Đề thi giữa HK2 môn Địa Lý 11 năm 2021-2022
Trường THPT Nguyễn Trãi
-
Câu 1:
Hãy cho biết sản phẩm của ngành nào chiếm tỉ trọng cao nhất trong giá trị hàng xuất khẩu công nghiệp của Hoa Kì?
A. Công nghiệp khai khoáng.
B. Công nghiệp dệt – may.
C. Công nghiệp chế biến.
D. Công nghiệp điện lực.
-
Câu 2:
Hãy cho biết: Ngành công nghiệp khai khoáng nào của Hoa Kì đứng đầu thế giới về khai thác?
A. Vàng, bạc.
B. Đồng, chì.
C. Phốt phát, môlipđen.
D. Dầu mỏ
-
Câu 3:
Hãy cho biết: Ngành nào tạo nguồn hàng xuất khẩu chủ yếu của Hoa Kì?
A. Nông nghiệp.
B. Ngư nghiệp.
C. Tiểu thủ công nghiệp.
D. Công nghiệp
-
Câu 4:
Xác định nguyên nhân chính nào khiến cho thời tiết của Hoa Kỳ thường bị biến động mạnh, nhất là phần trung tâm?
A. Nằm chủ yếu ở vành đai cận nhiệt và ôn đới.
B. Giáp với Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.
C. Ảnh hưởng của dòng biển nóng Gơn-xtrim.
D. Địa hình có dạng lòng máng.
-
Câu 5:
Cho biết: Các bang vùng Đông Bắc là nơi có mật độ dân cư đông đúc nhất Hoa Kì bởi vì?
A. Nơi đây tập trung nhiều thành phố lớn.
B. Có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời.
C. Có địa hình thấp thuận tiện giao thông.
D. Có nhiều đồng bằng phù sa màu mỡ.
-
Câu 6:
Hãy cho biết: Đặc điểm nào được cho là giúp Hoa Kì hạn chế được những tiêu cực của đô thị hóa?
A. Dân sống ở thành thị đều có trình độ cao.
B. Tỉ lệ dân thành thị thuộc loại cao nhất trên thế giới.
C. Dân sống trong các thành phố vừa và nhỏ.
D. Cơ sở hạ tầng đô thị vào loại nhất thế giới.
-
Câu 7:
Dân cư của Hoa Kì không có đặc điểm nào sau đây?
A. Hoa Kì có số dân đông thứ ba trên thế giới.
B. Hoa Kì là đất nước của những người xuất cư.
C. Thành phần dân cư Hoa Kì rất đa dạng.
D. Phân bố dân cư Hoa Kì không đồng đều.
-
Câu 8:
Hãy cho biết vùng núi Cooc-đi-e không có đặc điểm tự nhiên nào sau đây?
A. Địa hình núi cao đồ sộ, xen các bồn địa và cao nguyên.
B. Đồi núi thấp với nhiều thung lũng rộng.
C. Gồm nhiều dãy núi chạy song song theo hướng bắc – nam.
D. Khí hậu hoang mạc, bán hoang mạc.
-
Câu 9:
Đâu là điểm giống nhau về địa hình giữa các vùng tự nhiên Hoa Kì nằm ở trung tâm Bắc Mĩ?
A. Giàu có về kim loại màu.
B. Địa hình chủ yếu là gò đồi.
C. Có các đồng bằng ven biển.
D. Diện tích rừng tương đối lớn.
-
Câu 10:
Em hãy cho biết đâu là tài nguyên quan trọng và có giá trị của A-lax-ca?
A. Kim loại màu.
B. Quặng sắt.
C. Than đá.
D. Dầu khí
-
Câu 11:
Hãy cho biết các ngành công nghiệp ở nông thôn phát triển mạnh là dựa trên thế mạnh về?
