Đề thi giữa HK1 môn Vật Lý 12 năm 2021-2022
Trường THPT Hà Huy Tập
-
Câu 1:
Khẳng định nào dưới đây sai ? Hình chiếu của một chất điểm chuyển động tròn trên một đường thẳng nằm trong mặt phẳng quỹ đạo là một dao động điều hòa có tần số góc \(\omega \) và có độ lớn cực đại của vận tốc là vmax. Điều đó chứng tỏ
A. chất điểm chuyển động tròn đều với tốc độ góc là \(\omega \).
B. chất điểm chuyển động tròn đều với gia tốc hướng tâm là \({\omega ^2}{v_{\max }}\).
C. chất điểm chuyển động tròn đều với vận tốc dài là vmax.
D. bán kính quỹ đạo tròn là vmax/\(\omega \).
-
Câu 2:
Kết luận nào sau đây không đúng ? Đối với mỗi chất điểm dao động cơ điều hòa với tần số f thì
A. vận tốc biến thiên điều hòa với tần số f.
B. gia tốc biến thiên điều hòa với tần số f.
C. động năng biến thiên điều hòa với tần số f.
D. thế năng biến thiên điều hòa với tần số 2f.
-
Câu 3:
Có ba con lắc đơn treo cạnh nhau cùng chiều dài, ba vật bằng sắt, nhôm và gỗ ( có khối lượng riêng của sắt> nhôm> gỗ) cùng khối lượng và được phủ mặt ngoài một lớp sơn để lực cản như nhau. Kéo ba vật sao cho ba sợi dây lệch một góc nhỏ như nhau rồi đồng thời buông nhẹ thì:
A. Con lắc bằng gỗ dừng lại sau cùng.
B. Cả ba con lắc dừng cùng một lúc.
C. Con lắc bằng sắt dừng lại sau cùng.
D. Con lắc bằng nhôm dừng lại sau cùng.
-
Câu 4:
Chọn câu phát biểu sai về dao động điều hòa.
A. Khi vật qua vị trí cân bằng thì lực kéo về có giá trị lớn nhất vì vận tốc của vật lúc đó lớn nhất.
B. Véctơ gia tốc của vật đổi chiều khi vật chuyển động qua vị trí cân bằng.
C. Khi vật dao động qua vị trí cân bằng thì động năng của vật lớn nhất.
D. Lực kéo về trong dao động điều hòa luôn hướng về vị trí cân bằng có độ lớn tỉ lệ nhất với độ lớn của li độ x của vật.
-
Câu 5:
Một chất điểm dao động điều hòa trên trục Ox.Điểm M nằm trên trục Ox và trong quá trình dao động chất điểm không đi qua M.Tại thời điểm t1 chất điểm ở xa M nhất, tại thời điểm t2 chất điểm ở gần M nhất thì
A. Tại cả hai thời điểm t1 và t2 chất điểm đều có vận tốc lớn nhất.
B. Tại thời điểm t1 chất điểm có vận tốc lớn nhất.
C. Tại thời điểm t2 chất điểm có vận tốc lớn nhất.
D. Tại cả hai thời điểm t1 và t2 chất điểm đều có vận tốc bằng 0.
-
Câu 6:
Một sóng cơ truyền dọc theo một sợi dây đàn hồi rất dài với biên độ 6 mm. Tại một thời điểm, hai phần tử trên dây cùng lệch khỏi vị trí cân bằng 3 mm, chuyển động ngược chiều và cách nhau một khoảng ngắn nhất là 8 cm (tính theo phương truyền sóng). Gọi δ là tỉ số của tốc độ dao động cực đại của một phần tử trên dây với tốc độ truyền sóng. δ gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 0,105.
