Đề thi giữa HK1 môn Vật lý 10 KNTT năm 2022-2023
Trường THPT Nguyễn Trãi
-
Câu 1:
Đối tượng nghiên cứu nào sau đây thuộc lĩnh vực Vật Lí?
A. Dòng điện không đổi.
B. Hiện tượng quang hợp.
C. Sự phát triển và sinh trưởng của các loài trong thế giới tự nhiên.
D. Sự cấu tạo chất và sự biến đổi các chất.
-
Câu 2:
Đối tượng nghiên cứu nào sau đây không thuộc lĩnh vực Vật Lí?
A. Vật chất, năng lượng và sự vận động của chúng trong tự nhiên.
B. Các chất và sự biến đổi các chất, các phương trình phản ứng của các chất trong tự nhiên.
C. Trái Đất.
D. Vũ trụ (các hành tinh, các ngôi sao…).
-
Câu 3:
Các nhà triết học tìm hiểu thế giới tự nhiên dựa trên quan sát và suy luận chủ quan thể hiện ở nội dung nào sau đây?
A. Vật nặng bao giờ cũng rơi nhanh hơn vật nhẹ.
B. Các quả tạ nặng khác nhau rơi đồng thời từ tầng cao của tòa tháp nghiêng ở thành phố Pi-da (Italia) nhận thấy chúng rơi đến mặt đất gần như cùng một lúc.
C. Một cái lông chim và một hòn bi chì rơi nhanh như nhau khi được thả rơi cùng lúc trong một ống thủy tinh đã hút hết không khí.
D. Hiện tượng ánh sáng làm bật các electron ra khỏi bề mặt kim loại.
-
Câu 4:
Các lĩnh vực Vật lí mà em đã được học ở cấp trung học cơ sở?
A. Cơ học, điện học, quang học, nhiệt học, âm học.
B. Cơ học, điện học, quang học, lịch sử.
C. Cơ học, điện học, văn học, nhiệt động lực học.
D. Cơ học, điện học, nhiệt học, địa lí.
-
Câu 5:
Thiết bị nào sau đây không có ứng dụng các kiến thức về nhiệt?
A. Đồng hồ đo nhiệt.
B. Nhiệt kế điện tử.
C. Máy đo nhiệt độ tiếp xúc.
D. Kính lúp.
-
Câu 6:
DC hoặc dấu - là kí hiệu mô tả đại lượng nào sau đây?
A. Dòng điện xoay chiều.
B. Dòng điện một chiều.
C. Dòng điện không đổi.
D. Máy biến áp.
-
Câu 7:
AC hoặc dấu ~ là kí hiệu mô tả đại lượng nào sau đây?
A. Dòng điện xoay chiều.
B. Dòng điện một chiều.
C. Dòng điện không đổi.
D. Máy biến áp.
-
Câu 8:
Khi sử dụng các thiết bị điện trong phòng thí nghiệm Vật lí chúng ta cần lưu ý điều gì?
A. Cần quan sát kĩ các kí hiệu và nhãn thông số trên thiết bị để sử dụng đúng chức năng, đúng yêu cầu kĩ thuật.
B. Khởi động luôn hệ thống và tiến hành thí nghiệm.
C. Quan sát sơ bộ các kí hiệu rồi khởi động hệ thống để tiến hành thí nghiệm.
D. Không cần sử dụng đúng chức năng của thiết bị.
-
Câu 9:
Khi sử dụng các thiết bị nhiệt và thủy tinh trong phòng thí nghiệm Vật lí chúng ta cần lưu ý điều gì?
A. Quan sát kĩ các kí hiệu trên thiết bị, đặc điểm của dụng cụ thí nghiệm, chức năng của dụng cụ.
B. Tiến hành thí nghiệm không cần quan sát vì tin tưởng vào dụng cụ phòng thí nghiệm.
C. Quan sát các kí hiệu trên thiết bị, đặc điểm của các dụng cụ thí nghiệm, có thể dùng dụng cụ này thay thế cho dụng cụ khác.
D. Có thể sử dụng mọi ống thủy tinh trong phòng thí nghiệm vào tất cả các thí nghiệm.
-
Câu 10:
Những dụng cụ nào sau đây trong phòng thí nghiệm Vật lí thuộc loại dễ vỡ?
