Đề thi giữa HK2 lớp 7 môn Toán năm 2022-2023
Trường THCS Âu Cơ
-
Câu 1:
Tỉ lệ thức nào sau đây không được lập từ tỉ lệ thức \(\frac{{14}}{8} = \frac{{21}}{{12}}\)?
A. \(\frac{{14}}{{21}} = \frac{8}{{12}}\)
B. \(\frac{{21}}{{14}} = \frac{{12}}{8}\)
C. \(\frac{{14}}{{12}} = \frac{{21}}{8}\)
D. \(\frac{{12}}{{21}} = \frac{8}{{14}}\)
-
Câu 2:
Biết đại lượng y tỉ lệ thuận với đại lượng x với các cặp giá trị tương ứng trong bảng sau:
x
−5
1
y
1
?
Giá trị cần điền vào “?” là
A. -15;
B. \( 1 \over 5\)
C. 5;
D. −5.
-
Câu 3:
Bộ ba độ dài đoạn thẳng nào sau đây tạo thành một tam giác?
A. 5 cm; 4 cm; 1 cm;
B. 3 cm; 4 cm; 5 cm;
C. 5cm; 2cm; 2cm;
D. 1cm; 4cm; 10cm.
-
Câu 4:
Cho hình vẽ Số đo của \(\widehat {EFH}\) là
A. 105°;
B. 115°;
C. 125°;
D. 135°.
-
Câu 5:
Cho hình vẽ, hai tam giác sau bằng nhau theo trường hợp
A. Cạnh – góc – góc
B. Cạnh – góc – cạnh
C. Góc – cạnh – góc
D. Cả A, B, C đều đúng
-
Câu 6:
Cho ABCD là hình chữ nhật như hình vẽ, điểm E nằm trên cạnh CD. Khẳng định nào sau đây là sai?
A. AE < AD;
B. AC > AD;
C. AC > AE;
D. AD < AE.
-
Câu 7:
Tìm số hữu tỉ x trong tỉ lệ thức sau: ;
A. x = 8
B. x = 6
C. x = 10
D. x = 12
-
Câu 8:
Tìm x biết \(\frac{{3x - 7}}{8} = \frac{5}{2}\)
A. x = 6
B. x = 7
C. x = 8
D. x = 9
-
Câu 9:
Tìm x biết \(\frac{{ - 4}}{x} = \frac{x}{{ - 49}}\)
A. x = -5 hoặc x = −3
B. x = 3 hoặc x = −5
C. x = 14 hoặc x = −14
D. x = 3 hoặc x = 5
-
Câu 10:
Ba đơn vị cùng vận chuyển 700 tấn hàng. Đơn vị A có 10 xe trọng tải mỗi xe là 5 tấn; đơn vị B có 20 xe trọng tải mỗi xe là 4 tấn; đơn vị C có 14 xe trọng tải mỗi xe là 5 tấn. Hỏi mỗi đơn vị vận chuyển được bao nhiêu tấn hàng, biết mỗi xe đều chở một số chuyến như nhau?
A. Đơn vị A, B, C lần lượt vận chuyển được 275 tấn hàng, 280 tấn hàng và 245 tấn hàng.
B. Đơn vị A, B, C lần lượt vận chuyển được 225 tấn hàng, 345 tấn hàng và 245 tấn hàng.
C. Đơn vị A, B, C lần lượt vận chuyển được 360 tấn hàng, 270 tấn hàng và 245 tấn hàng.
D. Đơn vị A, B, C lần lượt vận chuyển được 375 tấn hàng, 240 tấn hàng và 250 tấn hàng.
-
Câu 11:
Cho Tìm a, b biết: a – b = 3.
A. a = 8; b = 5.
B. a = 12; b = 9.
C. a = 10; b = 23.
D. a = 18; b = 15.
-
Câu 12:
Cho . Tìm x, y, z biết x – 2y + 3z = 33.
