Đề thi giữa HK2 môn Địa lí 12 năm 2021
Trường THPT Nguyễn Huệ
-
Câu 1:
“Mùa nào thức nấy”, câu ca dao trên thể hiện:
A. sự phân hóa khí hậu có ảnh hưởng cơ bản đến cơ cấu mùa vụ
B. mỗi loại nông sản chỉ sản xuất được một vụ trong năm
C. sự phân mùa khí hậu ảnh hưởng đến năng suất, khối lượng nông sản
D. sự chuyển đổi cơ cấu sản phẩm nông nghiệp chủ yếu để thích nghi với sự thay đổi của khí hậu
-
Câu 2:
Biện pháp để đảm bảo lương thực tại chỗ trong những năm qua ở trung du và vùng núi của Việt Nam là:
A. Sản xuất lương thực ở những nơi có điều kiện thuận lợi
B. Kết hợp trồng trọt và chăn nuôi
C. Tiến hành chuyên môn hoá cây trồng
D. Tiến hành thâm canh tăng vụ
-
Câu 3:
Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa có ảnh hưởng trực tiếp, rõ rệt nhất đến hoạt động sản xuất nông nghiệp của nước ta, nguyên nhân cơ bản là do
A. Nền nông nghiệp nước ta còn lạc hậu, trình độ thấp
B. Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên
C. Thiên nhiên nước ta thất thường, nhiều thiên tai
D. Hoạt động nông nghiệp còn chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế nước ta
-
Câu 4:
Giải pháp quan trọng nhất đối với vấn đề sử dụng đất nông nghiệp ở vùng đồng bằng là:
A. chuyển đổi cơ cấu cây trồng
B. phát triển các cây đặc sản có giá trị kinh tế
C. đẩy mạnh thâm canh tăng vụ
D. khai hoang mở rộng diện tích
-
Câu 5:
Các vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới đa dạng, có cả sản phẩm nhiệt đới, cận nhiệt là:
A. Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ
B. Đồng bằng sông Hồng, Tây Nguyên, Trung du miền núi Bắc Bộ
C. Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên
D. Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ, Trung du và miền núi Bắc Bộ
-
Câu 6:
Biện pháp quan trọng nhất để tăng sản lượng lương thực trong điều kiện đất nông nghiệp có hạn ở nước ta là:
A. đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ
B. trồng nhiều cây hoa màu
C. khai hoang mở rộng diện tích
D. phát triển mô hình vườn - ao - chuồng (V.A.C)
-
Câu 7:
Nhân tố ảnh hưởng sâu sắc nhất đến tính thời vụ trong nông nghiệp là gì?
A. địa hình.
B. giống cây trồng, vật nuôi.
C. đất.
D. khí hậu.
-
Câu 8:
Việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp gắn với công nghiệp chế biến sẽ có tác động:
A. Khai thác tốt tiềm năng về đất đai, khí hậu của mỗi vùng.
B. Nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.
C. Tạo thêm nhiều nguồn hàng xuất khẩu có giá trị.
D. Dễ thực hiện cơ giới hoá, hoá học hoá, thuỷ lợi hoá.
-
Câu 9:
Để hạn chế tác hại của thiên tại sâu bệnh, hướng đến một nền nông nghiệp sạch và bền vững ở nước ta, biện pháp hợp lí nhất là:
A. điều chỉnh thời vụ gieo trồng thích hợp.
B. cung cấp đủ lượng nước tưới.
C. kịp thời sử dụng hóa chất trừ sâu, diệt cỏ.
D. chọn lựa các giống cây trồng ngắn ngày.
-
Câu 10:
Nguyên nhân Việt Nam có thể phát triển sản xuất nông nghiệp quanh năm và áp dụng các biện pháp luân canh, xen canh, tăng vụ là do:
A. Khí hậu phân hóa đa dạng, có mùa đông lạnh
B. Khí hậu nhiệt đới ẩm, lượng bức xạ và lượng mưa dồi dào
C. Địa hình và đất trồng phân hóa đa dạng
D. Nguồn nước và sinh vật phong phú, nhiều loài bản địa có giá trị
-
Câu 11:
Phương hướng quan trọng nhất để phát huy thế mạnh của nền nông nghiệp nhiệt đới ở nước ta hiện nay là:
A. mở rộng thị trường trong nước.
B. đẩy mạnh xuất khẩu nông sản.
C. đẩy mạnh công nghiệp chế biến.
D. phân bố lại cây trồng, vật nuôi.
-
Câu 12:
Để hạn chế tính bấp bênh trong sản xuất nông nghiệp, nhiệm vụ quan trọng là phòng chống:
A. Thiên tai, sâu bệnh, dịch bệnh
B. Dịch bệnh, động đất, sâu bệnh
C. Sâu bệnh, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh
D. Dịch bệnh, lũ quét, sâu bệnh
-
Câu 13:
Tính mùa vụ được khai thác tốt hơn không phải nhờ vào việc nào?