A. đèn cồn, các hóa chất, những dụng cụ bằng nhựa như ca nhựa,...
B. ống nghiệm, đũa thủy tinh, nhiệt kế, cốc thủy tinh, kính....
C. lực kế, các bộ thí nghiệm như là ròng rọc, đòn bẩy....
D. đèn cồn, hóa chất, ống nghiệm…
-
Câu 11:
Vật nào sau đây được coi là chất điểm?
A. Một xe máy đi từ TP Hồ Chí Minh ra Hà Nội.
B. Một xe ô tô khách loại 45 chỗ ngồi chuyển động từ giữa sân trường ra cổng trường.
C. Một bạn học sinh đi từ nhà ra cổng.
D. Một bạn học sinh đi từ cuối lớp lên bục giảng.
-
Câu 12:
Trường hợp nào dưới đây không thể coi vật là chất điểm?
A. Viên đạn đang chuyển động trong không khí.
B. Trái Đất trong chuyển động quay quanh Mặt Trời.
C. Viên bi trong sự rơi từ tầng thứ năm của một tòa nhà xuống đất.
D. Trái Đất trong chuyển động tự quay quanh trục của nó.
-
Câu 13:
‘‘Lúc 15 giờ 30 phút hôm qua, xe chúng tôi đang chạy trên quốc lộ 5, cách Hải Dương 10 km”. Việc xác định vị trí của ô tô như trên còn thiếu yếu tố gì?
A. Vật làm mốc.
B. Mốc thời gian.
C. Thước đo và đồng hồ.
D. Chiều dương trên đường đi.
-
Câu 14:
Hệ quy chiếu bao gồm các yếu tố nào sau đây?
A. Hệ tọa độ kết hợp với mốc thời gian và đồng hồ đo thời gian.
B. Hệ tọa độ, đồng hồ đo.
C. Hệ tọa độ, thước đo.
D. Mốc thời gian và đồng hồ.
-
Câu 15:
Có 3 điểm nằm dọc theo trục Ox (có chiều từ A đến B) theo thứ tự là A là nhà, B là siêu thị và C là trạm xăng. Cho AB = 300 m, BC = 200 m. Một người xuất phát từ nhà qua siêu thị đến trạm xăng rồi quay lại siêu thị và dừng lại ở đây. Hỏi quãng đường và độ lớn độ dịch chuyển của người này trong cả quá trình chuyển động?
A. s = 500 m và d = 200 m.
B. s = 700 m và d = 300 m.
C. s = 300 m và d = 200 m.
D. s = 200 m và d = 300 m.
-
Câu 16:
Người ta thường dùng quãng đường đi được trong cùng một đơn vị thời gian để xác định độ nhanh, chậm của chuyển động. Đại lượng này gọi là
A. Tốc độ trung bình.
B. Tốc độ tức thời.
C. Vận tốc trung bình.
D. Vận tốc tức thời.
-
Câu 17:
Công thức nào sau đây là công thức tính tốc độ trung bình?
A. \(v = \frac{{\rm{s}}}{{\rm{t}}}\)
B. \(v = \frac{{\Delta s}}{{\Delta t}}\)
C. \(\vec v\, = \frac{{\vec d}}{t}\)
D. Cả đáp án A và B.
-
Câu 18:
Tốc độ tức thời cho biết
A. Mức độ nhanh chậm của chuyển động tại một thời điểm xác định.
B. Tốc độ tại một thời điểm xác định.
C. Độ nhanh, chậm của một chuyển động theo một hướng xác định.
D. Cả A và B.
-
Câu 19:
Vận tốc trung bình là đại lượng được đo bởi:
A. Thương số của quãng đường đi được và khoảng thời gian đi hết quãng đường.
B. Thương số của độ dịch chuyển và thời gian dịch chuyển.
C. Tích của độ dịch chuyển và thời gian dịch chuyển.
D. Tích của quãng đường đi được và thời gian dịch chuyển.
-
Câu 20:
Hai xe ô tô chạy cùng chiều trên một đoạn đường thẳng với vận tốc 100 km/h và 80 km/h. Tính vận tốc của xe thứ nhất so với xe thứ 2. Chọn chiều dương là chiều chuyển động của hai xe.
A. 20 km/h.
B. 180 km/h.
C. - 20 km/h.
D. - 180 km/h.
-
Câu 21:
Trường hợp nào sau đây vận tốc và tốc độ có độ lớn như nhau?