A. x = 6; y = 18; z = 45.
B. x = 12; y = 28; z = 34.
C. x = 8; y = 20; z = 35.
D. x = 4; y = 18; z = 32.
-
Câu 13:
Cho góc xOy khác góc bẹt có Ot là tia phân giác. Qua điểm H thuộc tia Ot, kẻ đường vuông góc với Ot và cắt Ox và Oy theo thứ tự A và B. Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. OA = OB
B. ∆AHO = ∆OHB
C. \(\widehat {AHO} = \widehat {BHO} = {60^0}\)
D. \(\widehat {AHO} = \widehat {BHO} = {30^0}\)
-
Câu 14:
Cho tỉ lệ thức
A. \(\frac{{ab}}{{cd}} = \frac{{{a^2} - {b^2}}}{{{c^2} - {d^2}}}\)
B. \(\frac{{ac}}{{bd}} = \frac{{{a^2} - {b^2}}}{{{c^2} - {d^2}}}\)
C. \(\frac{{ab}}{{cd}} = \frac{{{a^2} - {c^2}}}{{{b^2} - {d^2}}}\)
D. \(\frac{{ac}}{{bd}} = \frac{{{a^2} - {c^2}}}{{{b^2} - {d^2}}}\)
-
Câu 15:
Thay tỉ số 1,25 : 3,45 bằng tỉ số giữa các số nguyên ta được
A. 12,5 : 34,5;
B. 29 : 65;
C. 25 : 69;
D. 1 : 3.
-
Câu 16:
Cho các dãy dữ liệu:
(1) Tên của mỗi bạn học sinh trong lớp 7A.
(2) Số lượng học sinh của các lớp 7 đạt điểm 10 thi giữa học kì I.
(3) Số nhà của mỗi bạn học sinh lớp 7B.
(4) Số lượng nhóm nhạc yêu thích của mỗi bạn học sinh trong lớp.
Trong các dãy dữ liệu trên, dãy dữ liệu không phải là số là
A. (1);
B. (2);
C. (3);
D. (4).
-
Câu 17:
Biểu đồ dưới đây cho biết tỉ lệ các loại kem bán được trong một ngày của một cửa hàng kem. Biết rằng một ngày cửa hàng đó bán được 100 cái kem. Số lượng kem ốc quế bán được trong một ngày là bao nhiêu?
A. 20 cái;
B. 25 cái;
C. 30 cái;
D. 35 cái.
-
Câu 18:
Tung hai con xúc xắc màu xanh và đỏ rồi quan sát số chấm xuất hiện trên mặt hai con xúc xắc. Xét biến cố A: “Số chấm trên mặt hai con xúc xắc bằng nhau”. Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Biến cố A là biến cố không thể;
B. Biến cố A là biến cố chắc chắn;
C. Biến cố A là biến cố ngẫu nhiên;
D. Cả A, B, C đều đúng.
-
Câu 19:
Một chiếc bình thủy tinh đựng 1 ngôi sao giấy màu tím, 1 ngôi sao giấy màu xanh, 1 ngôi sao giấy màu vàng, 1 ngôi sao giấy màu đỏ. Các ngôi sao có kích thước và khối lượng như nhau. Lấy ngẫu nhiên 1 ngôi sao từ trong bình. Cho biến cố Y: “Lấy được 1 ngôi sao màu tím hoặc màu đỏ”. Xác suất của biến cố Y là
A. \(\frac{1}{4}\)
B. \(\frac{1}{2}\)
C. \(\frac{1}{5}\)
D. 1.
-
Câu 20:
Một người đi bộ trong x (giờ) với vận tốc 4 (km/h) và sau đó đi bằng xe đạp trong y (giờ) với vận tốc 18 (km/h). Biểu thức đại số biểu thị tổng quãng đường đi được của người đó là
A. 4(x + y);
B. 22(x + y);
C. 4y + 18x;
D. 4x + 18y.
-
Câu 21:
Giá trị của biểu thức A = –(2a + b) tại a = 1; b = 3 là
A. A = 5;
B. A = –5;
C. A = 1;
D. A = –1.
-
Câu 22:
Hệ số tự do của đa thức 10 – 9x2 – 7x5 + x6 – x4:
A. –1;
B. –7;
C. 1;
D. 10.
-
Câu 23:
Cho đa thức A(t) = 2t2 – 3t + 1. Phần tử nào trong tập hợp {‒1; 0; 1; 2} là nghiệm của A(t)?
A. ‒1;
B. 0;
C. 1;
D. 2.
-
Câu 24:
Trong một tam giác, đối diện với cạnh nhỏ nhất là một
A. góc nhọn;
B. góc vuông;
C. góc tù;
D. góc bẹt.
-
Câu 25:
Cho tam giác ABC có . Số đo góc C là:
A. 70°;
B. 80°;
C. 90°;
D. 100°.
-
Câu 26:
Bộ ba số đo nào dưới đây có thể là độ dài ba cạnh của một tam giác?