A. Lực lượng lao động dồi dào và nguyên vật liệu sẵn có.
B. Lực lượng lao động có kĩ thuật và nguyên vật liệu sẵn có.
C. Lực lượng lao động dồi dào và công nghệ sản xuất cao.
D. Thị trường tiêu thụ rộng lớn và công nghệ sản xuất cao.
-
Câu 12:
Cho biết các xí nghiệp, nhà máy ở Trung Quốc được chủ động hơn trong việc lập kế hoạch sản xuất và tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm là kết quả của?
A. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
B. Chính sách chuyển từ nền kinh tế chỉ huy sang nền kinh tế thị trường.
C. Quá trình thu hút đầu tư nước ngoài, thành lập các đặc khu kinh tế.
D. Chính sách phát triển nền kinh tế chỉ huy.
-
Câu 13:
Em hãy xác định: Một trong những thành tựu quan trọng nhất của Trung Quốc về mặt xã hội là gì?
A. Đời sống nhân dân được cải thiện.
B. Gia tăng dân số giảm.
C. Sự phân hóa giàu nghèo ngày càng lớn.
D. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới.
-
Câu 14:
Cho biết những thay đổi quan trọng trong nền kinh tế Trung Quốc là kết quả của?
A. Công cuộc đại nhảy vọt.
B. Cách mạng văn hóa và các kế hoach 5 năm.
C. Công cuộc hiện đại hóa.
D. Các biện pháp cải cách trong nông nghiệp.
-
Câu 15:
Đâu là nguyên nhân khi nhìn chung miền Tây Trung Quốc thưa dân (chủ yếu có mật độ dân số dưới 1 người/km2) nhưng lại có một dải có mật độ dân số đông hơn với mật độ 1 - 50 người/km2?
A. Gắn với lịch sử “Con đường tơ lụa”.
B. Gắn với tuyến đường sắt Đông – Tây mới xây dựng.
C. Đó là phần thuộc lưu vực sông Hoàng Hà.
D. Chính sách phân bố dân cư của Trung Quốc.
-
Câu 16:
Hãy cho biết miền Tây Trung Quốc có khí hậu khắc nghiệt bởi vì nguyên nhân nào?
A. Có nhiều đồi núi cao, đồng bằng.
B. Có nhiều sơn nguyên đồ sộ xen lẫn bồn địa.
C. Nằm sâu trong lục địa, không giáp biển.
D. Nằm ở vĩ độ cao, có nhiều đồi núi.
-
Câu 17:
Đâu là giải thích đúng cho nguyên nhân Miền Đông Trung Quốc có nhiều thành phố triệu dân và dân cư tập trung đông?
A. Nền kinh tế phát triển.
B. Gần biển, khí hậu mát mẻ.
C. Đất phù sa màu mỡ, địa hình bằng phẳng.
D. Nguồn nước dồi dào, sinh vật phong phú.
-
Câu 18:
Xác định đâu là mặt tiêu cực của chính sách dân số “1 con” ở Trung Quốc?
A. Tỉ lệ dân thành thị tăng.
B. Mất cân bằng giới tính nghiêm trọng.
C. Giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên.
D. Chất lượng đời sống dân cư được cải thiện.
-
Câu 19:
Cho biết: Ý nào không đúng về hậu quả của tư tưởng trọng nam ở Trung Quốc?
A. Ảnh hưởng tiêu cực đến cơ cấu giới tính.
B. Ảnh hưởng đến nguồn lao động trong tương lai.
C. Tạo ra nguồn lao động có sức mạnh.
D. Tạo ra nhiều vấn đề xã hội cho đất nước và kinh tế.
-
Câu 20:
Điểm nào không phải là thuận lợi của đặc điểm dân cư và xã hội Trung Quốc đối với phát triển kinh tế?
A. Lực lượng lao động dồi dào.
B. Người lao động có truyền thống cần cù, sáng tạo.
C. Lao động phân bố đều trong cả nước.
D. Lao động có chất lượng ngày càng cao.
-
Câu 21:
Hãy cho biết đâu là đặc điểm không đúng với thị trường chung châu Âu?
