Đề thi giữa HK1 môn Vật Lý 10 năm 2021-2022
Trường THPT Nguyễn Trãi
-
Câu 1:
Chuyển động cơ là gì?
A. sự thay đổi hướng của vật này so với vật khác theo thời gian.
B. sự thay đổi chiều của vật này so với vật khác theo thời gian.
C. sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác theo thời gian.
D. sự thay đổi phương của vật này so với vật khác theo thời gian.
-
Câu 2:
Chọn đáp án sai:
A. Trong chuyển động thẳng đều tốc độ trung bình trên mọi quãng đường là như nhau.
B. Quãng đường đi được của chuyển động thẳng đều được tính bằng công thức: s = vt.
C. Trong chuyển động thẳng đều vận tốc được xác định bằng công thức: v = v0 + at.
D. Phương trình chuyển động của chuyển động thẳng đều là x = x0 + vt.
-
Câu 3:
Một ô tô từ A đến B mất 5 giờ, trong 2 giờ đầu ô tô đi với tốc độ 50km/h, trong 3 giờ sau ô tô đi với tốc độ 30km/h. Vận tốc trung bình của ô tô trên đoạn đường AB là
A. 40 km/h.
B. 38 km/h.
C. 46 km/h.
D. 35 km/h.
-
Câu 4:
Gia tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều
A. Có phương, chiều và độ lớn không đổi.
B. Tăng đều theo thời gian.
C. Bao giờ cũng lớn hơn gia tốc của chuyển động chậm dần đều.
D. Chỉ có độ lớn không đổi.
-
Câu 5:
Một xe đang chạy với vận tốc 36 km/h thì tăng tốc và sau 2s xe đạt vận tốc 54 km/h. Gia tốc của xe là
A. 1 m/s²
B. 2,5 m/s²
C. 1,5 m/s²
D. 2 m/s²
-
Câu 6:
Một vật xem là chất điểm khi kích thước của nó
A. rất nhỏ so với con người.
B. rất nhỏ so với chiều dài quỹ đạo.
C. rất nhỏ so với vật mốc.
D. rất lớn so với quãng đường ngắn.
-
Câu 7:
Một chiếc thuyền chạy ngược dòng trên một đoạn sông thẳng, sau 1 giờ đi được 9 km so với bờ. Một đám củi khô trôi trên đoạn sông đó, sau 1 phút trôi được 50 m so với bờ. Vận tốc của thuyền so với nước là
A. 12 km/h.
B. 6 km/h.
C. 9 km/h.
D. 3 km/h.
-
Câu 8:
Nếu xét trạng thái của một vật trong các hệ quy chiếu khác nhau thì điều nào sau đây là sai?
A. vật có thể có vật tốc khác nhau .
B. vật có thể chuyển động với quỹ đạo khác nhau.
C. vật có thể có hình dạng khác nhau.
D. vật có thể đứng yên hoặc chuyển động.
-
Câu 9:
Bán kính vành ngoài của một bánh xe ôtô là 25cm. Xe chạy với vận tốc 10m/s. Vận tốc góc của một điểm trên vành ngoài xe so với trục bánh xe là
A. 10 rad/s
B. 20 rad/s
C. 30 rad /s
D. 40 rad/s.
-
Câu 10:
Các công thức liên hệ giữa tốc độ góc ω với chu kỳ T và giữa tốc độ góc ω với tần số f trong chuyển động tròn đều là
A. ω = 2π/T và ω = 2πf
B. ω = 2πT và ω = 2πf
C. ω = 2πT và ω = 2π/f
D. ω = 2π/T và ω = 2π/f
-
Câu 11:
Một giọt nước rơi tự do từ độ cao 45m xuống đất. Cho g = 10 m/s². Thời gian giọt nước rơi tới mặt đất là bao nhiêu?
A. 4,5 s.
B. 2,0 s.
C. 9,0 s.
D. 3,0 s.
-
Câu 12:
Sự rơi tự do là gì?
