Đề thi giữa HK1 môn Vật Lý 10 KNTT năm 2022-2023
Trường THPT Phan Bội Châu
-
Câu 1:
Lĩnh vực nghiên cứu nào sau đây là của Vật lý?
A. Nghiên cứu về sự thay đổi của các chất khi kết hợp với nhau.
B. Nghiên cứu sự phát minh và phát triển của các vi khuẩn.
C. Nghiên cứu về các dạng chuyển động và các dạng năng lượng khác nhau.
D. Nghiên cứu về sự hình thành và phát triển của các tầng lớp, giai cấp trong xã hội.
-
Câu 2:
Thành tựu nghiên cứu nào sau đây của Vật lí được coi là có vai trò quan trọng trong việc mở đầu cho cuộc cách mạng công nghệ lần thứ nhất?
A. Nghiên cứu về lực vạn vật hấp dẫn.
B. Nghiên cứu về nhiệt động lực học.
C. Nghiên cứu về cảm ứng điện từ.
D. Nghiên cứu về thuyết tương đối.
-
Câu 3:
Cách sắp xếp nào sau đây trong 5 bước của Phương pháp giải thực nghiệm là đúng?
A. Xác định vấn đề cần nghiên cứu, dự đoán, quan sát, thí nghiệm, kết luận.
B. Quan sát, xác định vấn đề cần nghiên cứu, thí nghiệm, dự đoán, kết luận.
C. Xác định vấn đề cần nghiên cứu, quan sát, dự đoán, thí nghiệm, kết luận.
D. Thí nghiệm, xác định vấn đề cần nghiên cứu, dự đoán, quan sát, kết luận.
-
Câu 4:
Yếu tố nào sau đây là quan trọng nhất dẫn tới việc Aristotle mắc sai lầm khi xác định nguyên nhân làm cho các vật rơi nhanh chậm khác nhau?
A. Khoa học chưa phát triển.
B. Ông quá tự tin vào suy luận của mình.
C. Không có nhà khoa học nào giúp đỡ ông.
D. Ông không làm thí nghiệm để kiểm tra quan điểm của mình.
-
Câu 5:
Đối với một vật chuyển động, đặc điểm nào sau đây chỉ là của quãng đường đi được, không phải của độ dịch chuyển?
A. Có phương và chiều xác định.
B. Có đơn vị đo là mét.
C. Không thể có độ lớn bằng 0.
D. Có thể có độ lớn bằng 0.
-
Câu 6:
Độ dịch chuyển và quãng đường đi được của vật có độ lớn bằng nhau khi vật
A. chuyển động tròn.
B. chuyển động thẳng và không đổi chiều.
C. chuyển động thẳng và chỉ đổi chiều 1 lần.
D. chuyển động thẳng và chỉ đổi chiều 2 lần.
-
Câu 7:
Một người chuyển động thẳng có độ dịch chuyển d1 tại thời điểm t1 và độ dịch chuyển d2 tại thời điểm t2. Vận tốc trung bình của vật trong khoảng thời gian từ t1 đến t2 là:
A. \({v_{tb}} = \frac{{{d_1} - {d_2}}}{{{t_1} + {t_2}}}\)
B. \({v_{tb}} = \frac{{{d_2} - {d_1}}}{{{t_2} - {t_1}}}\)
C. \({v_{tb}} = \frac{{{d_1} + {d_2}}}{{{t_2} - {t_1}}}\)
D. \(\frac{1}{2}\left( {\frac{{{d_1}}}{{{t_1}}} + \frac{{{d_2}}}{{{t_2}}}} \right)\)
-
Câu 8:
Tính chất nào sau đây là của vận tốc, không phải của tốc độ của một chuyển động?