A. Quyền tự do đi lại, cư trú, chọn nghề của mọi công dân được đảm bảo.
B. Các hạn chế đối với giao dịch thanh toán ngày càng được tăng cường.
C. Các nước EU có chính sách thương mại chung trong quan hệ buôn bán với các nước ngoài ngoài khối.
D. Sản phẩm của một nước được tự do buôn bán trong thị trường chung.
-
Câu 22:
Khi nói về số nước coi đồng tiền chung châu Âu (Ơ –rô) là đơn vị tiền tệ chính thức trong giao dịch, thanh toán, phát biểu nào là không đúng?
A. Tất cả các nước thành viên đều sử dụng đồng tiền chung Ơ –rô.
B. Vẫn còn 8 nước thành viên chưa tham gia.
C. Hiện đã có 19 nước thành viên tham gia.
D. Một số nước không thuộc EU cũng đã tự quyết đinh chọn Ơ – rô làm tiền tệ chính thức.
-
Câu 23:
Em hãy cho biết việc chuyển đổi sang đồng tiền Ơ-rô sẽ gây nên tình trạng khó khăn?
A. Thu hút đầu tư nước ngoài.
B. Giá cả tiêu dùng tăng cao, lạm phát tăng.
C. Tỉ lệ thất nghiệp ngày càng tăng.
D. Chậm chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế
-
Câu 24:
Hãy cho biết: Việc hình thành thị trường chung châu Âu đã tạo thuận lợi gì cho các hãng vận tải hoạt động ở châu Âu?
A. Tiết kiệm nhiên liệu khi vận chuyển.
B. Giảm thời gian qua các biên giới.
C. Bắt buộc nhằm tránh nguy cơ xung đột.
D. Tự nguyện vì mục đích bảo vệ hòa bình.
-
Câu 25:
Chọn đáp án đúng: Nhờ sử dụng đồng tiền chung châu Âu, các nước thành viên EU chính xác được cho đã hạn chế được?
A. Sức cạnh tranh của hàng nhập.
B. Thời gian khi chuyển giao vốn.
C. Hàng rào thuế quan của các nước.
D. Rủi ro khi chuyển đổi tiền tệ.
-
Câu 26:
Chọn đáp án đúng: Gần đây có một sự kiện lần đâu tiên xảy ra và có tác động đến số lượng thành viên của EU?
A. Người dân Pháp đã đồng ý ra khỏi EU.
B. Người dân Anh đã đồng ý ra khỏi EU.
C. Người dân Bỉ đã đồng ý ra khỏi EU.
D. Chính phủ Bê – la – rút xin gia nhập EU.
-
Câu 27:
Cho biết: Có tỉ lệ diện tích và dân số nhỏ nhưng chiếm tỉ lệ lớn trong xuất khẩu của thế giới, có chung một mức thuế quan trong quan hệ thương mại với nước ngoài, dỡ bỏ hàng rào thuế quan trong buôn bán nội khối..Điều này chứng tỏ EU chính xác được cho là?
A. Một trung tâm thương mại hàng đầu thế giới.
B. Một trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới.
C. Một trung tâm dịch vụ của thế giới.
D. Một trung tâm xuất khẩu của thế giới.
-
Câu 28:
Em hãy cho biết sự phát triển vững mạnh của Liên minh châu Âu EU không biểu hiện ở ý nào?
A. Số lượng các thành viên liên tục tăng.
B. Không ngừng mở rộng về không gian lãnh thổ.
C. Sự hợp tác liên kết được mở rộng và chặt chẽ hơn.
D. Chênh lệch trình độ phát triển kinh tế ngày càng tăng.
-
Câu 29:
Em hãy cho biết: Thị trường chung châu Âu đảm bảo quyền tự do lưu thông cho các nước thành viên về?
A. Con người, hàng không, dịch vụ, văn hóa.
B. Hàng hóa, con người, tiền vốn, dịch vụ.
C. Tiền vốn, dịch vụ, y tế, quân sự.
D. Dịch vụ, du lịch, con người, giáo dục.
-
Câu 30:
Em hãy cho biết nền kinh tế EU phụ thuộc nhiều vào hoạt động?
