Đề thi giữa HK2 môn Hóa học 10 năm 2021-2022
Trường THPT Đinh Tiên Hoàng
-
Câu 1:
Dẫn V lít (đktc) khí SO2 vào 200 ml dung dịch KOH 1M thu được 12 gam muối KHSO3. Vậy V có giá trị là:
A. 2,24 lit
B. 3,36 lít
C. 4,48 lit
D. 5,6 lit
-
Câu 2:
Để nhận biết hai bình chứa khí không màu CO2 và SO2, cách làm nào sau đây không đúng?
A. Cho mỗi khí vào nước Br2
B. Cho từ từ đến dư mỗi khí vào nước vôi trong
C. Cho mỗi khí vào dung dịch H2S
D. Cho mỗi khí vào dung dịch KMnO4
-
Câu 3:
Dung dịch X chứa: FeCl3; CuCl2; AlCl3; NaCl, CdCl2; ZnCl2; MgCl2. Sục khí H2S đến dư vào dung dịch X. Số kết tủa khác nhau thu được là:
A. 1
B. 2
C. 4
D. 3
-
Câu 4:
Có thể điều chế O2 bằng cách phân huỷ KMnO4, KClO3, H2O2. Nếu lấy cùng một lượng mol các chất trên đem phân huỷ hoàn toàn thì thể tích oxi trong cùng điều kiện thu được
A. Từ KMnO4 là lớn nhất
B. Từ KClO3 là lớn nhất
C. Từ H2O2 là lớn nhất
D. bằng nhau
-
Câu 5:
Thuốc thử dùng để phân biệt 3 dung dịch H2SO4 loãng, Ba(OH)2, HCl đựng trong lọ mất nhãn là
A. Cu
B. dung dịch BaCl2
C. dung dịch NaNO3
D. dung dịch NaOH
-
Câu 6:
Phát biểu nào sau đây là sai?
A. SO2 được dùng làm chất chống nấm mốc
B. NH3 được dùng để điều chế nguyên liệu cho tên lửa
C. Dung dịch NaF được dùng làm thuốc chữa răng
D. O3 là nguyên nhân chính gây nên biến đổi khí hậu toàn cầu
-
Câu 7:
Trong sơ đồ chuyển hoá:
S → FeS → H2S → H2SO4 → SO2 → S
có ít nhất bao nhiêu phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hoá-khử?
A. 3
B. 4
C. 2
D. 5
-
Câu 8:
Thuốc thử duy nhất có thể dùng để phân biệt 3 dung dịch H2SO4 đặc, Ba(OH)2, HCl là:
A. Na
B. O2
C. Quỳ tím
D. H2
-
Câu 9:
Để điều chế CuSO4,cho
A. CuO tác dụng với H2SO4 loãng
B. Cu tác dụng với axit loãng
C. CuCl2 tác dụng với axit loãng
D. A,C đúng
-
Câu 10:
Cặp chất nào sau đây không tác dụng được với nhau?
A. Ag và O3
B. CO và O2
C. Mg và O2
D. CO2 và O2
-
Câu 11:
Cho dd CuSO4 tác dụng với khí H2S (lấy dư) thu được 9,6 g kết tủa.Tính thể tích H2S (đktc) đã phản ứng
A. 2,24
B. 6,72
C. 3,36
D. kết quả khác
-
Câu 12:
Phát biểu nào sau đây sai?
A. H2S tan trong nước tạo thành dung dịch axit mạnh, có tính khử mạnh
B. SO2 là chất vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử
C. Ở nhiệt độ thường, SO3 là chất lỏng không màu, tan vô hạn trong nước
D. Trong công nghiệp, SO2 đực sản xuất bằng cách đốt S hoặc FeS
-
Câu 13:
Phát biểu nào sau đây sai?
A. Ở nhiệt độ thường, H2S là chất khí không màu, có mùi trứng thối, rất độc
B. Ở nhiệt độ thường, SO2 là chất khí không màu, mùi hắc, tan nhiều trong nước
C. Ở nhiệt độ thường, SO3 là chất khí không màu, tan vô hạn trong nước
D. Trong công nghiệp, SO3 được sản xuất bằng cách oxi hóa lưu huỳnh SO2
-
Câu 14:
Oxi hóa hoàn toàn 10,8 gam kim loại X trong khí O2 (dư), thu được 20,4 gam oxit kim loại. X là kim loại
A. Al
B. Fe
C. Mg
D. Ca
-
Câu 15:
1 mẫu khí thải công nghiệp có nhiễm các khí CO; CO2; H2S. Để nhận biết H2S ta dùng dung dịch:
A. Pb(CH3COO)2
B. FeSO4
C. NaNO3
D. Ca(OH)2
-
Câu 16:
Một mẫu khí thải (H2S, NO2, SO2, CO2) được sục vào dung dịch CuSO4, thấy xuất hiện kết tủa màu đen. Hiện tượng này do chất nào có trong khí thải gây ra?
