Đề thi giữa HK2 môn Hóa học 12 năm 2021
Trường THPT Trần Khánh Dư
-
Câu 1:
Chất tác dụng với dung dịch HNO3 loãng có thể giải phóng khí NO là
A. CuO.
B. Fe(OH)2
C. CaCO3.
D. Fe2O3.
-
Câu 2:
Kim loại nào sau đây có độ cứng lớn nhất trong tất cả các kim loại?
A. Vonfam.
B. Đồng
C. Sắt.
D. Crom.
-
Câu 3:
Cho dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch FeCl2 thấy xuất hiện kết tủa
A. trắng xanh, sau đó chuyển nâu đỏ.
B. keo trắng, sau đó tan dần.
C. keo trắng không tan.
D. nâu đỏ.
-
Câu 4:
Có thể phân biệt phend crom \(({K_2}S{O_4}.C{r_2}{(S{O_4})_3},24{H_2}O)\) và phèn sắt \(({K_2}S{O_4}.F{e_2}{(S{O_4})_3}.24{H_2}O)\) bằng thuốc thử là
A. \({H_2}O.\)
B. dung dịch HCl.
C. dung dịch \(B{r_2}.\)
D. dung dịch NaOH.
-
Câu 5:
Phần trăm khối lượng của crom trong một oxit crom là 68,421%. Nhận xét nào sau đây đúng về oxit này?
A. Có màu đỏ thẫm.
B. Có tính khử mạnh.
C. Không phản ứng với bột nhôm đốt nóng.
D. Là sản phẩm nhiệt phân \(Cr{(OH)_2}\) trong không khí.
-
Câu 6:
Trong sơ đồ phản ứng sau: \(Cr{O_3} \to X \to Cr \to Y \to C{r_2}{O_3}\). Các chất X, Y lần lượt là
A. \({{K_2}C{r_2}{O_7},{\mkern 1mu} CrO}\)
B. \({C{r_2}{O_3},{\mkern 1mu} C{r_2}{S_3}}\)
C. \({{H_2}Cr{O_4},{\mkern 1mu} Cr{{(OH)}_3}}\)
D. \({CrO,{\mkern 1mu} Cr{{(N{O_3})}_3}}\)
-
Câu 7:
Chất X tan trong \({H_2}S{O_4}\) đặc, nguội không tan trong HCl loãng. X tan được trong dung dịch kiềm đặc, dư cho dung dịch Y không màu. Thêm tiếp nước clo và Y thấy dung dịch chuyển màu vang. X là
A. \({C{r_2}{O_3}}\)
B. \({Cr}\)
C. \({Cr{{(OH)}_3}}\)
D. \({Cr{O_3}}\)
-
Câu 8:
Cho dung dịch chứa a mol \(CrC{l_3}\) tác dụng với dung dịch chứa 0,5 mol NaOH thu được 6,18 gam kết tủa. Giá trị của a là
A. 0,06.
B. 0,04.
C. 0,14.
D. 0,167.
-
Câu 9:
Hòa tan hết 1,08 gam hỗn hợp Cr và Fe trong dung dịch HCl loãng, nóng thu được 448 ml khí (đktc). Khối lượng crom có trong hỗn hợp là
A. 0,065 gam.
B. 0,520 gam.
C. 0,560 gam.
D. 1,015 gam.
-
Câu 10:
Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng gây ra bởi
A. băng tan ở hai cực.
B. hoạt động bất thường của núi lửa.
C. khí thải làm tăng nồng độ \(C{O_2}\) trong khí quyển.
D. bão từ Mặt Trời..
-
Câu 11:
Một trong những chất độc được dùng để trừ sâu là “linda”, có thành phần quan trọng là \({C_6}{H_6}C{l_6}\). Do quá trình độc hại và chậm phân hủy gây ô nhiễm môi trường nên đã cấm sử dụng từ lâu. Độc tính của thuốc trừ sâu này có được là vì
A. tính độc của phân tử \({C_6}{H_6}C{l_6}\).
B. bản thân clo là một khí đọc.
C. dung môi pha thuốc trừ sâu là một chất độc.
D. cả ba nguyên nhân trên.
-
Câu 12:
Một chất dẻo được dùng phổ biến là poli(vinyl clorua). Khi đốt các túi đựng PVC phế thải, nó luôn tạo một chất rất độc làm ô nhiễm môi trường. Đó là
A. khí cacbon oxit (CO).
B. bồ hóng (mồ hóng, C).
C. nito đioxit \((N{O_2}).\)
D. hiđro clorua (HCl).
-
Câu 13:
Để khử một lương nhỏ khí clo không may thoát ra trong phòng thí nghiệm, người ta dùng hóa chất nào sau đây?
