Đề thi giữa HK2 môn Hóa học 11 năm 2021
Trường THPT Sơn Mỹ
-
Câu 1:
Tên thay thế của hợp chất ancol có công thức cấu tạo sau: CH3-CH2-CH2-OH.
A. Propanal
B. Propanoic
C. Propan-1-ol
D. Propan-2-ol
-
Câu 2:
Dẫn hợp chất hữu cơ X (M = 56) vào nước brom, quan sát thấy nước brom nhạt màu. Chất hữu cơ X có thể là
A. CH3-CC-CH3.
B. CH3-CH2-CH=CH2
C. CH3-CH2-CH2-OH.
D. CH2=CH-CH=CH2.
-
Câu 3:
Etanol (C2H5OH) tác dụng với dung dịch nào sau đây?
A. CH3COOH/H2SO4 đặc
B. Br2/CCl4
C. CH3COONa/NaOH
D. AgNO3/NH3
-
Câu 4:
Các ankan không tham gia loại phản ứng nào?
A. Phản ứng thế
B. Phản ứng cháy
C. Phản ứng tách
D. Phản ứng cộng
-
Câu 5:
Công thức tổng quát của anken là?
A. CnH2n-2 (n≥2)
B. CnH2n (n ≥2)
C. CnH2n+2 (n≥1)
D. CnH2n (n≥3)
-
Câu 6:
Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về phenol?
A. Dung dịch phenol có tính axit yếu
B. Dung dịch phenol có tính bazo yếu
C. Nhỏ nước brom vào phenol thấy có kết tủa trắng
D. Phenol không phải là 1 ancol
-
Câu 7:
Thuốc dùng để phân biệt glyxerol, etanol, phenol là?
A. Na, dd Br2
B. dd Br2, Cu(OH)2
C. Cu(OH)2, dd NaOH
D. Dd Br2, quỳ tím
-
Câu 8:
Hidrocacbon X có CTPT là C5H12 tác dụng với clo tạo được 3 dẫn xuất monoclo là đồng phân của nhau. X là?
A. Pentan
B. iso-pentan
C. neo-pentan
D. 2-metylbutan
-
Câu 9:
Đốt cháy hoàn toàn 1 hidrocacbon X mạch hở thu được 4,48 lít CO2 và 5,4 gam H2O. Công thức phân tử của X là
A. CH4
B. C2H6
C. C3H8
D. C4H10
-
Câu 10:
Ankin X có công thức câu tạo: C≡C-CH(CH3)-CH3 tên thay thế của X là
A. 3-metylbut-1-in
B. 2-metylbut-3-in
C. 3-metylbut-2-in
D. 2-metylbut-1-in
-
Câu 11:
Khi cho CH3-CH2-CH=CH2 tác dụng với dung dịch HBr theo quy tắc Maccopnhicop sản phẩm nào sau đây là sản phẩm chính?
A. CH3-CH2-CHBr-CH2Br
B. CH2Br-CH2-CH2-CH2Br
C. CH3-CH2-CHBr-CH3
D. CH3-CH2-CH2-CH2Br
-
Câu 12:
Dẫn 0,672 lít (đktc) khí etilen sục qua dung dịch Brom. Khối lượng Brom tham gia phản ứng là?
A. 4,8 gam
B. 9,6 gam
C. 4,4 gam
D. 3,6 gam
-
Câu 13:
Cho 17,92 lít hỗn hợp khí gồm 1 ankan, 1 anken, 1 ankin có tỉ lệ về số mol là 1:1:2 lội qua dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 96 gam kết tủa và hỗn hợp khí Y. Đốt cháy Y được 13,44 lít CO2 (đktc). Khối lượng X?
A. 1,92
B. 19,2
C. 12,9
D. 14,2
-
Câu 14:
Trong các chất dưới đây, chất nào là metan?
A. C6H6
B. CH4
C. C2H4
D. C2H2
-
Câu 15:
Chất nào sau đây là ancol etylic
A. CH3OH
B. CH3COOH
C. HCHO
D. C2H5OH
-
Câu 16:
Trong phân tử buten có phần trăm khối lượng cacbon bằng bao nhiêu?
A. 82,76%
B. 88,88%
C. 85,71%
D. 83,33%
-
Câu 17:
Khi nung butan với xúc tác thích hợp đến phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp T gồm CH4, C3H6, C2H4, C2H6, C4H8, H2, C4H6. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp T thu được 8,96 lít CO2 (đktc) và 9,0 gam H2O. Mặt khác, hỗn hợp T làm mất màu vừa hết 19,2 gam Br2 trong dung dịch nước brom. Phần trăm số mol của C4H6 trong T là?
A. 9,091%
B. 16,67%
C. 8,333%
D. 22,22%
-
Câu 18:
Một ancol no, đơn chức có %H = 13,04% về khối lượng. CTPT của ancol là
A. CH2=CHCH2OH
B. C6H5CH2OH
C. C2H5OH
D. CH3OH
-
Câu 19:
Axit cacboxylic trong giấm ăn có công thức cấu tạo thu gọn là?