A. Vật chuyển động thẳng theo một chiều không đổi.
B. Vật chuyển động thẳng.
C. Vật chuyển động theo một chiều.
D. Luôn luôn bằng nhau về độ lớn.
-
Câu 22:
Hãy chỉ ra câu không đúng:
A. Quỹ đạo của chuyển động thẳng đều là đường thẳng.
B. Tốc độ trung bình của chuyển động thẳng đều trên mọi đoạn đường là như nhau.
C. Trong chuyển động thẳng đều, quãng đường đi được của vật tỉ lệ thuận với khoảng thời gian chuyển động.
D. Chuyển động đi lại của một pit-tông trong xi lanh là chuyển động thẳng đều.
-
Câu 23:
Khi vật chuyển động thẳng với vận tốc không đổi (v > 0). Hình nào sao đây biểu diễn đồ thị độ dịch chuyển thời gian của vật?
A.
B.
C.
D.
-
Câu 24:
Chọn câu SAI.
Một người đi bộ trên một con đường thẳng. Cứ đi được 10 m thì người đó lại nhìn đồng hồ và đo khoảng thời gian đã đi. Kết quả đo được ghi trong bảng sau:
A. Vận tốc trung bình trên đoạn đường 10 m lần thứ 1 là 1,25 m/s.
B. Vận tốc trung bình trên đoạn đường 10 m lần thứ 3 là 1,00 m/s.
C. Vận tốc trung bình trên đoạn đường 10 m lần thứ 5 là 0,83 m/s.
D. Vận tốc trung bình trên cả quãng đường là 0,91 m/s.
-
Câu 25:
Chuyển động của một xe máy được mô tả bởi đồ thị
Xác định tốc độ và vận tốc của xe trong 20 s đầu tiên.
A. 1 m/s và 1 m/s.
B. 1 m/s và 2 m/s.
C. 2 m/s và 1 m/s.
D. -1 m/s và 2 m/s.
-
Câu 26:
Chọn câu đúng: Gia tốc là đại lượng
A. cho biết sự thay đổi nhanh hay chậm của sự thay đổi vận tốc.
B. cho biết vật chuyển động nhanh hay chậm.
C. cho biết độ nhanh hay chậm của chuyển động.
D. cả đáp án B và C.
-
Câu 27:
Đơn vị nào sau đây là đơn vị của gia tốc trong hệ SI?
A. m/s.
B. \({\rm{m/}}{{\rm{s}}^{\rm{2}}}\)
C. \({\rm{m}}{\rm{.}}{{\rm{s}}^{\rm{2}}}\)
D. m.s.
-
Câu 28:
Vật chuyển động nhanh dần có đặc điểm nào sao đây?
A. a.v = 0
B. a.v > 0
C. a.v < 0
D. \(a.v \ne 0\)
-
Câu 29:
Chọn đáp án đúng biểu diễn biểu thức gia tốc?
A. \(\overrightarrow a \frac{{\Delta \overrightarrow v }}{{\Delta {\rm{t}}}}\)
B. \(a = \frac{{\Delta \overrightarrow v }}{{\Delta {\rm{t}}}}\)
C. \(\overrightarrow a = \frac{{\Delta v}}{{\Delta {\rm{t}}}}\)
D. \(\overrightarrow a = \frac{{\Delta \overrightarrow d }}{{\Delta {\rm{t}}}}\)
-
Câu 30:
Chọn câu sai: Chất điểm chuyển động theo một chiều với gia tốc a = 4 m/s2 có nghĩa là
A. Lúc đầu vận tốc bằng 0 thì sau 1s vận tốc của nó bằng 4 m/s.
B. Lúc vận tốc bằng 2 m/s thì sau 1s vận tốc của nó bằng 6 m/s.
C. Lúc vận tốc bằng 2 m/s thì sau 2s vận tốc của nó bằng 8 m/s.
D. Lúc vận tốc bằng 4 m/s thì sau 2s vận tốc của nó bằng 12 m/s.
-
Câu 31:
Trong chuyển động thẳng biến đổi đều, véctơ gia tốc tức thời có đặc điểm:
A. Hướng thay đổi, độ lớn không đổi.
B. Hướng không đổi, độ lớn thay đổi.
C. Hướng thay đổi, độ lớn thay đổi.
D. Hướng không đổi, độ lớn không đổi.
-
Câu 32:
Câu nào đúng?