A. Dung dịch \(N{H_3}\) đặc.
B. Dung dịch \(Ca{(OH)_2}.\)
C. Dung dịch NaCl.
D. Dung dịch NaOH loãng.
-
Câu 14:
Mùa đông, khi mất điện, nhiều gia đình phải sử dụng động cơ điezen để phát điện, phục vụ nhu cầu thắp sáng, chạy thiết bị ... Không được chạy động cơ điezen trong phòng đóng kín các của mà luôn để nơi thoáng khí vì nó
A. tiêu thụ nhiều khí \({O_2},\) sinh ra khí \(N{O_2}\) là một khí độc.
B. tiêu thụ nhiều khí \({O_2}\), sinh ra khí \(C{O_2}\), CO là một khí độc.
C. nhiều hiđrocacbon chưa cháy hết là những khí độc.
D. Sinh ra khí \(S{O_2}.\)
-
Câu 15:
Ozon là một chất rất cần thiết trên thượng tầng khí quyển vì
A. nó hấp thụ các bức xạ tử ngoại.
B. nó ngăn ngừa khí oxi thoát khỏi Trái Đất.
C. nó phản ứng với tia gamma từ ngoài không gian để tạo khí freon.
D. nó làm cho Trái Đất ấm hơn.
-
Câu 16:
Metyl (tert – butyl) ete được thêm vào xăng để làm chất chống kích nổ thay cho \(Pb{({C_2}{H_5})_4}\) là chất gây ô nhiễm độc không khí. Khi ta đốt cháy hoàn toàn 1,0 mol metyl (tert – butyl) ete thì số mol oxy cần dùng là
A. 9,5 mol.
B. 8,0 mol.
C. 7,5 mol
D. 6,0 mol.
-
Câu 17:
Một loại than đá có chứa 2% lưu huỳnh dùng cho một nhà máy nhiệt điện. Nếu nhà máy đốt hết 100 tấn than trong một ngày đêm thì khối lượng khí \(S{O_2}\) do nhà máy xả vào khí quyển trong 1 năm là
A. 1530 tấn.
B. 1420 tấn.
C. 1460 tấn.
D. 1250 tấn.
-
Câu 18:
Cho các chất sau: phenylamoni clorua, anilin, glyxin, ancol benzylic, metyl axetat. Số chất phản ứng được với dung dịch KOH là
A. 4
B. 2
C. 1
D. 3
-
Câu 19:
Kim loại nào sau đây có khối lượng riêng lớn nhất?
A. Fe.
B. Pb.
C. Ag.
D. Os.
-
Câu 20:
Kim loại sắt không phản ứng được với dung dịch nào sau đây?
A. ZnCl2.
B. FeCl3.
C. H2SO4 loãng, nguội.
D. AgNO3.
-
Câu 21:
Crom(III) hiđroxit tan trong dung dịch nào sau đây?
A. KCl.
B. NaOH.
C. KNO3.
D. NaCrO2.
-
Câu 22:
Phản ứng nào sau đây là phản ứng trao đổi ion trong dung dịch?
A. Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2.
B. Fe(NO3)3 + 2KI → Fe(NO3)2 + I2 + 2KNO3.
C. Fe(NO3)3 + 3NaOH → Fe(OH)3 + 3NaNO3.
D. Cu + 2FeCl3 → CuCl2 + 2FeCl2.
-
Câu 23:
Chất nào sau đây có tính lưỡng tính?
A. Valin.
B. Metylamin.
C. Etylamin.
D. Anilin.
-
Câu 24:
Thủy phân 68,4 gam saccarozơ trong môi trường axit với hiệu suất 92%, sau phản ứng thu được dung dịch chứa m gam glucozơ. Giá trị của m là
A. 33,12.
B. 66,24.
C. 72,00.
D. 36,00.
-
Câu 25:
Este nào sau đây là no, đơn chức, mạch hở?