B. 0,157.
C. 0,079.
D. 0,314.
-
Câu 7:
Một sóng cơ truyền dọc theo một sợi dây đàn hồi rất dài với biên độ 6 mm. Tại một thời điểm, hai phần tử trên dây cùng lệch khỏi vị trí cân bằng 3 mm, chuyển động ngược chiều với độ lớn vận tốc \(0,3π \sqrt3cm/s\) và cách nhau một khoảng ngắn nhất là 8cm (tính theo phương truyền sóng). Tốc độ truyền sóng trên dây là:
A. 11cm/s
B. 12cm/s
C. 13cm/s
D. 14cm/s
-
Câu 8:
Một sóng cơ tần số 25 Hz truyền dọc theo trục Ox với tốc độ 100 cm/s. Hai điểm gần nhau nhất trên trục Ox mà các phần tử sóng tại đó dao động cùng pha nhau, cách nhau
A. 2cm
B. 3cm
C. 4cm
D. 1cm
-
Câu 9:
Một sóng có tần số 120Hz truyền trong một môi trường với tốc độ 60m/s, thì bước sóng của nó là
A. 0,2m
B. 0,3m
C. 0,4m
D. 0,5m
-
Câu 10:
Một sóng hình sin lan truyền trên trục Ox. Trên phương truyền sóng, khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm mà các phần tử của môi trường tại hai điểm đó dao động ngược pha nhau là 0,4m. Bước sóng của sóng này là
A. 0,7m
B. 0,8m
C. 0,6m
D. 0,5m
-
Câu 11:
Một sóng hình sin truyền theo phương Ox từ nguồn O với tần số 20Hz, có tốc độ truyền sóng nằm trong khoảng từ 0,7m/s đến 1m/s. Gọi A và B là hai điểm nằm trên Ox, ở cùng một phía với O và cách nhau 10cm. Hai phần tử của môi trường tại A và B luôn dao động ngược pha nhau. Tốc độ truyền sóng là
A. 70cm/s
B. 80cm/s
C. 50cm/s
D. 40cm/s
-
Câu 12:
Khi nói về sóng cơ trong một môi trường, phát biểu nào sau đây là chắc chắn đúng?
A. Hai phần tử của môi trường cách nhau một nửa bước sóng thì dao động ngược pha.
B. Những phần tử của môi trường trên cùng một hướng truyền sóng và cách nhau một số nguyên lần bước sóng thì dao động cùng pha.
C. Những phần tử của môi trường cách nhau một số nguyên lần bước sóng thì dao động cùng pha.
D. Hai phần tử của môi trường cách nhau một phần tư bước sóng thì dao động lệch pha nhau 900
-
Câu 13:
Một nguồn sóng O dao động theo phương trình u0(t)=Acos100πt. Sóng truyền từ OO đến MM cách nó 30cm với tốc độ 10m/s. Phương trình dao động của M là
A. \( {u_M}(t) = Acos(100\pi t + \frac{{3\pi }}{2})\)
B. \( {u_M}(t) = Acos(100\pi t )\)
C. \( {u_M}(t) = Acos(100\pi t - 3\pi )\)
D. \( {u_M}(t) = Acos(100\pi t +\pi )\)
-
Câu 14:
Chọn đáp án đúng. Trên đoạn nối hai nguồn sóng, cùng pha:
A. Số điểm cực tiểu luôn là số chẵn.
B. Các điểm cực đại luân bằng số điểm cực tiểu.
C. Số điểm cực đại luân là số chẵn.
D. Các điểm cực tiểu luân dao động cùng pha với nhau.
-
Câu 15:
Trong hiện tượng giao thoa sóng trên mặt nước, khoảng cách giữa hai cực đại liên tiếp nằm trên đường nối hai nguồn sóng bằng bao nhiêu?
