Đề thi giữa HK2 môn KHTN 6 Cánh diều năm 2021-2022
Trường THCS Lý Thái Tổ
-
Câu 1:
Loại cây nào có thể khiến con người tử vong nếu ăn phải?
A. Cây trúc đào
B. Cây cà độc dược
C. Cây thuốc lá
D. Cây đinh lăng
-
Câu 2:
Biện pháp nào không có tác dụng bảo vệ cây xanh?
A. Trồng rừng ngập mặn
B. Dựng giá đỡ cho các cây xanh mới trồng
C. Khắc tên lên các thân cây ở các khu du lịch
D. Không ngắt hoa, bẻ cành các loài cây trong công viên
-
Câu 3:
Loài chim nào dưới đây có khả năng bơi và lặn tốt nhất?
A. Chim thiên nga
B. Chim sâm cầm
C. Chim cánh cụt
D. Chim mòng biển
-
Câu 4:
Ở dương xỉ, các túi bào tử nằm ở đâu?
A. Mặt dưới của lá
B. Mặt trên của lá
C. Thân cây
D. Rễ cây
-
Câu 5:
Loài nguyên sinh vật nào có khả năng cung cấp oxygen cho các động vật dưới nước?
A. Trùng roi
B. Tảo
C. Trùng giày
D. Trùng biến hình
-
Câu 6:
Trong các thực vật sau, loài nào được xếp vào nhóm Hạt kín?
A. Cây bưởi
B. Cây vạn tuế
C. Rêu tản
D. Cây thông
-
Câu 7:
Đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt nhóm động vật không xương sống với nhóm động vật có xương sống là gì?
A. Hình thái đa dạng
B. Không có xương sống
C. Kích thước cơ thể lớn
D. Sống lâu
-
Câu 8:
Tập hợp các loài nào thuộc lớp Động vật có vú (Thú)?
A. Tôm, muỗi, lợn, cừu
B. Bò, châu chấu, sư tử, voi
C. Cá voi, vịt trời, rùa, thỏ
D. Gấu, mèo, dê, cá heo
-
Câu 9:
Đa dạng sinh học không biểu thị ở tiêu chí nào sau đây?
A. Đa dạng nguồn gen
B. Đa dạng hệ sinh thái
C. Đa dạng loài
D. Đa dạng môi trường
-
Câu 10:
Nhóm động vật nào có số lượng loài lớn nhất?
A. Nhóm thân mềm
B. Nhóm chân khớp
C. Nhóm ruột khoang
D. Nhóm giun
-
Câu 11:
Loại cây nào không phải một trong bốn loại cây lương thực chính của Việt Nam?
A. Lúa nước
B. Ngô
C. Khoai tây
D. Sắn
-
Câu 12:
Loại nấm nào sau đây được dùng làm thuốc?
A. Nấm đùi gà
B. Nấm kim châm
C. Nấm thông
D. Nấm linh chi
-
Câu 13:
Trùng kiết lị có khả năng nào sau đây?
A. Mọc thêm roi
B. Hình thành bào xác
C. Xâm nhập qua da
D. Hình thành lông bơi
-
Câu 14:
Virus gây ra nhiều bệnh nguy hiểm cho con người, nhóm các bệnh nào dưới đây do virus gây ra?
A. Viêm gan B, AIDS, sởi
B. Tả, sởi, viêm gan A
C. Quai bị, lao phổi, viêm gan B
D. Viêm não Nhật Bản, thủy đậu, viêm da
-
Câu 15:
Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về vai trò của vi khuẩn?
A. Nhiều vi khuẩn có ích được sử dụng trong nông nghiệp và công nghiệp chế biến
B. Vi khuẩn được sử dụng trong sản xuất vaccine và thuốc kháng sinh
C. Mọi vi khuẩn đều có lợi cho tự nhiên và đời sống con người
D. Vi khuẩn giúp phân hủy các chất hữu cơ thành các chất vô cơ để cây sử dụng
-
Câu 16:
Nhiên liệu tích trữ năng lượng dưới dạng gì?
A. nhiệt năng
B. hóa năng
C. thế năng hấp dẫn
D. thế năng đàn hồi
-
Câu 17:
Một ô tô đang chạy thì đột ngột tắt máy, xe chạy thêm một đoạn rồi mới dừng hẳn là do đâu?
A. thế năng xe luôn giảm dần
B. động năng xe luôn giảm dần
C. động năng xe đã chuyển hóa thành dạng năng lượng khác do ma sát
D. động năng xe đã chuyển hóa thành thế năng
-
Câu 18:
Trong các dụng cụ và thiết bị điện sau đây, thiết bị nào chủ yếu biến đổi điện năng thành nhiệt năng?