A. Đặc trưng cho sự nhanh chậm của chuyển động
B. Có đơn vị là km/h
C. Không thể có độ lớn bằng 0
D. Có phương xác định
-
Câu 9:
Dựa vào đồ thị độ dịch chuyển - thời gian của một chuyển động thẳng đều có thể xác định được vận tốc của chuyển động bằng công thức
A. \(v = \frac{{{d_1} + {d_2}}}{{{t_1} + {t_2}}}\)
B. \(v = \frac{{{d_2} - {d_1}}}{{{t_2} - {t_1}}}\)
C. \(v = \frac{{{d_1} + {d_2}}}{{{t_2} - {t_1}}}\)
D. \(v = \frac{{{d_2} - {d_1}}}{{{t_1} - {t_2}}}\)
-
Câu 10:
Theo đồ thị ở Hình sau, vật chuyển động thẳng đều trong khoảng thời gian
A. từ 0 đến \({t_2}\)
B. từ \({t_1}\) đến \({t_2}\)
C. từ 0 đến \({t_1}\) và từ \({t_2}\) đến \({t_3}\)
D. từ 0 đến \({t_3}\)
-
Câu 11:
Cặp đồ thị nào ở hình dưới đây là của chuyển động thẳng đều?
A. I và III
B. I và IV
C. II và III
D. II và IV
-
Câu 12:
Phương trình chuyển động và độ lớn vận tốc của hai chuyển động có đồ thị ở hình sau là:
A. \(\begin{array}{l}{d_1} = 60 - 10t;{v_1} = 10km/h\\{d_2} = 12t;{v_2} = 12km/h\end{array}\)
B. \(\begin{array}{l}{d_1} = 60 + 10t;{v_1} = 10km/h\\{d_2} = - 10t;{v_2} = 10km/h\end{array}\)
C. \(\begin{array}{l}{d_1} = 60 - 20t;{v_1} = 20km/h\\{d_2} = 12t;{v_2} = 12km/h\end{array}\)
D. \(\begin{array}{l}{d_1} = - 10t;{v_1} = 10km/h\\{d_2} = 12t;{v_2} = 12km/h\end{array}\)
-
Câu 13:
Đồ thị nào sau đây là của chuyển động biến đổi?
A.
B.
C.
D.
-
Câu 14:
Chuyển động nào sau đây là chuyển động biến đổi?
A. Chuyển động có độ dịch chuyển tăng đều theo thời gian.
B. Chuyển động có độ dịch chuyển giảm đều theo thời gian.
C. Chuyển động có độ dịch chuyển không đổi theo thời gian.
D. Chuyển động tròn đều.
-
Câu 15:
Chuyển động nào sau đây không phải là chuyển động thẳng biến đổi đều?
A. Viên bi lăn xuống trên máng nghiêng.
B. Vật rơi từ trên cao xuống đất.
C. Hòn đá bị ném theo phương nằm ngang.
D. Quả bóng được ném lên theo phương thẳng đứng.
-
Câu 16:
Công thức liên hệ giữa độ dịch chuyển, vận tốc và gia tốc của chuyển động nhanh dần đều là
A. \({v^2} - v_{_0}^2 = ad.\)
B. \({v^2} - v_{_0}^2 = 2ad\)
C. \(v - {v_0} = 2ad\)
D. \({v_0}^2 - {v^2} = 2ad\)
-
Câu 17:
Đồ thị nào sau đây là của chuyển động thẳng chậm dần đều?
A.
B.
C.
D.
-
Câu 18:
Chuyển động thẳng chậm dần đều có tính chất nào sau đây?
A. Độ dịch chuyển giảm đều theo thời gian.
B. Vận tốc giảm đều theo thời gian.
C. Gia tốc giảm đều theo thời gian.
D. Cả 3 tính chất trên.
-
Câu 19:
Chuyển động của vật nào dưới đây sẽ được coi là rơi tự do nếu được thả rơi?
A. Một chiếc khăn voan nhẹ.
B. Một sợi chỉ.
C. Một chiếc lá cây rụng.
D. Một viên sỏi.
-
Câu 20:
Chuyển động nào dưới đây có thể coi như là chuyển động rơi tự do?