A. CH3COOC6H5.
B. HCOOCH=CH2.
C. CH3COOCH3.
D. (HCOO)2C2H4.
-
Câu 26:
Chất bột X màu đỏ, được quét lên phía ngoài của vỏ bao diêm. Chất X là
A. Kali nitrat.
B. Photpho.
C. Lưu huỳnh.
D. Đá vôi.
-
Câu 27:
Chất hữu cơ X thuộc loại cacbohiđrat là chất rắn, màu trắng, không tan trong nước, dạng nguyên chất hay gần nguyên chất, được chế thành sợi, tơ, giấy viết. Chất X là
A. xenlulozơ.
B. tinh bột.
C. saccarozơ.
D. tristearin.
-
Câu 28:
Cho 86,3 gam hỗn hợp X gồm Na, K, Ba và Al2O3 (trong đó oxi chiếm 19,47% về khối lượng) tan hết vào nước thu được dung dịch Y và 13,44 lít H2 (đktc). Cho 3,2 lít dung dịch HCl 0,75M vào dung dịch Y, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 54,6.
B. 27,3.
C. 23,4.
D. 10,4.
-
Câu 29:
Metylamin phản ứng với dung dịch chất nào sau đây?
A. Ca(OH)2.
B. NH3.
C. CH3COOH.
D. NaCl.
-
Câu 30:
Thí nghiệm nào sau đây xảy ra ăn mòn điện hóa?
A. Cho lá sắt nguyên chất vào dung dịch gồm CuSO4 và H2SO4 loãng.
B. Nhúng thanh kẽm nguyên chất vào dung dịch HCl.
C. Để thanh thép đã được phủ sơn kín trong không khí khô.
D. Cho lá đồng nguyên chất vào dung dịch gồm Fe(NO3)3 và HNO3.
-
Câu 31:
Cho luồng khí H2 dư qua hỗn hợp các oxit CuO, Fe2O3, Al2O3, MgO nung nóng ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng, hỗn hợp chất rắn thu được gồm
A. Cu, Fe, Al, Mg.
B. Cu, Fe, Al2O3, MgO.
C. Cu, Fe, Al, MgO.
D. Cu, FeO, Al2O3, MgO.
-
Câu 32:
Dung dịch chứa chất nào sau đây không làm đổi màu quỳ tím?
A. Axit amino axetic.
B. Metylamin.
C. Axit glutamic.
D. Lysin.
-
Câu 33:
Kim loại nào sau đây được điều chế bằng phản ứng thủy luyện?
A. Na.
B. Mg.
C. Cu.
D. Al.
-
Câu 34:
Cho 16,1 gam hỗn hợp X gồm CaCO3 và MgCO3 (có tỉ lệ mol 1 : 1) tan hết trong dung dịch HCl dư, thu được V lít (đktc) khí CO2. Giá trị của V là
A. 7,84.
B. 2,94.
C. 3,92.
D. 1,96.
-
Câu 35:
Thủy phân hoàn toàn đisaccarit A thu được hai monosaccarit X và Y. Hiđro hóa X hoặc Y đều thu được chất hữu cơ Z. A và Z lần lượt là
A. Saccarozơ và glucozơ.
B. Glucozơ và sobitol.
C. Tinh bột và glucozơ.
D. Saccarozơ và sobitol.
-
Câu 36:
Cho các polime sau: polietilen, poli(vinyl clorua), cao su lưu hóa, nilon-6,6, amilopectin, xenlulozơ. Số polime có cấu trúc mạch không phân nhánh là
A. 5
B. 3
C. 6
D. 4
-
Câu 37:
Chất nào sau đây là polisaccarit?
A. Tinh bột.
B. Glucozơ.
C. Saccarozơ.
D. Fructozơ.
-
Câu 38:
Este X mạch hở có công thức phân tử C5H8O2. Khi đun nóng X với dung dịch NaOH, thu được muối của axit cacboxylic và ancol no. Số đồng phân của X thỏa mãn là
A. 6
B. 5
C. 4
D. 3
-
Câu 39:
Cho 10,7 gam hỗn hợp X gồm Al và MgO vào dung dịch NaOH dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 3,36 lít khí H2 (đktc). Khối lượng MgO trong X là
A. 2,7 gam.
B. 4,0 gam.
C. 8,0 gam.
D. 6,0 gam.
-
Câu 40:
Khi cho dung dịch anbumin (protein lòng trắng trứng) tác dụng với Cu(OH)2 thì thu được dung dịch có màu gì?
A. vàng.
B. tím.
C. đỏ.
D. trắng.