A. Bằng hai lần bước sóng.
B. Bằng một bước sóng.
C. Bằng một nửa lần bước sóng.
D. Bằng một phần tư bước sóng.
-
Câu 16:
Khi có sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi có bước sóng thì khoảng cách giữa n nút sóng liên tiếp bằng
A. \(n\frac{\lambda }{4}\)
B. \(n\frac{\lambda }{2}\)
C. \(\left( {n - 1} \right)\frac{\lambda }{2}\)
D. \(\left( {n - 1} \right)\frac{\lambda }{4}\)
-
Câu 17:
Một sợi dây đàn hồi căng ngang, đang có sóng dừng ổn định. Trên dây, A là một điểm nút, B là điểm bụng gần A nhất với AB = 18 cm, M là một điểm trên dây cách B một khoảng 12 cm. Biết rằng trong một chu kỳ sóng, khoảng thời gian mà độ lớn vận tốc dao động của phần tử B nhỏ hơn vận tốc cực đại của phần tử M là 0,1s. Tốc độ truyền sóng trên dây là
A. 3,2 m/s.
B. 5,6 m/s.
C. 4,8 m/s.
D. 2,4 m/s.
-
Câu 18:
Dây AB = 90 cm có đầu A cố định, đầu B tự do. Khi tần số trên dây là 10 Hz thì trên dây có 8 nút sóng dừng. Nếu B cố định và tốc độ truyền sóng không đổi mà muốn có sóng dừng trên dây thì phải thay đổi tần số f một lượng nhỏ nhất bằng bao nhiêu?
A. \(\frac{1}{3}\text{ }Hz\)
B. 0,8 Hz.
C. 0,67 Hz.
D. 10,33 Hz.
-
Câu 19:
Một sợi dây đàn hồi dài 0,7 m có một đầu tự do, đầu kia nối với một nhánh âm thoa rung với tần số 80 Hz. Vận tốc truyền sóng trên dây là 32 m/s. Trên dây có sóng dừng. Tính số bó sóng nguyên hình thành trên dây
A. 6
B. 3
C. 5
D. 4
-
Câu 20:
Một ống sáo hở hai đầu tạo ra sóng dừng cho âm với 3 nút. Khoảng cách giữa 2 nút liên tiếp là 20 cm. Chiều dài của ống sáo là
A. 80 cm.
B. 60 cm.
C. 120 cm.
D. 30 cm.
-
Câu 21:
Một nam châm điện có dòng điện xoay chiều tần số 100 Hz đi qua. Đặt nam châm điện phía trên một dây thép AB căng ngang với hai đầu cố định, chiều dài sợi dây 60 cm. Ta thấy trên dây có sóng dừng với 2 bó sóng. Tính vận tốc sóng truyền trên dây?
A. 60 m/s.
B. 60 cm/s.
C. 6 m/s.
D. 6 cm/s.
-
Câu 22:
Một nguồn âm điểm phát sóng âm vào trong không khí tới hai điểm M, N cách nguồn âm lần lượt là 5 m và 20 m. Gọi aM, aN là biên độ dao động của các phần tử vật chất tại M và N. Coi môi trường là hoàn toàn không hấp thụ âm. Giả sử nguồn âm và môi trường đều đẳng hướng. Chọn phương án đúng.
A. aM = 2aN.
B. aM = aN
C. aM − 4aN.
D. aM − aN.
-
Câu 23:
Một nguồn âm điểm S phát âm đẳng hướng với công suất không đổi hơng một môi trường không hấp thụ và không phản xạ âm. Lúc đầu, mức cường độ âm do S gây ra tại điểm M là L (dB). Khi cho S tiến lại gần M thêm mộ đoạn 60 m thì mức cường độ âm tại M lúc này là L + 6 (dB). Khoảng cách từ S đến N lúc đầu là
A. 200 m.
B. 120,3 m.
C. 80,6 m.
D. 40 m.
-
Câu 24:
Cho hai dao động điều hoà cùng phương, cùng f. Dao động tuần hoàn sẽ cùng pha với dao dộng thành phần này và ngược pha với dao dộng thành phần kia khi hai dao dộng thành phần