A. chuyển động khi không có lực tác dụng.
B. chuyển động khi bỏ qua lực cản.
C. một dạng chuyển động thẳng đều.
D. chuyển động của vật chỉ dưới tác dụng của trọng lực.
-
Câu 13:
Một chất điểm chịu tác dụng đồng thời của hai lực thành phần có độ lớn F1 và F2 thì hợp lực \(\overrightarrow F \) của chúng luôn có độ lớn thỏa mãn hệ thức:
A. \(F = F_1^2 + F_2^2\)
B. \(\left| {{F_1} - {F_2}} \right| \le F \le {F_1} + {F_2}\)
C. \(F = {F_1} + {F_2}\)
D. \(F = \sqrt {F_1^2 + F_2^2} \)
-
Câu 14:
Một chất điểm chuyển động dưới tác dụng của hai lực có giá đồng quy \(\overrightarrow {{F_1}} \) và \(\overrightarrow {{F_2}} \) thì vecto gia tốc của chất điểm
A. cùng phương, cùng chiều vs lực \(\overrightarrow {{F_2}} \)
B. cùng phương, cùng chiều với lực \(\overrightarrow {{F_1}} \)
C. cùng phương, cùng chiều với phương và chiều của hợp lực giữa \(\overrightarrow {{F_1}} \) và \(\overrightarrow {{F_2}} \)
D. cùng phương, ngược chiều với phương và chiều của hợp lực giữa \(\overrightarrow {{F_1}} \) và \(\overrightarrow {{F_2}} \)
-
Câu 15:
Đơn vị của hằng số hấp dẫn là gì?
A. \(\frac{{N.{m^2}}}{{k{g^2}}}\)
B. \(\frac{{N.{m^2}}}{{kg}}\)
C. \(\frac{{kg.m}}{{{N^2}}}\)
D. \(\frac{{N.k{g^2}}}{{{m^2}}}\)
-
Câu 16:
Một mẩu gỗ có khối lượng m = 250 g đặt trên sàn nhà nằm ngang. Người ta truyền cho nó một vận tốc tức thời v0 = 5 m/s. Tính thời gian để mẩu gỗ dừng lại và quãng đường nó đi được cho tới lúc đó. Hệ số ma sát trượt giữa mẩu gỗ và sàn nhà là µt = 0,25. Lấy g = 10 m/s2.
A. 1 s, 5 m.
B. 2 s, 5 m.
C. 1 s, 8 m.
D. 2 s, 8 m.
-
Câu 17:
Một lò xo có một đầu cố định. Khi kéo đầu còn lại với lực 2N thì lò xo dài 22cm. Khi kéo đầu còn lại với lực 4N thì lò xo dài 24cm. Độ cứng của lò xo này là:
A. 9,1 N/m.
B. 17.102 N/m.
C. 1,0 N/m.
D. 100 N/m.
-
Câu 18:
Một quả cầu có trọng lượng P = 40N được treo vào tường nhờ một sợi dây hợp với mặt tường một góc α = 30°. Bỏ qua ma sát ở chỗ tiếp xúc giữa quả cầu và tường. Hãy xác định lực căng của dây tác dụng lên quả cầu (hình vẽ).
A. 40 N
B. 80 N
C. 42,2 N
D. 46,2 N
-
Câu 19:
Một vật rắn ở trạng thái cân bằng sẽ không quay khi tổng momen của lực tác dụng bằng 0. Điều này chỉ đúng khi mỗi momen lực tác dụng được tính đối với
A. trọng tâm của vật rắn.
B. trọng tâm hình học của vật rắn.
C. cùng một trục quay vuông góc với mặt phẳng chứa lực.
D. điểm đặt của lực tác dụng.
-
Câu 20:
Thước AB = 100cm, trọng lượng P = 10N, trọng tâm ở giữa thước. Thước có thể quay dễ dàng xung quanh một trục nằm ngang đi qua O với OA = 30cm. Để thước cân bằng và nằm ngang, ta cần treo một vật tại đầu A có trọng lượng bằng bao nhiêu?