A. 7 cm, 3 cm, 4 cm;
B. 7 cm, 3 cm, 5 cm;
C. 7 cm, 3 cm, 2 cm;
D. 7 cm, 3 cm, 3 cm.
-
Câu 27:
Trong một tam giác, trực tâm là giao điểm của ba đường nào?
A. Đường phân giác;
B. Đường trung tuyến;
C. Đường trung trực;
D. Đường cao.
-
Câu 28:
Biểu đồ dưới đây biểu diễn lượng mưa (đơn vị: mm) của hai tỉnh Lai Châu và Cà Mau trong các năm 2016 – 2020. Tổng lượng mưa tại mỗi tỉnh Lai Châu trong giai đoạn 2016 – 2020 là
A. 3 179 (mm).
B. 2 186 (mm).
C. 13 505 (mm).
D. 11 145 (mm).
-
Câu 29:
Biểu đồ dưới đây biểu diễn lượng mưa (đơn vị: mm) của hai tỉnh Lai Châu và Cà Mau trong các năm 2016 – 2020. Tính tổng lượng mưa tại mỗi tỉnh Cà Mau trong giai đoạn 2016 – 2020.
A. 2 186 (mm).
B. 3 179 (mm).
C. 13 505 (mm).
D. 11 145 (mm).
-
Câu 30:
Biểu đồ dưới đây biểu diễn lượng mưa (đơn vị: mm) của hai tỉnh Lai Châu và Cà Mau trong các năm 2016 – 2020.
Chọn ngẫu nhiên 1 năm trong 5 năm đó. Tính xác suất của các biến cố sau:
A: “Tại năm được chọn, lượng mưa ở Cà Mau cao hơn ở Lai Châu”.
A. \(1\over 2\)
B. \(1\over 3\)
C. \(1\over 4\)
D. \(1\over 5\)
-
Câu 31:
Thay tỉ số 1,2 : 1,35 bằng tỉ số giữa các số nguyên ta được
A. 50 : 81;
B. 8 : 9;
C. 5 : 8;
D. 1 : 10.
-
Câu 32:
và x + y = −15. Khi đó, giá trị của x, y là
A. x = 6, y = 9;
B. x = −7, y = −8;
C. x = 8, y = 12;
D. x = −6, y = −9.
-
Câu 33:
Các biến trong biểu thức đại số 3x + 2y – 2z là
A. x, z;
B. x, y;
C. x, y, z;
D. y, z.
-
Câu 34:
Bậc của đa thức P = –5x7 + 4x8 – 2x + 1 là
A. 8;
B. 7;
C. 1;
D. 0.
-
Câu 35:
Cho đa thức A = 5x4 – 4x2 + x – 2 và B = x4 + 3x2 – 4x.
Tính A + B = ?
A. 6x4 – x2 – 3x;
B. 6x4 – x2 – 3x + 2;
C. 6x4 – x2 + 3x – 2;
D. 6x4 – x2 – 3x – 2.
-
Câu 36:
Tính (–x2).(2x3 + 3x2 – 2x + 5) = ?
A. –2x5 – 3x4 + 2x3 – 5x2 ;
B. –2x5 – 3x4 + 2x3 + 5x2;
C. –2x5 – 3x4 – 2x3 – 5x2;
D. 2x5 – 3x4 + 2x3 – 5x2.
-
Câu 37:
Chọn khẳng định đúng?
A. Trong một tam giác, góc đối diện với cạnh lớn hơn là góc nhỏ hơn;
B. Trong một tam giác, góc đối diện với cạnh lớn hơn là góc lớn hơn;
C. Trong một tam giác, góc kề với cạnh lớn hơn là góc lớn hơn;
D. Trong một tam giác, không có quan hệ giữa góc và cạnh đối diện.
-
Câu 38:
Cho ΔABC nhọn có hai đường trung tuyến AM và BN cắt nhau tại O. Khẳng định nào sau đây sai?
A. AO = 23AM;
B. OM = 13AM;
C. AO = 23BN;
D. NO = 13BN.
-
Câu 39:
Cho tam giác MNP có: MN < MP, MD ⊥ NP. Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. DN = DP;
B. MD < MP;
C. MD > MN;
D. MN = MP.
-
Câu 40:
Biểu thức đại số biểu thị “Bình phương của tổng của hai số x và y” là
A. x2 – y2;
B. x + y;
C. x2 + y2;
D. (x + y)2.