Đề thi giữa HK1 môn Vật Lý 10 CTST năm 2022-2023
Trường THPT Phan Đăng Lưu
-
Câu 1:
Đối tượng nghiên cứu của Vật lí gồm:
A. các dạng vận động của vật chất và năng lượng.
B. vật chất và năng lượng.
C. vật chất.
D. năng lượng.
-
Câu 2:
Biểu thức mô tả mối liên hệ giữa năng lượng và khối lượng của An-be Anh-xtanh?
A. \(E = m.{c^2}.\)
B. \(E = m.c.\)
C. \(m = {c^2}.E.\)
D. \(m = c.E.\)
-
Câu 3:
Chọn đáp án đúng nhất. Mục tiêu của Vật lí là:
A. khám phá ra quy luật tổng quát nhất chi phối sự vận động của vật chất và năng lượng, cũng như tương tác giữa chúng ở mọi cấp độ: vi mô, vĩ mô.
B. khám phá ra các quy luật chuyển động.
C. khám phá năng lượng của vật chất ở nhiều cấp độ.
D. khám phá ra quy luật chi phối sự vận động của vật chất.
-
Câu 4:
Chọn đáp án đúng nhất. Phương pháp nghiên cứu của Vật lí gồm
A. phương pháp thực nghiệm.
B. phương pháp lí thuyết.
C. cả phương pháp thực nghiệm và phương pháp lí thuyết. Hai phương pháp hỗ trợ cho nhau, trong đó phương pháp thực nghiệm có tính quyết định.
D. cả phương pháp thực nghiệm và phương pháp lí thuyết. Hai phương pháp hỗ trợ cho nhau, trong đó phương pháp lí thuyết có tính quyết định.
-
Câu 5:
Quá trình nghiên cứu của các nhà khoa học nói chung và nhà vật lí nói riêng chính là quá trình tìm hiểu thế giới tự nhiên. Quá trình này gồm các bước như sau:
A. Quan sát hiện tượng để xác định đối tượng nghiên cứu. Đối chiếu với các lí thuyết đang có để đề xuất giả thuyết nghiên cứu. Thiết kế, xây dựng mô hình lí thuyết hoặc mô hình thực nghiệm để kiểm chứng giả thuyết. Tiến hành tính toán theo mô hình lí thuyết hoặc thực hiện thí nghiệm để thu thập dữ liệu. Sau đó xử lí số liệu và phân tích kết quả để xác nhận, điều chỉnh, bổ sung hay loại bỏ mô hình, giả thuyết ban đầu. Rút ra kết luận.
B. Quan sát hiện tượng để xác định đối tượng nghiên cứu. Đối chiếu với các lí thuyết đang có để đề xuất giả thuyết nghiên cứu. Tiến hành tính toán theo mô hình lí thuyết hoặc thực hiện thí nghiệm để thu thập dữ liệu. Sau đó xử lí số liệu và phân tích kết quả để xác nhận, điều chỉnh, bổ sung hay loại bỏ mô hình, giả thuyết ban đầu. Rút ra kết luận.
C. Quan sát hiện tượng để xác định đối tượng nghiên cứu. Đối chiếu với các lí thuyết đang có để đề xuất giả thuyết nghiên cứu. Thiết kế, xây dựng mô hình lí thuyết hoặc mô hình thực nghiệm để kiểm chứng giả thuyết. Sau đó xử lí số liệu và phân tích kết quả để xác nhận, điều chỉnh, bổ sung hay loại bỏ mô hình, giả thuyết ban đầu. Rút ra kết luận.
D. Quan sát hiện tượng để xác định đối tượng nghiên cứu. Đối chiếu với các lí thuyết đang có để đề xuất giả thuyết nghiên cứu. Thiết kế, xây dựng mô hình lí thuyết hoặc mô hình thực nghiệm để kiểm chứng giả thuyết. Tiến hành tính toán theo mô hình lí thuyết hoặc thực hiện thí nghiệm để thu thập dữ liệu.
-
Câu 6:
Nêu một số ảnh hưởng của vật lí đến một số lĩnh vực trong đời sống và kĩ thuật.
A. Thông tin liên lạc.
B. Y tế.
C. Công nghiêp.
D. Cả A, B và C.
-
Câu 7:
Nêu một số ứng dụng của chất phóng xạ trong đời sống?
A. sử dụng trong y học để chuẩn đoán hình ảnh và điều trị ung thư.
B. sử dụng trong nông nghiệp để tạo đột biến cải thiện giống cây trồng.
C. sử dụng trong công nghiệp để phát hiện các khiếm khuyết trong vật liệu, sử dụng trong khảo cổ để xác định tuổi của các mẫu vật.