A. Gia tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều bao giờ cũng lớn hơn gia tốc của chuyển động thẳng chậm dần đều.
B. Chuyển động thẳng nhanh dần đều có gia tốc lớn thì có vận tốc lớn.
C. Chuyển động thẳng biến đổi đều có gia tốc tăng, giảm đều theo thời gian.
D. Gia tốc trong chuyển động thẳng nhanh dần đều có hướng và độ lớn không đổi theo thời gian.
-
Câu 33:
Công thức vận tốc tức thời trong chuyển động thẳng biến đổi đều
A. \({\rm{v = }}{{\rm{v}}_{\rm{0}}}{\rm{ + a}}{{\rm{t}}^{\rm{2}}}\)
B. \({\rm{v = }}{{\rm{v}}_{\rm{0}}}{\rm{ + a}}{\rm{.}}\Delta {\rm{t}}\)
C. \({\rm{v = }}{{\rm{v}}_{\rm{0}}}{\rm{-- at}}\)
D. \(v = - {v_0} + at\)
-
Câu 34:
Công thức vận tốc tức thời trong chuyển động thẳng biến đổi đều nếu thời điểm ban đầu vật mới bắt đầu chuyển động.
A. \({\rm{v = }}{{\rm{v}}_{\rm{0}}}{\rm{ + a}}{{\rm{t}}^{\rm{2}}}\)
B. \(v = a.t\)
C. \({\rm{v = }}{{\rm{v}}_{\rm{0}}}{\rm{-- at}}\)
D. \({\rm{v = - }}{{\rm{v}}_{\rm{0}}}{\rm{ + at}}\)
-
Câu 35:
Công thức nào sau đây là công thức tính độ dịch chuyển trong chuyển động thẳng biến đổi đều?
A. \({\rm{d = }}{{\rm{v}}_{\rm{0}}}{\rm{.t + }}\frac{{\rm{1}}}{{\rm{2}}}{\rm{.a}}{\rm{.}}{{\rm{t}}^{\rm{2}}}\)
B. \({\rm{d = }}\frac{{\rm{1}}}{{\rm{2}}}{\rm{.a}}{\rm{.}}{{\rm{t}}^{\rm{2}}}\)
C. \({\rm{d = }}{{\rm{v}}_{\rm{0}}}{\rm{.t + 2}}{\rm{.a}}{\rm{.}}{{\rm{t}}^{\rm{2}}}\)
D. \({\rm{d = 2}}{{\rm{v}}_{\rm{0}}}{\rm{.t + a}}{\rm{.}}{{\rm{t}}^{\rm{2}}}\)
-
Câu 36:
Chuyển động dưới đây được coi là sự rơi tự do nếu được thả rơi ?
A. Một cái lá cây rụng.
B. Một sợi chỉ.
C. Một chiếc khăn tay.
D. Một mẩu phấn.
-
Câu 37:
Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm của chuyển động rơi tự do của các vật?
A. Chuyển động theo phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống.
B. Chuyển động thẳng, nhanh dần đều.
C. Tại một nơi và ở gần mặt đất, mọi vật rơi tự do như nhau.
D. Lúc t = 0 thì vận tốc ban đầu theo phương ngang khác không.
-
Câu 38:
Chuyển động của vật nào dưới đây có thể coi là chuyển động rơi tự do?
A. Một vận động viên nhảy dù đã buông dù và đang rơi trong không trung.
B. Một quả táo rụng từ trên cây đang rơi xuống đất.
C. Một chiếc lá rụng đang rơi từ trên cây xuống đất.
D. Một chiếc thang máy đang chuyển động đi xuống.
-
Câu 39:
Một vật rơi tự do không vận tốc ban đầu từ độ cao h xuống đất, tại nơi có gia tốc trọng trường g. Công thức tính độ lớn v của vật khi chạm đất là:
A. \(v = 2gh\)
B. \(v = \sqrt {2gh} \)
C. \(v = \sqrt {\frac{{2h}}{g}} \)
D. \(v = \sqrt {gh} \)
-
Câu 40:
Một vật rơi tự do không vận tốc ban đầu từ đỉnh tháp với gia tốc \(g = 10m/{s^2}\), sau 3s thì chạm đất. Chiều cao của tháp là?
A. 35 m.
B. 40 m.
C. 45 m.
D. 50 m.