Đề thi giữa HK1 môn Hóa học 11 năm 2020
Trường THPT Lý Nhân
-
Câu 1:
Nồng độ mol của các ion CH3COOH, CH3COO-, H+ tại cân bằng trong dung dịch CH3COOH 0,1M có a = 1,32% là bao nhiêu?
A. [CH3COOH] = 0,1M
B. [H+]= [CH3COO-] = 0,1M
C. [H+]= [CH3COO-] = 1,32.10-3M; [CH3COOH] = 0,09868M
D. [H+]= [CH3COO-] = 1,32.10-3M
-
Câu 2:
Trộn 100 ml dung dịch BaCl2 0,10M với 100ml dung dịch NaCl 0,10M. Nồng độ ion Cl- có mặt trong dung dịch bằng bao nhiêu?
A. 0,2
B. 0,15
C. 0,3
D. 0,4
-
Câu 3:
Hòa tan hoàn toàn m gam Fe vào dung dịch HNO3 dư thu được 6,72 lít (đktc) khí X gồm NO và NO2 có dX/H2= 19 và dung dịch Y (không chứa NH4+). Tính m ?
A. 5,6 gam
B. 11,2 gam
C. 16,8 gam
D. 22,4 gam
-
Câu 4:
Trong phòng thí nghiệm, người ta cho kim loại Cu tác dụng với HNO3 đặc. Biện pháp xử lí để khí tạo thành khi thoát ra ngoài ít gây ô nhiễm môi trường nhất là gì?
A. nút ống nghiệm bằng bông khô
B. nút ống nghiệm bằng bông tẩm nước
C. nút ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch Ca(OH)2
D. nút ống nghiệm bằng bông tẩm cồn
-
Câu 5:
Cho phản ứng oxi hóa khử:
8R + 30HNO3→ 8R(NO3)3+ 3NxOy+ 15H2O. Hỏi NxOy là chất nào dưới đây?
A. N2O
B. N2O3
C. NO
D. NO2
-
Câu 6:
Tính khối lượng dung dịch HNO3 60% điều chế được từ 112 000 lít khí NH3 (đktc). Giả thiết hiệu suất của cả quá trình là 80%?
A. 42 kg
B. 525 kg
C. 420 kg
D. 52,5 kg
-
Câu 7:
Cho các phản ứng sau:
X (khí) + Y (khí)→ Z (khí)
Z + Cl2 → X + HCl
Z + HNO2→ T
T→ X+ 2H2O
X, Y, Z, T tương ứng với nhóm chất nào sau đây?
A. N2, H2, NH3, NH4NO2
B. H2, N2, NH3, NH4NO3
C. N2, H2, NH4Cl, NH4NO3
D. N2O, H2, NH3, NH4NO3
-
Câu 8:
Điều gì xảy ra khi để Axit nitric mới điều chế không màu lâu ngày trong không khí?
A. dung dịch chuyển màu vàng do HNO3 bị phân hủy thành NO2
B. dung dịch chuyển màu vàng do HNO3 bị oxi hóa bởi oxi không khí
C. dung dịch chuyển màu nâu đỏ do HNO3 bị phân hủy thành NO2
D. dung dịch chuyển màu nâu đỏ do HNO3 bị oxi hóa bởi oxi không khí
-
Câu 9:
Muối X là hợp chất chứa nguyên tố N. X có các phản ứng sau:
X+ NaOH→Y + Z+ A
X → T+ A
X không thể là chất nào dưới đây?
A. NH4NO3
B. NH4Cl
C. NH4HCO3
D. (NH4)2HPO4
-
Câu 10:
Loại phân bón nào sau đây không phải là phân bón hóa học chính, thường dùng?
A. Phân đạm.
B. Phân lân.
C. Phân kali.
D. Phân vi lượng.
-
Câu 11:
Độ dinh dưỡng của phân đạm là gì?
A. %N.
B. %N2O5.
C. %NH3.
D. % khối lượng muối.
-
Câu 12:
Nhận xét nào sau đây là sai ?
A. Phân vi lượng cung cấp các loại nguyên tố N, K, P dưới dạng hợp chất.
B. Cây trồng chỉ cần một lượng rất nhỏ phân vi lượng.
C. Phân vi lượng được đưa vào đất cùng với phân bón vô cơ hoặc phân bón hữu cơ.
D. Dùng quá lượng phân vi lượng sẽ có hại cho cây.
-
Câu 13:
Cho từ từ 200ml dung dịch HCl 1M vào dung dịch chứa Na2CO3 được dung dịch X và 1,12 lít CO2 đktc. Cho nước vôi trong dư vào dung dịch X được m gam kết tủa. Xác định giá trị của m?
A. 10g
B. 7,5g
C. 5g
D. 15g
-
Câu 14:
Chọn câu đúng khi nói về hân supe photphat kép?