A. Chuyển động của một viên bi sắt được ném theo phương nằm ngang.
B. Chuyển động của một viên bi sắt được ném theo phương xiên góc.
C. Chuyển động của một viên bi sắt được thả rơi.
D. Chuyển động của một viên bi sắt được ném lên cao.
-
Câu 21:
Thả một hòn sỏi từ độ cao h xuống đất. Hòn sỏi rơi trong 2s. Nếu thả hòn sỏi từ độ cao 2h xuống đất thì hòn sỏi sẽ rơi trong bao lâu?
A. 2s
B. \(2\sqrt 2 \)s
C. 4s
D. \(4\sqrt 2 \)s
-
Câu 22:
Thả vật rơi tự do từ độ cao h xuống đất. Công thức tính vận tốc của vật khi chạm đất là:
A. v = \(2\sqrt {gh} .\)
B. v = \(\sqrt {2gh} .\)
C. v = \(\sqrt {gh} .\)
D. \(\sqrt {\frac{{gh}}{2}} .\)
-
Câu 23:
Một vật được thả rơi tự do từ độ cao 9,8 m xuống đất. Bỏ qua lực cản của không khí. Lấy gia tốc rơi tự do g = 9,8 m/s2. Vận tốc v của vật trước khi chạm đất bằng
A. 9,8\(\sqrt 2 \) m/s.
B. 9,8 m/s.
C. 98 m/s.
D. 6,9 m/s.
-
Câu 24:
Hai vật được thả rơi tự do đồng thời từ hai độ cao khác nhau h1 và h2. Khoảng thời gian rơi của vật thứ nhất gấp đôi thời gian rơi của vật thứ hai. Bỏ qua lực cản của không khí. Tỉ số các độ cao h là:
A. \(\frac{{{h_1}}}{{{h_2}}} = 2\).
B. \(\frac{{{h_1}}}{{{h_2}}} = 0.5.\)
C. \(\frac{{{h_1}}}{{{h_2}}} = 4.\)
D. \(\frac{{{h_1}}}{{{h_2}}} = 1.\)
-
Câu 25:
Bi A có khối lượng lớn gấp 4 lần bi B. Tại cùng một lúc và ở cùng một độ cao, bi A được thả rơi còn bi B được ném theo phương nằm ngang. Nếu coi sức cản của không khí là không đáng kể thì
A. bi A rơi chạm đất trước bi B.
B. bi A rơi chạm đất sau bi B.
C. cả hai bi đều rơi chạm đất cùng một lúc với vận tốc bằng nhau.
D. cả hai bi đều rơi chạm đất cùng một lúc với vận tốc khác nhau.
-
Câu 26:
Một quả bóng đặt trên mặt bàn được truyền một vận tốc theo phương nằm ngang. Hình nào dưới đây mô tả đúng quỹ đạo của quả bóng khi rời khỏi mặt bàn?
A.
B.
C.
D.
-
Câu 27:
Một vật được ném từ độ cao H với vận tốc ban đầu v0 theo phương nằm ngang. Nếu bỏ qua sức cản của không khí thì tầm xa L
A. tăng 4 lần khi v0 tăng 2 lần.
B. tăng 2 lần khi H tăng 2 lần.
C. giảm 2 lần khi H giảm 4 lần.
D. giảm 2 lần khi v0 giảm 4 lần.
-
Câu 28:
Trong chuyển động của vật được ném xiên từ mặt đất thì đại lượng nào sau đây không đổi?