A. đẩy mạnh hoạt động giao thông vận tải
B. áp dụng rộng rãi công nghiệp chế biến
C. sử dụng ngày càng nhiều công nghệ bảo quản
D. tăng cường sản xuất chuyên môn hóa
-
Câu 14:
Đặc điểm cơ bản nhất của nền nông nghiệp hiện đại sản xuất hàng hóa ở nước ta hiện nay là gì?
A. đang xóa dần kiểu sản xuất nhỏ manh mún
B. đẩy mạnh thâm canh, chuyên môn hóa
C. ngày càng sử dụng nhiều máy móc, vật tư nông nghiệp
D. người nông dân ngày càng quan tâm đến yếu tố thị trường
-
Câu 15:
Biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng nông sản sau thu hoạch ở nước ta là gì?
A. đầu tư công nghệ chế biến và bảo quản
B. đẩy mạnh cơ giới hóa khâu sản xuất
C. nâng cao năng suất các loại nông sản
D. sử dụng các hóa phẩm bảo vệ nông sản
-
Câu 16:
Có sự khác nhau trong cơ cấu mùa vụ giữa đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long là do đâu?
A. khác nhau kinh nghiệm sản xuất
B. phân hóa đất trồng
C. khí hậu phân hóa theo mùa
D. khí hậu phân hóa Bắc - Nam
-
Câu 17:
Trong điều kiện thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa, để sản xuất nông nghiệp ổn định thì nhiệm vụ quan trọng là luôn phải như thế nào?
A. phòng chống thiên tai, sâu bệnh, dịch hại
B. phát triển các nhà máy chế biến gần với vùng sản xuất
C. sử dụng nhiều loại phân bón và thuốc trừ sâu
D. có các chính sách phát triển nông nghiệp đúng đắn
-
Câu 18:
Ở nước ta điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp hàng hóa chưa có ở đâu?
A. khắp mọi nơi.
B. các vùng gần trục giao thông.
C. vùng cổ truyền thống sản xuất hàng hóa.
D. các thành phố lớn.
-
Câu 19:
Yếu tố tự nhiên quan trọng nhất dẫn đến sự khác nhau về phân bố cây chè và cây cao su ở nước ta là?
A. Khí hậu
B. Địa hình
C. Đất
D. Nguồn nước
-
Câu 20:
Việc đẩy mạnh đa dạng hóa nông nghiệp ở nước ta không nhằm mục đích chủ yếu nào sau đây?
A. Khai thác hợp lí hơn sự phong phú, đa dạng của tự nhiên
B. Giảm thiểu rủi ro khi thị trường nông sản biến động bất lợi
C. Tập trung phát triển nông sản ở những vùng chuyên canh
D. Sử dụng tốt hơn nguồn lao động, tạo thêm nhiều việc làm
-
Câu 21:
Hà Nội, TP Hồ Chí Minh nằm trong nhóm I; Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ nằm trong nhóm II; Việt Trì, Thái Nguyên, Nha Trang.... nằm trong nhóm III. Sự phân chia như vậy là dựa vào tiêu chí:
A. Hướng chuyên môn hóa của các trung tâm
B. Quy mô về giá trị sản xuất của các trung tâm
C. Vai trò trong sự phân công lao động theo lãnh thổ
D. Chức năng của các trung tâm
-
Câu 22:
Những trung tâm công nghiệp nào sau đây được xếp vào nhóm trung tâm công nghiệp có ý nghĩa vùng?
A. Đà Nẵng, Huế, Hà Nội
B. TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Vũng Tàu
C. Hải Phòng, Hà Nội, Nha Trang
D. Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ
-
Câu 23:
Phát biểu nào sau đây đúng với điểm công nghiệp ở nước ta?
A. Phân bố gắn liền với các đô thị lớn
B. Chỉ có 1-2 xí nghiệp công nghiệp
C. Có các xí nghiệp dịch vụ hỗ trợ sản xuất
D. Có mối liên hệ chặt chẽ giữa các xí nghiệp
-
Câu 24:
Các tài nguyên thiên nhiên nào ảnh hưởng tới tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở nước ta?
A. Khoáng sản, dân cư và lao động
B. Vốn, công nghệ, khoáng sản
C. Nguồn nước, khoáng sản.
D. Khoáng sản, trung tâm kinh tế và mạng lưới đô thị
-
Câu 25:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, hãy cho biết các trung tâm công nghiệp nào sau đây có quy mô trên 120 nghìn tỉ đồng?
A. Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng
B. Hà Nội, Đà Nẵng
C. Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh
D. Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa
-
Câu 26:
Một trong những công cụ hữu hiệu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là gì?