A. H2S
B. NO2
C. SO2
D. CO2
-
Câu 17:
Hơi thủy ngân rất độc, bởi vậy khi làm vỡ nhiệt kế thủy ngân thì chất bột được dùng để rắc lên thủy ngân rồi gom lại là
A. vôi sống
B. cát
C. muối ăn
D. lưu huỳnh
-
Câu 18:
Cho các phát biểu sau:
(1) Trong các phản ứng hóa học, flo chỉ thể hiện tính oxi hóa.
(2) Axit flohidric là axit yếu.
(3) Dung dịch NaF loãng được dùng làm thuốc chống sâu răng.
(4) Trong các hợp chất, các halogen (F, Cl, Br, I) đều có số oxi hóa; -1 ; +1 ; +3 ; +5 và + 7.
(5) Tính khử của các ion halogen tăng dần theo thứ tự: F-, Cl-, Br-, I-
(6) Cho dung dịch AgNO3 vào các lọ đựng từng dung dịch loãng: NaF, NaCl, NaBr, NaI đều thấy có kết tủa tách ra.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
A. 5
B. 6
C. 3
D. 4
-
Câu 19:
Cho phản ứng: KMnO4 + HCl (đặc) → KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O
Hệ số cân bằng phản ứng là các số nguyên, tối giản. Số phân tử HCl đóng vai trò chất khử là:
A. 16
B. 5
C. 10
D. 8
-
Câu 20:
Có các hóa chất sau đựng riêng biệt trong các lọ mất nhãn: KCl, MgCl2, FeCl2, FeCl3, AlCl3, NH4Cl, (NH4)2SO4. Thuốc thử có thể dùng để nhận biết các hóa chất trên là
A. NaOH
B. Ba(OH)2
C. Ba(NO3)2
D. AgNO3
-
Câu 21:
Dẫn 2 luồng khí clo đi qua 2 dung dịch KOH : Dung dịch thứ nhất loãng và nguội, dung dịch thứ 2 đậm đặc và đun nóng ở 100oC. Nếu lượng muối KCl sinh ra trong 2 dung dịch bằng nhau thì tỉ lệ thể tích khí clo đi qua dung dịch thứ nhất và thứ 2 là :
A. 1 : 3
B. 2 : 4
C. 4 : 4
D. 5 : 3
-
Câu 22:
Cho sơ đồ:
Cl2 + KOH → A + B + H2O
Cl2 + KOH → A + C + H2O
Công thức hoá học của A, B, C, lần lượt là :
A. KCl, KClO, KClO4
B. KClO3, KCl, KClO
C. KCl, KClO, KClO3
D. KClO3, KClO4, KCl
-
Câu 23:
Hãy chỉ ra mệnh đề không chính xác:
A. Tất cả muối AgX (X là halogen) đều không tan trong nước
B. Tất cả các hiđro halogenua đều tồn tại ở thể khí, ở điều kiện thường
C. Tất cả các hiđro halogenua khi tan vào nước đều cho dung dịch axit
D. Các halogen (từ F2 đến I2) tác dụng trực tiếp với hầu hết các kim loại
-
Câu 24:
Dựa vào độ âm điện có mức độ phân cực của liên kết hóa học trong các phân tử được sắp xếp theo thứ tự giảm dần từ trái sang phải là:
A. HI, HCl, HBr
B. HCl, HBr, HI
C. HBr, HI, HCl
D. HI, HBr, HCl
-
Câu 25:
Hoà tan hoàn toàn 25,12 gam hỗn hợp Mg, Al, Fe trong dung dịch HCl dư thu được 13,44 lít khí H2 (đktc) và m gam muối. Giá trị của m là :
A. 67,72
B. 46,42
C. 68,92
D. 47,02
-
Câu 26:
Cho 0,03 mol hỗn hợp NaX và NaY ( X, Y là hai halogen thuộc chu kì kế tiếp – đều tạo kết tủa với AgNO3) tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 thu được 4,75 gam kết tủa. Công thức hai muối trên là
A. NaBr, NaI
B. NaF, NaCl
C. NaCl, NaBr
D. NaF, NaCl hoặc NaBr, NaI
-
Câu 27:
Cho 31,84 gam hỗn hợp NaX và NaY (X, Y là 2 nguyên tố halogen ở 2 chu kì liên tiếp) vào dung dịch AgNO3 dư thì thu được 57,34g kết tủa.Biết cả NaX và NaY đều tạo kết tủa với AgNO3. Công thức của hai muối là
A. NaBr và NaI
B. NaF và NaCl
C. NaCl và NaBr
D. NaF, NaBr
-
Câu 28:
Cho các mệnh đề sau:
(a) Các halogen đều có số oxi hóa dương trong một số hợp chất.