A. HCOOH
B. HOOC-COOH
C. CH3-CH(OH)-COOH
D. CH3-COOH
-
Câu 20:
Đốt cháy hỗn hợp X gồm 2 ancol có số mol bằng nhau thu được hỗn hợp CO2 và H2O theo tỉ lệ mol tương ứng là 2 : 3. X gồm
A. C3H7OH và C3H6(OH)2
B. C2H5OH và C3H7OH
C. CH3OH và C2H5OH
D. C2H5OH và C2H4(OH)2
-
Câu 21:
Dẫn 2,24 lít hỗn hợp khí X gồm C2H2 và H2 (tỉ lệ thể tích tương ứng là 2:3) đi qua Ni nung nóng được hỗn hợp Y, cho Y qua dung dịch Br2 dư thu được 896 ml hỗn hợp khí Z bay ra khỏi bình dung dịch Br2. Tỉ khối của Z đối với H2 bằng 4,5. Biết các khí đề đo ở đktc. Khối lượng bình Br2 tăng thêm là?
A. 0,8 gam
B. 0,4 gam
C. 0,6 gam
D. 1,6 gam
-
Câu 22:
Đun 132,8 gam hỗn hợp 3 ancol no, đơn chức với H2SO4 đặc ở 140 độ C thu được các hỗn hợp ete có số mol bằng nhau và có khối lượng là 111,2 gam. Số mol mỗi ete có giá trị nào sau đây?
A. 0,2 mol
B. 0,4 mol
C. 0,1 mol
D. 0,3 mol
-
Câu 23:
Phenol phản ứng được với dung dịch nào sau đây?
A. HCl
B. NaHCO3
C. KOH
D. CH3COOH
-
Câu 24:
Lạm dụng rượu quá nhiều là không tốt, gây nguy hiểm cho bản thân và gánh nặng cho gia đình và xã hội. Hậu quả của sử dụng nhiều rượu bia là nguyên nhân chính gây ra nhiều căn bệnh. Những người sử dụng nhiều rượu, bia có nguy cơ mắc bệnh ung thư nào sau đây?
A. Ung thư vòng họng
B. Ung thư phổi
C. Ung thư vú
D. Ung thư gan
-
Câu 25:
Phenol có công thức phân tử là:
A. C6H5OH
B. C4H5OH
C. C3H5OH
D. C2H5OH
-
Câu 26:
Hỗn hợp X gồm ancol metylic, etylen glicol. Cho m gam X phản ứng hoàn toàn với Na dư, thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Đốt cháy hoàn toàn m gam X thu được a gam CO2. Gía trị của a là:
A. 2,2
B. 4,4
C. 8,8
D. 6,6
-
Câu 27:
Số đồng phân cấu tạo là ankadien ứng với công thức C5H8 là?
A. 6
B. 3
C. 5
D. 4
-
Câu 28:
Ancol etylic không tác dụng với chất nào sau đây?
A. O2
B. KOH
C. CuO
D. Na
-
Câu 29:
Khối lượng tinh bột cần dùng trong quá trình lên men để tạo thành 5 lít rượu 46 độ là:
(biết hiệu suất của cả quá trình là 72% và khối lượng riêng của ancol etylic nguyên chất là 0,8 g/ml)
A. 5,4kg
B. 6,0kg
C. 5,0 kg
D. 4,5 kg
-
Câu 30:
Dãy chất nào sau đây chỉ gồm các chất thuộc dãy đồng đẳng của metan
A. C2H6, C3H8, C5H10, C6H12
B. C2H2, C3H4, C4H6, C5H8
C. CH4, C2H2, C3H4, C4H10
D. CH4, C2H6, C4H10, C5H12
-
Câu 31:
Gốc hidrocacbon nào được gọi là gốc etyl?
A. CH3-
B. C6H5-
C. C2H5-
D. CH2=CH-
-
Câu 32:
Chất nào sau đây có phản ứng tráng bạc?
A. CH3COOH
B. CH3CHO
C. CH3NH2
D. C2H5OH
-
Câu 33:
Hidrat hóa 2-metyl but-2-en thu được sản phẩm chính là?
A. 3-metylbutan-1-ol
B. 2-metylbutan-2-ol
C. 2-metylbutan-1-ol
D. 3-metylbutan-2-ol
-
Câu 34:
Khi thực hiện phản ứng vôi tôi xút với RCOONa người ta thu được butan. R là
A. C4H9
B. C3H7
C. C3H8
D. C4H8
-
Câu 35:
Cho 15,2 gam hỗn hợp gồm glixerol và ancol đơn chức X và Na dư thu được 4,48 lít H2(đktc). Lượng H2 do X sinh ra bằng 1/3 lượng do glixerol sinh ra. X có công thức là
A. C2H5OH
B. C3H5OH
C. C3H7OH
D. C4H9OH
-
Câu 36:
Tìm chất có phần trăm khối lượng C là 85,71%
A. C2H6
B. C3H6
C. C4H6
D. CH4
-
Câu 37:
Chất có CTCT sau: CH3-CH(CH3)CH(CH3)-CH2-CH3 có tên gọi là:
A. 2,2,3 – trimetylbutan
B. 2,2 – dimetylpentan
C. 2,3 – dimetylpentan
D. 2,2,3 – trimetylpetan
-
Câu 38:
Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm 0,06 mol một ancol đa chức và 0,04 mol một ancol không no có một liên kết đôi, mạch hở thu được 0,24 mol khí CO2 và m gam H2O. Gía trị của m là
A. 2,34
B. 2,7
C. 5,4
D. 8,4
-
Câu 39:
Một ankin chứa 15 nguyên tử C. Công thức của ankin đó là
A. C15H32
B. C15H30
C. C15H28
D. C15H24
-
Câu 40:
Khi đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 ankan là đồng đẳng kế tiếp thu được 7,84 lít khí CO2 và 9,0 gam H2O. Công thức phân tử của 2 ankan là
A. C3H8 và C4H10
B. CH4 và C2H6
C. C2H6 và C3H8
D. C4H10 và C5H12