A. được điều chế qua 2 giai đoạn.
B. gồm 2 chất là Ca(H2PO4)2 và CaSO4.
C. khó tan trong dung dịch đất.
D. cả 3 câu trên.
-
Câu 15:
Dẫn khí CO đi qua 20 gam CuO nung nóng thu được chất rắn X và khí CO2. Hấp thụ hoàn toàn khí CO2 sinh ra bằng 300 ml dung dịch Ba(OH)2 1M thì thu được 39,4 gam kết tủa. Cho chất rắn X vào dung dịch AgNO3 dư thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là?
A. 43,2.
B. 47,2.
C. 86,4.
D. 64,8.
-
Câu 16:
Chất nào sau đây không được dùng để làm phân kali?
A. KCl.
B. K2SO4.
C. K2CO3.
D. CaSO4.
-
Câu 17:
Trong phòng thí nghiệm để điều chế nitơ, người ta nhiệt phân NH4NO2, nhưng thực tế do chất này kém bền khó bảo quản nên người ta thường trộn hai dung dịch X và Y bão hòa lại với nhau. Hai dung dịch X và Y bão hòa là?
A. NaNO2 và NH4Cl
B. KNO2 và NH4NO3
C. NaNO2 và NH4NO3
D. HNO2 và NH4Cl
-
Câu 18:
N2 phản ứng với O2 tạo thành NO ở điều kiện nào dưới đây?
A. điều kiện thường.
B. nhiệt độ cao khoảng 100°C.
C. nhiệt độ cao khoảng 1000°C.
D. nhiệt độ khoảng 3000°C.
-
Câu 19:
Một dung dịch X chứa 0,02mol Cu2+; 0,03mol K+; x mol Cl- và y mol SO42-. Tổng khối lượng các muối tan trong dung dịch là 5,435g. Giá trị của x và y lần lượt là bao nhiêu?
A. 0,01 và 0,03
B. 0,02 và 0,05
C. 0,05 và 0,01
D. 0,03 và 0,02
-
Câu 20:
Độ điện li của axit HCOOH 0,007M trong dung dịch có [H+]=0,001M là bao nhiêu?
A. 7
B. 1
C. 1/6
D. 1/7
-
Câu 21:
Dung dịch natri benzoat (C6H5COONa) có nồng độ 2.10-5 và Ka(C6H5COOH) = 6,29.10-5 có pH là bao nhiêu?
A. 6,94
B. 7,06
C. 9,3
D. 8,04
-
Câu 22:
Dãy nào sau đây gồm các chất điện li?
A. H2S, SO2
B. Cl2, H2SO3
C. CH4, C2H5OH
D. NaCl, HCl
-
Câu 23:
Nguyên tố nitơ có số oxi hóa trong các hợp chất: NH3, NH4Cl lần lượt là bao nhiêu?
A. -3 và +3.
B. -3 và +4.
C. -3 và +5.
D. -3 và -3.
-
Câu 24:
Có thể dùng chất nào sau đây để trung hòa amoniac?
A. Giấm ăn.
B. Muối ăn.
C. Xođa
D. Clorua vôi.
-
Câu 25:
Có 4 dung dịch muối riêng biệt; CuCl2, ZnCl2, FeCl3, AlCl3. Nếu thêm dung dịch KOH dư, rồi thêm tiếp dung dịch NH3 dư vào 4 dung dịch trên thì số chất kết tủa thu được là bao nhiêu?
A. 1
B. 3
C. 2
D. 4
-
Câu 26:
Phương pháp chủ yếu sản xuất N2 trong công nghiệp là gì?
A. chưng cất phân đoạn không khí lỏng.
B. nhiệt phân muối NH4NO3.
C. phân hủy protein.
D. tất cả đều đúng.
-
Câu 27:
Xác định vị trí của N (z = 7) trong bảng hệ thống tuần hoàn?
A. ô thứ 7, chu kỳ 2, nhóm IIIA.
B. ô thứ 7, chu kỳ 2, nhóm VA.
C. ô thứ 7, chu kỳ 3, nhóm III A.
D. ô thứ 7, chu kỳ 3, nhóm VA.
-
Câu 28:
Khí nitơ tương đối trơ ở nhiệt độ thường là do nguyên nhân nào sau đây?
A. Nitơ có bán kính nguyên tử nhỏ nhất.
B. Nguyên tử nitơ có độ âm điện lớn nhất trong nhóm VA.
C. Trong phân tử N2, mỗi nguyên tử nitơ còn một cặp electron chưa tham gia liên kết.
D. Trong phân tử N2 có liên kết ba rất bền.
-
Câu 29:
Một loại phân supephotphat kép có chứa 69,62% muối canxi đihiđrophotphat, còn lại gồm các chất không chứa photpho. Độ dinh dưỡng của loại phân lân này bằng bao nhiêu?
A. 48,52%.
B. 42,25%.
C. 39,76%.
D. 45,75%.
-
Câu 30:
Nhiệt phân hoàn toàn 25,9 gam muối hidrocacbonat của một kim loại R có hóa trị II không đổi. Khí thoát ra được hấp thụ hết vào bình đựng dung dịch nước vôi trong dư thu được 20 gam kết tủa. Kim loại R là gì?
A. Cu
B. Mg
C. Ba
D. Ca.