A. Hàng không, tài chính.
B. Xuất, nhập khẩu.
C. Sản xuất công nghiệp.
D. Đầu tư nước ngoài.
-
Câu 31:
Cho biết ở Nga, các ngành công nghiệp như năng lượng, chế tạo máy, luyện kim, khai thác gỗ và sản xuất giấy, bột xen-lu-lô là các ngành công nghiệp gì?
A. Mới.
B. Thủ công.
C. Truyền thống.
D. Hiện đại.
-
Câu 32:
Hãy cho biết ngành công nghiệp mũi nhọn, hằng năm mang lại nguồn tài chính lớn cho Liên Bang Nga là gì?
A. Công nghiệp hàng không – vũ trụ.
B. Công nghiệp luyện kim.
C. Công nghiệp quốc phòng.
D. Công nghiệp khai thác dầu khí.
-
Câu 33:
Hãy cho biết: Ngành nào đóng vai trò xương sống của nền kinh tế Liên Bang Nga?
A. Năng lượng.
B. Công nghiệp.
C. Nông nghiệp.
D. Dịch vụ.
-
Câu 34:
Cho biết nhờ chính sách và biện pháp đúng đắn, sau năm 2000 nền kinh tế của Liên Bang Nga đã thay đổi như thế nào?
A. Tăng lạm phát, tăng trưởng chậm và rơi vào bất ổn.
B. Đạt tốc độ tăng trưởng thần kì, phục hồi nhanh chóng.
C. Phát triển chậm lại, tăng trưởng thấp so với thế giới.
D. Vượt qua khủng hoảng, dần ổn định và đi lên.
-
Câu 35:
Em hãy cho biết một trong những nội dung cơ bản của chiến lược kinh tế mới của Liên Bang Nga từ năm 2000?
A. Đưa nền kinh tế thoát khỏi khủng hoảng.
B. Tiếp tục xây dựng nền kinh tế tập trung bao cấp.
C. Hạn chế mở rộng ngoại giao.
D. Coi trọng châu Âu và châu Mĩ.
-
Câu 36:
Hãy xác định Liên Bang Nga đóng vai trò như thế nào trong Liên Bang Xô Viết?
A. Tạo dựng Liên Xô trở thành cường quốc trên thế giới.
B. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Liên Xô đứng đầu thế giới.
C. Đưa Liên Xô trở thành cường quốc xuất khẩu dầu mỏ.
D. Mở rộng lãnh thổ Liên Xô, là nước có diện tích lớn nhất.
-
Câu 37:
Xác định đâu là vấn đề về dân số mà Liên Bang Nga đang quan tâm nhất hiện nay?
A. Dân số tăng nhanh.
B. Thiếu nguồn lao động.
C. Tuổi thọ trung bình thấp.
D. Nhiều thành phần dân tộc.
-
Câu 38:
Cho biết “Trên 70% dân số Liên Bang Nga sống ở thành phố, chủ yếu là các thành phố nhỏ, trung bình và các thành phố vệ tinh”. Điều này đã mang lại thuận lợi gì đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Liên Bang Nga?
A. Hạn chế được các mặt tiêu cực của đô thị hóa.
B. Thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế cần nhiều lao động.
C. Thị trường tiêu thụ rộng lớn.
D. Nền văn hóa độc đáo, đa dạng.
-
Câu 39:
Đâu là yếu tố quan trọng nhất làm cho vùng Đông Bắc Liên Bang Nga có dân cư phân bố thưa thớt?
A. Địa hình chủ yếu là núi và cao nguyên.
B. Địa hình chủ yếu là đầm lầy.
C. Đất đai kém màu mỡ.
D. Khí hậu lạnh giá.
-
Câu 40:
Khi nói về đặc điểm dân cư, dân tộc Liên Bang Nga, phát biểu nào là sai?
A. Dân số tăng nhanh.
B. Dân số đông.
C. Tỉ lệ dân thành thị cao.
D. Nhiều dân tộc.