(b) HI là axit mạnh nhất.
(c) Các halogen đều có tính khử mạnh.
(d) Iot có khả năng thăng hoa.
Số mệnh đề không đúng là
A. 3
B. 2
C. 4
D. 1
-
Câu 29:
Cho phản ứng: NaX(rắn) + H2SO4 (đặc) → NaHSO4 + HX(khí)
Các Hiđro Halogenua(HX) có thể điều chế theo phản ứng trên là:
A. HCl, HBr và HI
B. HF và HCl
C. HBr và HI
D. HF, HCl, HBr và HI
-
Câu 30:
Nếu lấy khối lượng KMnO4 , MnO2, KClO3 bằng nhau để cho tác dụng với dd HCl đặc, dư thì chất nào cho nhiều Clo hơn?
A. MnO2
B. KClO3
C. KMnO4
D. Cả 3 chất như nhau
-
Câu 31:
Hoà tan 174 gam hỗn hợp M2CO3 và M2SO3 (M là kim loại kiềm) vào dung dịch HCl dư. Toàn bộ khí CO2và SO2 thoát ra được hấp thụ tối thiểu bởi 500ml dung dịch NaOH 3M. Kim loại M là
A. Rb
B. Li
C. Na
D. K
-
Câu 32:
Kim loại tác dụng được với axit HCl loãng và khí clo cho cùng một loại muối clorua kim loại là:
A. Fe
B. Zn
C. Cu
D. Ag
-
Câu 33:
Cho 15 gam hỗn hợp bột kim loại Zn và Cu vào dung dịch HCl dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 4,48 lít khí H2 (đktc) và m gam chất rắn không tan. Giá trị của m là:
A. 6,4
B. 8,5
C. 2,2
D. 2,0
-
Câu 34:
Cấu hình electron lớp ngoài cùng của các ion Halogenua (X-) là:
A. ns2 np4
B. ns2 np5
C. ns2 np6
D. (n – 1)d10 ns2 np5
-
Câu 35:
Phát biểu nào sau đây không chính xác:
A. Halogen là những phi kim điển hình, chúng là những chất oxi hóa.
B. Trong hợp chất các halogen đều có thể có số oxi hóa: -1, +1, +3, +5, +7
C. Khả năng oxi hóa của halogen giảm dần từ flo đến iot
D. Các halogen khá giống nhau về tính chất hóa học
-
Câu 36:
Chất khí có thể làm mất màu dung dịch nước Brom là:
A. SO2
B. CO2
C. O2
D. HCl
-
Câu 37:
Tính oxi hóa của Br2:
A. mạnh hơn Flo nhưng yếu hơn Clo
B. mạnh hơn Clo nhưng yếu hơn Iot
C. mạnh hơn Iot nhưng yếu hơn Clo
D. mạnh hơn Flo nhưng yếu hơn Iot
-
Câu 38:
Cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử Halogen là:
A. ns2 np4
B. ns2 np5
C. ns2 np6
D. (n – 1)d10 ns2 np5
-
Câu 39:
Trong muối NaCl có lẫn NaBr và NaI. Để loại hai muối này ra khỏi NaCl người ta có thể
A. nung nóng hỗn hợp
B. cho hỗn hợp tác dụng với dung dịch HCl đặc
C. cho hỗn hợp tác dụng với Cl2 sau đó đun nóng
D. cả A, B và C
-
Câu 40:
Dung dịch HF được dùng để khắc chữ vẽ hình lên thủy tinh nhờ phản ứng với chất nào sau đây?
A. Si
B. H2O
C. K
D. SiO2