A. Hình thành các vùng công nghiệp
B. Xây dựng các khu công nghiệp
C. Phát triển các trung tâm công nghiệp
D. Tổ chức lãnh thổ công nghiệp
-
Câu 27:
Hình thức tổ chức lãnh thổ nào sau đây không được xem tương đương với một khu công nghiệp?
A. Khu chế xuất
B. Khu công nghệ cao
C. Khu công nghiệp tập trung
D. Xí nghiệp
-
Câu 28:
Sự phân chia các trung tâm công nghiệp thành 3 nhóm là dựa vào đặc điểm nào?
A. Quy mô và chức năng của các trung tâm
B. Sự phân bố các trung tâm trên phạm vi lãnh thổ
C. Vai trò của các trung tâm trong phân công lao động theo lãnh thổ
D. Hướng chuyên môn hoá và quy mô của các trung tâm
-
Câu 29:
Tỉnh Lâm Đồng nằm trong vùng công nghiệp nào?
A. Vùng 3
B. Vùng 4
C. Vùng 5
D. Vùng 6
-
Câu 30:
Vì sao yếu tố khí hậu cũng ảnh hưởng đến tổ chức lãnh thổ công nghiệp?
A. Chi phối việc chọn lựa kĩ thuật và công nghệ
B. Ảnh hưởng đến các nguồn nguyên liệu
C. Thiên tai thường gây tổn thất cho sản xuất công nghiệp
D. Chi phối quy mô và cơ cấu của các xí nghiệp công nghiệp
-
Câu 31:
Nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố các khu công nghiệp của nước ta hiện nay là gì?
A. vị trí địa lí
B. đặc điểm địa hình
C. tài nguyên khoáng sản
D. đặc điểm khí hậu
-
Câu 32:
Việc hình thành các khu công nghiệp, khu chế xuất ở nước ta nhằm mục đích chủ yếu là gì?
A. tạo nhiều việc làm cho lao động, nâng cao đời sống người dân
B. thu hút vốn đầu tư nước ngoài, đẩy mạnh xuất khẩu
C. sử dụng có hiệu quả các thế mạnh về tự nhiên và kinh tế - xã hội
D. chuyển giao công nghệ mới, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng kĩ thuật
-
Câu 33:
Mục đích chính của việc hình thành và phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất ở nước ta là gì?
A. nhận sự hỗ trợ vốn đầu tư, chuyển giao công nghệ từ nhóm nước kinh tế phát triển
B. tạo mặt hàng xuất khẩu chủ lực thu ngoại tệ, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế
C. thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu.
D. thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài, tạo việc làm cho lực lượng lao động đông đảo
-
Câu 34:
Đâu là đặc điểm của một trung tâm công nghiệp
A. Thường gắn liền với một đô thị vừa hoặc lớn
B. Có phân định ranh giới rõ ràng, không có dân cư sinh sống
C. Thường gắn liền với một điểm dân cư, có vài xí nghiệp
D. Ranh giới cố định, không gian lãnh thổ khá lớn
-
Câu 35:
Trung tâm công nghiệp có chuyên môn hóa khai thác than có tên là gì?
A. Quảng Ninh
B. Cẩm Phả
C. Hải Phòng
D. Thái Nguyên
-
Câu 36:
Vùng nào có ít các khu công nghiệp nhất trong các vùng sau:
A. Đông Nam Bộ
B. Đồng bằng sông Hồng
C. Đồng bằng sông Cửu Long
D. Tây Nguyên
-
Câu 37:
Ý nghĩa chủ yếu của việc phát triển các khu công nghiệp ở nước ta là gì?
A. đẩy nhanh đô thị hóa, phân bố lại dân cư
B. sử dụng tốt tài nguyên, tạo nhiều việc làm
C. thu hút đầu tư, thúc đẩy sản xuất hàng hóa
D. tạo nhiều sản phẩm, đẩy mạnh xuất khẩu
-
Câu 38:
Nhận định đúng về các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở nước ta là:
A. Có đầy đủ các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp
B. Khu công nghiệp là hình thức phổ biến ở các vùng kém phát triển
C. Trung tâm công nghiệp chỉ tập trung ở đồng bằng và duyên hải
D. Các vùng công nghiệp được phân chia trùng với các vùng nông nghiệp
-
Câu 39:
Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội trở thành 2 trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta không phải là do đâu?
A. Vị trí địa lí đắc địa
B. Lao động có trình độ cao
C. Tài nguyên thiên nhiên giàu có
D. Kết cấu hạ tầng đồng bộ
-
Câu 40:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, hãy cho biết với ưu thế đông dân, lao động dồi dào; Đồng bằng sông Hồng phát triển mạnh nhóm ngành/ ngành công nghiệp nào?
A. Hóa chất, sản xuất vật liệu xây dựng
B. Luyện kim, cơ khí
C. Sản xuất ô tô, điện tử tin học
D. Sản xuất hàng tiêu dùng, chế biến lương thực thực phẩm