A. 4,38 N
B. 5,24 N
C. 6,67 N
D. 9,34 N
-
Câu 21:
Đặc điểm của hệ ba lực cân bằng là
A. có giá đồng phẳng, có hợp lực bằng 0.
B. có giá đồng phẳng và đồng quy, có hợp lực khác 0.
C. có giá đồng quy, có hợp lực bằng 0.
D. có giá đồng phẳng và đồng quy, có hợp lực bằng 0.
-
Câu 22:
Khi khối lượng của hai vật và khoảng cách giữa chúng đều tăng lên gấp đôi thì lực hấp dẫn giữa chúng đều tăng lên gấp đôi thì lực hấp dẫn giữa chúng có độ lớn
A. tăng gấp đôi
B. giảm đi một nửa
C. tăng gấp bốn
D. không đổi
-
Câu 23:
Cho hai lực đồng quy có độ lớn F1 = 5N và F2 = 12N. Hợp lực của F1 và F2 chỉ có thể có nhận dạng giá trị bằng
A. 6N
B. 18N
C. 8N
D. 4N
-
Câu 24:
Một khối gỗ có khối lượng 50kg được đặt trên mặt sàn nằm ngang. Tác dụng vào thùng lực đẩy có phương nằm ngang và có độ lớn F = 150N. Nếu hệ số ma sát nghỉ giữa thùng và mặt sàn là 0,35 và lấy g = 10 m/s2. Nhận định nào sau đây đúng ?
A. thùng chuyển động nhanh dần đều, lực ma sát tác dụng vào thùng là 175N
B. thùng chuyển động đều, lực ma sát tác dụng vào thùng là 150N
C. thùng không chuyển động, lực ma sát tác dụng vào thùng là 150N
D. thùng không chuyển động, lực ma sát tác dụng vào thùng là 175N
-
Câu 25:
Một quả bóng có khối lượng 500g đang nằm yên trên mặt đất thì bị đá bằng lực 250N. Nếu thời gian bóng tiếp xúc với chân là 0,02s thì tốc độ của bóng ngay sau khi đá là
A. 0,01 m/s
B. 0,1 m/s
C. 2,5 m/s
D. 10 m/s
-
Câu 26:
Một lò xo có chiều dài tự nhiên l0 = 20cm và có độ cứng k = 40 N/m. Khi nén lò xo bằng lực F = 1N thì chiều dài của nó là
A. 2,5cm
B. 19,975cm
C. 25cm
D. 19,75cm
-
Câu 27:
Hai lực của một ngẫu nhiên lực có độ lớn F = 10N. Cánh tay đòn của ngẫu lực có giá trị d=30 cm. Momen của ngẫu lực có gái trị
A. 300 N.m
B. 30 N.m
C. 3 N.m
D. \(\dfrac{{100}}{3}\) N.m
-
Câu 28:
Một thanh AB chịu tác dụng của hai lực song song, cùng chiều có độ lớn lần lượt là F1 = 10N và F2 = 14N. Điểm đặt của hai lực cách nhau d = 1,2m. Điểm đặt của hợp lực
A. nằm trên đường thẳng AB, trong khoảng AB, cách B một khoảng 0,5 m
B. nằm trên đường thẳng AB, ngoài khoảng AB, cách B một khoảng 0,5 m
C. nằm trên đường thẳng AB, trong khoảng AB, cách B một khoảng 0,9 m
D. nằm trên đường thẳng AB, ngoài khoảng AB, cách B một khoảng 0,9 m
-
Câu 29:
Một đoàn tàu bắt đầu rời ga, chuyển động nhanh dần đều thì sau 20s nó đạt vận tốc 36km/h. Hỏi sau bao lâu tàu đạt vận tốc 54km/h:
A. 23s
B. 26s