A. ngược pha và có biên độ khác nhau.
B. ngược pha và cùng biên độ.
C. cùng pha và cùng biên độ.
D. cùng pha và có biên độ khác nhau.
-
Câu 25:
Một vật tham gia đồng thời hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số, cùng biên độ và vuông pha với nhau. Khi vật có vận tốc cực đại thì
A. một trong hai dao động đang có li độ bằng biên độ của nó.
B. hai dao động thành phần đang có li độ đối nhau.
C. hai dao động thành phần đang có li độ bằng nhau.
D. một trong hai dao động đang có vận tốc cực đại.
-
Câu 26:
Một vật tham gia vào hai dao động điều hòa có cùng tần số thì
A. chuyển động tổng hợp của vật là một dao động tuần hoàn cùng tần số.
B. chuyển động tổng hợp của vật là một dao động điều hòa cùng tần số.
C. chuyển động tổng hợp của vật là một dao động điều hòa cùng tần số và có biên độ phụ thuộc vào hiệu pha của hai dao động thành phần.
D. chuyển động của vật là dao động điều hòa cùng tần số nếu hai dao động thành phần cùng phương.
-
Câu 27:
Cho hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số và cùng biên độ. Biên độ của dao động tổng hợp của chúng bằng biên độ của dao động thành phần khi hai dao động thành phần đó
A. cùng pha.
B. ngược pha.
C. lệch pha nhau \(\frac{\pi }{2}\).
D. lệch pha nhau \(\frac{{2\pi }}{3}\).
-
Câu 28:
Dao động tổng hợp của hai dao động cùng phương, cùng tần số, cùng biên độ, có biên độ của mỗi dao động thành phần khi hai dao động thành phần
A. lệch pha \(\frac{\pi }{2}\).
B. ngược pha.
C. lệch pha \(\frac{{2\pi }}{3}\).
D. cùng pha.
-
Câu 29:
Nhận xét nào sau đây về biên độ của dao động tổng hợp hai dao động điều hoà cùng phương, cùng tần số là không đúng?
A. phụ thuộc vào biên độ của dao động thành phần thứ nhất.
B. phụ thuộc vào biên độ của dao động thành phần thứ hai.
C. phụ thuộc vào tần số chung của hai dao động thành phần.
D. phụ thuộc vào độ lệch pha giữa hai dao động thành phần.
-
Câu 30:
Phát biểu nào sau đây về động năng của một vật đang dao động điều hoà với chu kì T là đúng?
A. Biến đổi theo thời gian dưới dạng hàm số sin.
B. Biến đổi tuần hoàn theo thời gian với chu kỳ T/2.
C. Biến đổi tuần hoàn với chu kỳ T.
D. Không biến đổi theo thời gian.
-
Câu 31:
Phát biểu nào sau đây về động năng và thế năng trong dao động điều hoà là không đúng?
A. Động năng và thế năng biến đổi điều hoà cùng chu kỳ.
B. Động năng biến đổi điều hoà cùng chu kỳ với vận tốc.
C. Thế năng biến đổi điều hoà với tần số gấp 2 lần tần số của li độ.
D. Tổng động năng và thế năng không phụ thuộc vào thời gian.
-
Câu 32:
Một hệ dao động cơ đang thực hiện dao động cưỡng bức. Hiện tượng cộng hưởng xảy ra khi
A. Chu kì của lực cưỡng bức nhỏ hơn chu kì dao động riêng của hệ dao động.
B. Chu kì của lực cưỡng lớn hơn chu kì dao động riêng của hệ dao động.
C. tần số của lực cưỡng bức lớn hơn tần số dao động riêng của hệ dao động.
D. tần số của lực cưỡng bức bằng tần số dao động riêng của hệ dao động.
-
Câu 33:
Con lắc của một đồng hồ coi như một con lắc đơn. Đồng hồ chạy đúng khi ở mặt đất, ở độ cao 3,2km nếu muốn đồng hồ chạy đúng thì phải thay đổi chiều dài con lắc như thế nào? Biết bán kính trái đất là 6400km
A. Tăng 0,1%
B. Giảm 0,1%
C. Tăng 0,2%
D. Giảm 0,2%
-
Câu 34:
Một đồng hồ quả lắc chạy đúng giờ trên mặt đất. Đưa đồng hồ lên cao h = 320m so với mặt đất thấy đồng hồ chạy chậm. Đưa đồng hồ xuống hầm sâu h’ so với mặt đất thấy đồng hồ giống ở độ cao h. Xác định độ sâu của hầm. Coi nhiệt độ là không đổi.