D. Cả A, B và C.
-
Câu 8:
Khi sử dụng các thiết bị điện trong phòng thí nghiệm Vật Lí chúng ta cần lưu ý điều gì?
A. Cần quan sát kĩ các kí hiệu và nhãn thông số trên thiết bị để sử dụng đúng chức năng, đúng yêu cầu kĩ thuật.
B. Khởi động hệ thống và tiến hành thí nghiệm.
C. Quan sát các kí hiệu rồi khởi động hệ thống để tiến hành thí nghiệm.
D. Không cần sử dụng đúng chức năng của thiết bị.
-
Câu 9:
Những hành động nào sau đây là đúng khi làm việc trong phòng thí nghiệm?
A. Không cầm vào phích cắm điện mà cầm vào dây điện để rút phích điện.
B. Để chất dễ cháy gần thí nghiệm mạch điện.
C. Không đeo găng tay cao su chịu nhiệt khi làm thí nghiệm với nhiệt độ cao.
D. Không có hành động nào đúng trong ba hành động trên.
-
Câu 10:
Hãy nêu một số biện pháp an toàn khi sử dụng điện?
A. đảm bảo các thiết bị sử dụng điện phải có hệ thống cách điện an toàn.
B. quan sát, chỉ dẫn các biển báo tín hiệu nguy hiểm.
C. sử dụng các phương tiện bảo hộ, an toàn.
D. Cả A, B và C.
-
Câu 11:
Biển báo trên có ý nghĩa gì?
A. Chất dễ cháy, chất tự phản ứng, chất tự cháy, chất tự phát nhiệt.
B. Chất phóng xạ.
C. Điện cao áp.
D. Cảnh báo nguy cơ chất độc.
-
Câu 12:
Biển báo trên có ý nghĩa gì?
A. Chất dễ cháy, chất tự phản ứng, chất tự cháy, chất tự phát nhiệt.
B. Chất phóng xạ.
C. Điện cao áp nguy hiểm đến tính mạng.
D. Cảnh báo nguy cơ chất độc.
-
Câu 13:
Kể tên một số đại lượng vật lí và đơn vị của chúng mà em biết?
A. Cường độ dòng điện có đơn vị là A.
B. Diện tích có đơn vị đo là m2.
C. Thể tích có đơn vị đo là m3.
D. Cả A, B và C.
-
Câu 14:
Đơn vị nào sau đây thuộc hệ SI?
A. kilogam (kg).
B. giây (s).
C. mét (m)
D. Cả A, B và C.
-
Câu 15:
Trong hệ SI đơn vị đo thời gian là?
A. giây (s).
B. giờ (h).
C. phút (min).
D. một trong ba đơn vị giây (s),giờ (h), hoặc phút (min).
-
Câu 16:
Chọn đáp án đúng. Thứ nguyên của một đại lượng là:
A. quy luật nêu lên sự phụ thuộc của đơn vị đo đại lượng đó vào các đơn vị cơ bản.
B. công thức xác định sự phụ thuộc của đơn vị một đại lượng nào đó vào các đơn vị cơ bản.
C. là đơn vị của đại lượng ấy trong hệ SI.
D. cả A và B đều đúng.
-
Câu 17:
Chọn đáp án đúng. Thứ nguyên của vận tốc là:
A. \(L.{T^{ - 1}}\)
B. \(L.{T^{ - 2}}\)
C. \(L.T\)
D. \(L/T\)
-
Câu 18:
Chọn đáp án đúng. Thứ nguyên của khối lượng riêng là
A. \(M.{L^{ - 3}}\)
B. \(M.{L^3}\)
C. \(M.L\)
D. \(M.{L^{ - 2}}\)
-
Câu 19:
Hệ quy chiếu bao gồm các yếu tố
A. vật làm gốc, hệ trục tọa độ và đồng hồ đo thời gian.
B. vật làm gốc, đồng hồ đo thời gian.
C. hệ trục tọa độ và đồng hồ đo thời gian.
D. vật làm gốc, hệ trục tọa độ .
-
Câu 20:
A. quỹ đạo là đường nối những vị trí liên tiếp của vật theo thời gian trong quá trình chuyển động.
B. tập hợp tất cả các vị trí của một vật chuyển động tạo ra một đường nhất định, đường đó gọi là quỹ đạo.
C. chuyển động thẳng là chuyển động có quĩ đạo là đường thẳng.
D. cả A, B và C đều đúng.
-
Câu 21:
Chọn đáp án đúng
A. tốc độ của vật là đại lượng đặc trưng cho tính chất nhanh chậm của chuyển động.
B. tốc độ trung bình của vật có công thức \({\nu _{tb}} = \frac{s}{{\Delta t}}\)
C. đơn vị của tốc độ trong hệ SI là m/s
D. cả A, B và C đều đúng.
-
Câu 22:
Chuyển động thẳng đều là
A. chuyển động có quĩ đạo là đường thẳng và có tốc độ tức thời không đổi theo thời gian.
B. chuyển động có tốc độ tức thời không đổi theo thời gian.
C. chuyển động có tốc độ tức thời thay đổi theo thời gian.
D. chuyển động có tốc độ trung bình thay đổi theo thời gian.
-
Câu 23:
Chọn đáp án đúng
A. độ dịch chuyển là một đại lượng vectơ có gốc tại vị trí ban đầu, hướng từ vị trí đầu đến vị trí cuối, độ lớn bằng khoảng cách giữa vị trí đầu và vị trí cuối.