C. 30s
D. 34s
-
Câu 30:
Phương trình liên hệ giữa đường đi, vận tốc và gia tốc của chuyển động chậm dần đều (a ngược dấu với v0 và v) là :
A. \({v^2} - v_0^2 = - 2{\rm{a}}s\)
B. \({v^2} + v_0^2 = 2{\rm{a}}s\)
C. \({v^2} + v_0^2 = - 2{\rm{a}}s\)
D. \({v^2} - v_0^2 = 2{\rm{a}}s\)
-
Câu 31:
Công thức liên hệ giữa tốc độ góc \(\omega \) với chu kì T và tần số f là:
A. \(\omega = \frac{{2\pi }}{T};f = 2\pi \omega \)
B. \(T = \frac{{2\pi }}{\omega };f = 2\pi \omega \)
C. \(T = \frac{{2\pi }}{\omega };\omega = 2\pi f\)
D. \(\omega = \frac{{2\pi }}{f};\omega = 2\pi T\)
-
Câu 32:
Một vật rơi tự do không vận tốc ban đầu từ độ cao 5m xuống. Vận tốc của nó khi chạm đất là
A. v = 8,899m/s
B. v = 10m/s
C. v = 5m/s
D. v = 2m/s
-
Câu 33:
Một người đi bộ trên một đường thẳng với vân tốc không đổi 2m/s. Thời gian để người đó đi hết quãng đường 780m là
A. 6min15s
B. 7min30s
C. 6min30s
D. 7min15s
-
Câu 34:
Vật chuyển động chậm dần đều
A. Véc tơ gia tốc của vật cùng chiều với chiều chuyển động.
B. Gia tốc của vật luôn luôn dương.
C. Véc tơ gia tốc của vật ngược chiều với chiều chuyển động.
D. Gia tốc của vật luôn luôn âm.
-
Câu 35:
Một vật rơi tự do từ độ cao h xuống mặt đất. Công thức tính vận tốc v của vật rơi tự do là:
A. \(v = \sqrt {2gh} \)
B. \(v = \sqrt {gh} \)
C. \(v = 2gh\)
D. \(v = \sqrt {\frac{{2h}}{g}} \)
-
Câu 36:
Chuyển động của vật nào sau đây được xem là rơi tự do nếu chúng được thả rơi?
A. Một tờ giấy
B. Một sợi tóc
C. Một hòn sỏi
D. Một lá cây rụng
-
Câu 37:
Chọn đáp án đúng. Công thức định luật II Niuton là:
A. \(\overrightarrow F = m\overrightarrow a \)
B. \(\overrightarrow F = ma\)
C. \(F = m\overrightarrow a \)
D. \(\overrightarrow F = - m\overrightarrow a \)
-
Câu 38:
Gọi \(\Delta \varphi \) là góc quét ứng với cung \(\Delta s\) trong thời gian \(\Delta t\). Công thức tính tốc độ góc của vật chuyển động tròn đều là:
A. \(\omega = \frac{{\Delta \varphi }}{R}\)
B. \(\omega = \frac{{\Delta s}}{{\Delta t}}\)
C. \(\omega = \frac{{\Delta s}}{{\Delta {t^2}}}\)
D. \(\omega = \frac{{\Delta \varphi }}{{\Delta t}}\)
-
Câu 39:
Chọn câu ĐÚNG NHẤT. Rơi tự do là chuyển động:
A. Chậm dần đều
B. Nhanh dần đều
C. Biến đổi đều
D. Thẳng đều
-
Câu 40:
Công thức quan hệ vận tốc, thời gian và gia tốc trong chuyển động thẳng biến đổi đều là:
A. \(v = {v_0} + at\)
B. \(v = {v_0} - at\)
C. \(v = - {v_0} + at\)
D. \(v = {v_0} + a{t^2}\)