A. 1080m
B. 640m
C. 181m
D. 727m
-
Câu 35:
Đưa một con lắc đơn từ mặt đất lên độ cao h = 9,6km. Biết bán kính trái đất R = 6400km, coi chiều dài con lắc đơn không phụ thuộc vào nhiệt độ. Muốn chu kì của con lắc đơn không thay đổi thì chiều dài của con lắc phải thay đổi thế nào?
A. Tăng thêm 0,2%
B. Tăng thêm 0,3%
C. Giảm bớt 0,3%
D. Giảm bớt 0,2%
-
Câu 36:
Hai con lắc đơn treo cạnh nhau có chu kì dao động nhỏ là T1 = 4s và T2 = 4,8s. Kéo hai con lắc lệch một góc nhỏ như nhau rồi đồng thời buông nhẹ. Hỏi sau thời gian ngắn nhất là bao nhiêu thì hai con lắc sẽ đồng thời trở lại vị trí này:
A. 8,8s
B. 12s
C. 6,248s
D. 24s
-
Câu 37:
Đặt con lắc đơn có chiều dài dây treo dài hơn dao động với chu kì T2 gần một con lắc đơn khác có chu kì dao động T1 = 2s. Cứ sau ∆t=200s thì trạng thái dao động của hai con lắc lại giống nhau. Chu kì dao động T2 của con lắc đơn có dây treo dài hơn là:
A. T=1,9s
B. T=2,3S
C. T=2,2s
D. T=2,02s
-
Câu 38:
Một con lắc đơn dao động tại nơi có g = 9,8m/s2, có chu kì dao động T chưa biết, dao động trước mặt một con lắc đồng hồ có chu kì T0 = 2s. Con lắc đơn dao động chậm hơn con lắc đồng hồ một chút nên có những lần hai con lắc chuyển động cùng chiều và trùng với nhau tại vị trí cân bằng của chúng (gọi là những lần trùng phùng). Quan sát cho thấy thời gian giữa hai lần trùng phùng liên tiếp bằng 7 phút 30 giây. Tính chu kì T của con lắc đơn và độ dài dây treo của con lắc đơn.
A. 2,009s; 1m
B. 1,999s; 0,9m
C. 2,009s; 0,9m
D. 1,999s; 1m
-
Câu 39:
Hai con lắc có cùng biên độ, có chu kì T1 và T2 = 4T1. Tại thời điểm ban đầu chúng đi qua VTCB theo cùng một chiều. Khoảng thời gian ngắn nhất hai con lắc ngược pha nhau là:
A. \( \frac{{{T_2}}}{6}\)
B. \( \frac{{{T_2}}}{4}\)
C. \( \frac{{{T_2}}}{3}\)
D. \( \frac{{{T_2}}}{2}\)
-
Câu 40:
Một con lắc đơn có chiều dài 1 m dao động nhỏ tại nơi có gia tốc trọng trường \(g = \pi ^2= 10 m/s^2\) . Nếu khi vật đi qua vị trí cân bằng dây treo vướng vào đinh nằm cách điểm treo 50 cm thì chu kỳ dao động của con lắc đơn là
A. \(2s\)
B. \( 1 + \sqrt 2 {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\rm{s}}\)
C. \( \frac{{2 + \sqrt 2 }}{2}{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\rm{s}}\)
D. \(2+ \sqrt 2 {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\rm{s}}\)