B. độ dịch chuyển là đại lượng có thể nhận giá trị dương, âm hoặc bằng không.
C. độ dịch chuyển được xác định bằng độ biến thiên tọa độ của vật \(d = {x_2} - {x_1} = \Delta x\).
D. tất cả các đáp án trên đều đúng.
-
Câu 24:
Có 3 điểm nằm dọc theo trục Ox (có chiều từ A đến B) theo thứ tự là A, B và C. Cho AB = 200 m, BC = 300 m. Một người xuất phát từ A qua B đến C rồi quay lại B và dừng lại ở B. Hỏi quãng đường và độ lớn độ dịch chuyển của người này trong cả chuyến đi là bao nhiêu? Chọn gốc tọa độ tại A.
A. s = 800 m và d = 200m.
B. s = 200 m và d = 200m.
C. s = 500 m và d = 200m.
D. s = 800 m và d = 300m.
-
Câu 25:
Biểu thức nào sau đây là biểu thức tính độ dịch chuyển tổng hợp nếu gọi (1) là vật chuyển động, (2) là hệ quy chiếu chuyển động, (3) là hệ quy chiếu đứng yên.
A. \({\vec d_{13}} = {\vec d_{12}} + {\vec d_{23}}\)
B. \({\vec d_{12}} = {\vec d_{13}} + {\vec d_{23}}\)
C. \({d_{12}} = {d_{13}} + {d_{23}}\)
D. \({d_{23}} = {d_{12}} + {d_{13}}\)
-
Câu 26:
Biểu thức nào sau đây là biểu thức tính vận tốc tổng hợp nếu gọi (1) là vật chuyển động, (2) là hệ quy chiếu chuyển động, (3) là hệ quy chiếu đứng yên.
A. \({\vec v_{13}} = {\vec v_{12}} + {\vec v_{23}}\)
B. \({\vec v_{12}} = {\vec v_{13}} + {\vec v_{23}}\)
C. \({v_{12}} = {v_{13}} + {v_{23}}\)
D. \({v_{23}} = {v_{13}} + {v_{12}}\)
-
Câu 27:
Một người đi xe đạp, đi \(\frac{1}{2}\) đoạn đường đầu với tốc độ \({\nu _1} = 10\) km/h, nửa quãng đường còn lại là \({\nu _2} = 15\) km/h. Tính tốc độ trung bình trên toàn bộ quãng đường.
A. 12 km/h.
B. 25 km/h.
C. 5 km/h.
D. 12,5 km/h.
-
Câu 28:
Một xe đi \(\frac{1}{3}\) đoạn đường đầu với tốc độ \({\nu _1} = 15\) m/s, đi đoạn còn lại với \({\nu _2} = 20\) m/s. Tính tốc độ trung bình của xe trên cả quãng đường.
A. 5 m/s.
B. 25 m/s.
C. 18 m/s.
D. 10 m/s.
-
Câu 29:
Một ô tô chuyển động từ A đến B. Một nửa thời gian đầu tốc độ trung bình của xe là ν1 = 40km/h, nửa thời gian còn lại tốc độ trung bình của ô tô là ν2 = 60km/h. Tính tốc độ trung bình của ô tô trong toàn bộ khoảng thời gian chuyển động.
A. 40 km/h.
B. 100 km/h.
C. 20 km/h.
D. 50 km/h.
-
Câu 30:
Một người đi xe đạp trên đoạn đường thẳng AB. Nửa đoạn đường đầu người ấy đi với tốc độ trung bình là 20 km/h, trong nửa thời gian của thời gian còn lại đi với tốc độ trung bình là 10 km/h, sau cùng dắt bộ với tốc độ trung bình là 5 km/h. Tính tốc độ trung bình trên cả quãng đường.
