:
A. Cả hai tàu đều đứng yên
B. Tàu B đứng yên, tàu A chạy
C. Tàu A đứng yên, tàu B chạy
D. Cả hai tàu đều chạy
-
Câu 30:
Nhận xét nào sau đây của hành khách ngồi trên đoàn tàu đang chạy là không đúng?
A. A. Cột đèn bên đường chuyển động so với đoàn tàu.
B. Đầu tàu chuyển động so với toa tàu.
C. Hành khách đang ngồi trên tàu không chuyển động so với đầu tàu.
D. Người soát vé đang đi trên tàu chuyển động so với đầu tàu.
-
Câu 31:
Đứng ở Trái Đất ta sẽ thấy:
A. Mặt Trời đứng yên và Trái Đất quay quanh Mặt Trời.
B. Mặt Trăng quay quanh Trái Đất và Mặt Trời quay quanh Mặt Trăng.
C. Mặt Trăng đứng yên và Mặt Trời quay quanh Trái Đất.
D. Mặt Trời và Mặt Trăng quay quanh Trái Đất, Trái Đất đứng yên.
-
Câu 32:
Biểu thức nào sau đây là biểu thức đúng của công thức cộng vận tốc:
A. \({v_{13}} = {v_{12}} + {v_{23}}\)
B. \(\overrightarrow {{v_{13}}} = \overrightarrow {{v_{12}}} - \overrightarrow {{v_{23}}} \)
C. \({v_{13}} = {v_{12}} - {v_{23}}\)
D. \(\overrightarrow {{v_{13}}} = \overrightarrow {{v_{12}}} + \overrightarrow {{v_{23}}} \)
-
Câu 33:
Biểu thức nào sau đây là biểu thức tính độ dịch chuyển tổng hợp nếu gọi (1) là vật chuyển động, (2) là hệ quy chiếu chuyển động, (3) là hệ quy chiếu đứng yên.
A. \({\vec d_{13}} = {\vec d_{12}} + {\vec d_{23}}\)
B. \({\vec d_{12}} = {\vec d_{13}} + {\vec d_{23}}\)
C. \({d_{12}} = {d_{13}} + {d_{23}}\)
D. \({d_{23}} = {d_{12}} + {d_{13}}\)
-
Câu 34:
Một người đi xe đạp, đi \(\frac{1}{2}\) đoạn đường đầu với tốc độ \({\nu _1} = 10\) km/h, nửa quãng đường còn lại là \({\nu _2} = 15\) km/h. Tính tốc độ trung bình trên toàn bộ quãng đường.
A. 12 km/h
B. 25 km/h
C. 5 km/h
D. 12,5 km/h.
-
Câu 35:
Khi sử dụng đồng hồ đo thời gian hiện số MC964, cần chọn thang đo thời gian với độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) tương ứng là bao nhiêu giây?
A. 0,01 s
B. 0,1 s
C. 1 s
D. 10 s
-
Câu 36:
Trong đồng hồ đo thời gian hiện số MC964, “MODE A” có tác dụng gì?
A. Đo thời gian vật chắn cổng quang điện nối với ổ A
B. Đo thời gian vật chắn cổng quang điện nối với ổ B
C. Đo tổng của hai khoảng thời gian vật chắn cổng quang điện nối với ổ A và vật chắn cổng quang điện nối với ổ B
D. Đo thời gian vật chuyển động từ cổng quang điện nối với ổ A tới cổng quang điện nối với ổ B
-
Câu 37:
Trong đồng hồ đo thời gian hiện số MC964, “MODE A + B” có tác dụng gì?
A. Đo thời gian vật chắn cổng quang điện nối với ổ A
B. Đo thời gian vật chắn cổng quang điện nối với ổ B
C. Đo tổng của hai khoảng thời gian vật chắn cổng quang điện nối với ổ A và vật chắn cổng quang điện nối với ổ B.
D. Đo thời gian vật chuyển động từ cổng quang điện nối với ổ A tới cổng quang điện nối với ổ B.
-
Câu 38:
Hai đầu máy xe lửa cùng chạy trên một đoạn đường sắt thẳng với vận tốc 80 km/h và 60 km/h. Tính vận tốc của đầu máy thứ nhất so với đầu máy thứ hai biết hai đầu máy chạy ngược chiều.
A. 100 km/h.
B. 20 km/h.
C. 50 km/h.
D. 140 km/h.
-
Câu 39:
Công nghệ cảm biến trong việc kiểm soát chất lượng nông sản là ứng dụng của vật lí vào ngành nào?
A. Nông nghiệp.
B. Y tế.
C. Giao thông vận tải.
D. Thông tin liên lạc.
-
Câu 40:
Nêu một số ứng dụng của chất phóng xạ trong đời sống?
A. sử dụng trong y học để chuẩn đoán hình ảnh và điều trị ung thư.
B. sử dụng trong nông nghiệp để tạo đột biến cải thiện giống cây trồng.
C. sử dụng trong công nghiệp để phát hiện các khiếm khuyết trong vật liệu, sử dụng trong khảo cổ để xác định tuổi của các mẫu vật.
D. Cả A, B và C.