A. Gia tốc của vật.
B. Độ cao của vật
C. Khoảng cách theo phương nằm ngang từ điểm vật được ném tới vật.
D. Vận tốc của vật.
-
Câu 29:
Hai vật được đồng thời ném từ mặt đất lên với vận tốc ban đầu vẽ như hình sau. Nếu bỏ qua sức cản của không khí thì
A. vật 1 chạm đất trước.
B. hai vật chạm đất cùng một lúc.
C. hai vật có tầm bay cao như nhau.
D. vật 1 có tầm bay cao hơn.
-
Câu 30:
Hai vật được ném đồng thời ném từ mặt đất lên với vận tốc ban đầu như hình sau. Nếu bỏ qua sức cản của không khí thì câu nào sau đây không đúng?
A. Hai vật chạm đất cùng một lúc.
B. Hai vật cùng có tầm bay xa.
C. Vật 2 có tầm bay xa lớn hơn.
D. Hai vật có cùng tầm bay cao.
-
Câu 31:
Đồ thị vận tốc thời gian nào sau đây mô tả chuyển động có độ lớn của gia tốc là lớn nhất?
A.
B.
C.
D.
-
Câu 32:
Biểu hiện nào sau đây không phải là biểu hiện để phát triển năng lực vật lí?
A. Có được những kiến thức, kĩ năng cơ bản về vật lí
B. Vận dụng được kiến thức, kĩ năng để khám phá, giải quyết các vấn đề có liên quan trong học tập cũng như trong đời sống.
C. Nhận biết được năng lực, sở trường của bản thân, định hướng nghề nghiệp
D. Nhận biết được hạn chế của bản thân để tìm cách khắc phục
-
Câu 33:
Newton công bố các nguyên lí Toán học của Triết học tự nhiên vào năm nào?
A. 1600
B. 1687
C. 1785
D. 1831
-
Câu 34:
Thuyết lượng tử do ai xây dựng đầu tiên?
A. Newton
B. Faraday
C. Planck
D. Einstein
-
Câu 35:
Năm 1600, sự kiện nổi bật vật lí nào được diễn ra?
A. Galilei làm thí nghiệm tại tháp nghiêng Pisa
B. Newton công bố các nguyên lí Toán học của Triết học tự nhiên
C. Joule tìm ra các định luật nhiệt động lực học
D. Faraday tìm ra hiện tượng cảm ứng điện từ
-
Câu 36:
Xe máy xuất phát từ 6 giờ sáng, xe đến Hà Nội lúc 1 giờ chiều. Hỏi xe đã di chuyển bao lâu?
A. 6 giờ
B. 7 giờ
C. 8 giờ
D. 9 giờ
-
Câu 37:
Bạn A đi bộ từ nhà đến trường 2 km, do quên tập tài liệu nên quay về nhà lấy. Hỏi độ dịch chuyển của bạn A là bao nhiêu?
A. 2 km
B. 4 km
C. 0 km
D. Đáp án khác
-
Câu 38:
Bạn A đi bộ từ nhà đến trường 2 km, do quên tập tài liệu nên quay về nhà lấy. Hỏi quãng đường của bạn A đi được là bao nhiêu?
A. 2 km
B. 4 km
C. 0 km
D. Đáp án khác
-
Câu 39:
Bạn Lan đi từ nhà đến cửa hàng tạp hóa 1 km, sau đó đến thư viện trường lấy sách 2 km. Cuối cùng bạn Lan trở về nhà. Biết từ nhà qua tạp hóa và đến thư viện trường đều nằm trên một đường thẳng, cửa hàng tạp hóa nằm giữa nhà và thư viện. So sánh độ dịch chuyển d và quãng đường đi được s của bạn Lan?
A. d > s
B. d < s
C. d = s
D. Chưa đủ dữ kiện để khẳng định
-
Câu 40:
Trên xe máy hoặc ô tô, đồng hồ tốc độ có tác dụng gì?
A. Chỉ tốc độ trung bình của người lái xe
B. Chỉ tốc độ tức thời của xe đang chạy
C. Chỉ vận tốc trung bình của xe đang chạy
D. Chỉ vận tốc thức thời của xe đang chạy