A. 15,3 km/h.
B. 10,9 km/h.
C. 12 km/h.
D. 9 km/h.
-
Câu 31:
Gia tốc là
A. đại lượng đặc trưng cho độ biến thiên của vận tốc theo thời gian.
B. đại lượng đặc trưng cho độ nhanh chậm của chuyển động.
C. đại lượng đặc trưng cho độ biến thiên nhanh chậm của tốc độ theo thời gian.
D. đại lượng đặc trưng cho sự biến thiên về hướng của vận tốc.
-
Câu 32:
Biểu thức tính gia tốc trung bình
A. \({\vec a_{tb}} = \frac{{\Delta \vec \nu }}{{\Delta t}} = \frac{{{{\vec \nu }_2} - {{\vec \nu }_1}}}{{\Delta t}}\)
B. \({\vec a_{tb}} = \frac{{\Delta t}}{{\Delta \vec \nu }} = \frac{{\Delta t}}{{{{\vec \nu }_2} - {{\vec \nu }_1}}}\)
C. \({\vec a_{tb}} = \frac{s}{{\Delta t}}\)
D. \({\vec a_{tb}} = \frac{{\vec d}}{{\Delta t}}\)
-
Câu 33:
Chọn đáp án đúng.
A. Khi a = 0: chuyển động thẳng đều, vật có độ lớn vận tốc không đổi.
B. Khi a ≠ 0 và bằng hằng số: chuyển động thẳng biến đổi đều, vật có độ lớn vận tốc tăng hoặc giảm đều theo thời gian.
C. Khi a ≠ 0 nhưng không phải hằng số: chuyển động thẳng biến đổi phức tạp.
D. Cả A, B và C đều đúng.
-
Câu 34:
Chọn đáp án đúng.
A. Chuyển động thẳng nhanh dần đều là chuyển động có gia tốc a ≠ 0 và bằng hằng số, vận tốc tăng đều theo thời gian, \(\vec a\) và \(\vec v\) cùng chiều.
B. Chuyển động thẳng nhanh dần đều là chuyển động có gia tốc a ≠ 0 và bằng hằng số, vận tốc tăng đều theo thời gian, \(\vec a\) và \(\vec v\) ngược chiều.
C. Chuyển động thẳng nhanh dần đều là chuyển động có gia tốc a ≠ 0 và không bằng hằng số, vận tốc tăng theo thời gian, \(\vec a\) và \(\vec v\) cùng chiều.
D. Chuyển động thẳng nhanh dần đều là chuyển động có gia tốc a ≠ 0 và bằng hằng số, vận tốc giảm theo thời gian, \(\vec a\) và \(\vec v\) cùng chiều.
-
Câu 35:
Nếu t0 = 0 với vật chuyển động thẳng biến đổi đều. Chọn đáp án đúng
A. Phương trình vận tốc là \(\nu = {\nu _0} + a.t\).
B. Phương trình độ dịch chuyển \(d = {\nu _0}.t + \frac{1}{2}.a.{t^2}\)
C. Phương trình liên hệ giữa a, v và d là \({\nu ^2} - v_0^2 = 2.a.d\)
D. Cả A, B và C đều đúng.
-
Câu 36:
Chọn đáp án đúng.
A. Phương trình chuyển động của chuyển động ném ngang là: \(y = \frac{1}{2}g.{t^2}\) và \(x = {v_0}.t\)
B. Phương trình quỹ đạo của chuyển động ném ngang là: \(y = \frac{g}{{2.v_0^2}}.{x^2}\)
C. Thời gian rơi và tầm xa của vật ném ngang là: \(t = \sqrt {\frac{{2.h}}{g}} \) và \(L = {v_0}.t\)
D. Cả A, B và C đều đúng
-
Câu 37:
Một vật ở độ cao 5 m so với mặt đất, được truyền vận tốc ban đầu \({v_0} = 2m/s\). Theo phương ngang. Xác định thời gian rơi của vật. Lấy \(g = 10m/{s^2}\).
A. 1 s
B. 2 s
C. 3 s
D. 4 s
-
Câu 38:
Quỹ đạo của vật ném ngang trong hệ tọa độ Oxy là
A. một nhánh của đường Parabol.
B. đường thẳng đi qua gốc tọa độ.
C. là đường thẳng vuông góc với trục Oy.
D. là đường thẳng vuông góc với trục Ox.
-
Câu 39:
Vật ở độ cao 20 m so với mặt đất, được truyền vận tốc ban đầu \({v_0} = 5m/s\) theo phương ngang. Xác định tầm xa của vật. Lấy \(g = 10m/{s^2}\).
A. 10 m.
B. 20 m.
C. 15 m.
D. 25 m.
-
Câu 40:
Một máy bay bay theo phương ngang ở độ cao 10 km với tốc độ 720 km/h. Viên phi công phải thả quả bom từ xa cách mục tiêu (theo phương ngang) bao nhiêu để quả bom rơi trúng mục tiêu? Lấy \({\rm{g}} = 10{\rm{m/}}{{\rm{s}}^{\rm{2}}}\).
A. 9,7 km.
B. 8,6 km.
C. 8,2 km.
D. 8,9 km.