A. Quạt điện
B. Bàn là điện
C. Máy khoan.
D. Máy bơm nước
-
Câu 19:
Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau:
“Xăng, dầu và các chất đốt được gọi là (1) … Chúng giải phóng (2) … tạo ra nhiệt và (3) … khi bị đốt cháy”.
A. (1) nhiên liệu – (2) năng lượng - (3) ánh sáng
B. (1) vật liệu – (2) năng lượng - (3) ánh sáng
C. (1) nhiên liệu – (2) ánh sáng - (3) năng lượng
D. (1) vật liệu – (2) ánh sáng - (3) năng lượng
-
Câu 20:
Nguồn năng lượng gây ô nhiễm môi trường nhiều nhất trong số những nguồn sau là gì?
A. năng lượng gió
B. năng lượng địa nhiệt
C. năng lượng từ khí tự nhiên
D. năng lượng thủy triều
-
Câu 21:
Trong các hành động sau, hành động nào thể hiện việc tiết kiệm năng lượng?
A. Tắt các thiết bị điện trong lớp học khi ra về
B. Để điều hòa không khí ở mức dưới 250C vào những ngày hè nắng nóng
C. Bật tất cả bóng đèn ở hành lang lớp học trong các giờ học
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
-
Câu 22:
Nêu khái niệm về nhiên liệu?
A. Nhiên liệu là vật liệu khi bị đốt cháy tạo ra nhiệt lượng
B. Nhiên liệu là vật liệu khi bị đốt cháy phát ra ánh sáng
C. Nhiên liệu là vật liệu khi bị đốt cháy tạo ra năng lượng nhiệt và ánh sáng
D. Nhiên liệu là vật liệu khi bị đốt cháy phát ra âm thanh
-
Câu 23:
Cho các nguồn năng lượng: khí tự nhiên, địa nhiệt, năng lượng Mặt Trời, sóng, thủy điện, dầu mỏ, gió, than đá. Có bao nhiêu trong số các nguồn năng lượng này là nguồn năng lượng tái tạo?
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
-
Câu 24:
Năng lượng hao phí thường xuất hiện dưới dạng năng lượng gì?
A. Động năng
B. Thế năng
C. Nhiệt năng
D. Hóa năng
-
Câu 25:
Biện pháp nào gây lãng phí năng lượng trong trường học?
A. Trong giờ thể dục giữa giờ, quạt trần, bóng điện trong lớp vẫn hoạt động
B. Sử dụng nước uống để giặt khăn lau, rửa tay …
C. Tắt các thiết bị điện khi ra về
D. Cả A và B đều đúng
-
Câu 26:
Động năng của vật là gì?
A. năng lượng do vật có độ cao
B. năng lượng do vật bị biến dạng
C. năng lượng do vật có nhiệt độ
D. năng lượng do vật chuyển động
-
Câu 27:
Cho các dạng năng lượng sau: động năng, năng lượng gió, năng lượng điện, quang năng. Các năng lượng đó thuộc nhóm năng lượng nào?
A. Nhóm năng lượng lưu trữ
B. Nhóm năng lượng gắn với chuyển động
C. Nhóm năng lượng nhiệt
D. Nhóm năng lượng âm
-
Câu 28:
Dạng năng lượng nào cần thiết để nước đá tan thành nước?
A. Năng lượng ánh sáng
B. Năng lượng âm thanh
C. Năng lượng hóa học
D. Năng lượng nhiệt
-
Câu 29:
Những dạng năng lượng nào xuất hiện trong quá trình một khúc gỗ trượt có ma sát từ trên mặt phẳng nghiêng xuống?
A. Nhiệt năng, động năng và thế năng
B. Chỉ có nhiệt năng và động năng
C. Chỉ có động năng và thế năng
D. Chỉ có động năng
-
Câu 30:
Khi một chiếc tủ lạnh đang hoạt động thì trường hợp nào dưới đây không phải là năng lượng hao phí?
A. Năng lượng nhiệt làm nóng động cơ của tủ lạnh
B. Năng lượng âm thanh phát ra từ tủ lạnh
C. Năng lượng nhiệt làm lạnh thức ăn đưa vào tủ khi còn quá nóng
D. Năng lượng nhiệt duy trì nhiệt độ ổn định trong tủ lạnh để bảo quản thức ăn
-
Câu 31:
Loài nào dưới đây không thuộc ngành Thân mềm?
A. Sứa
B. Ốc sên
C. Mực
D. Hàu
-
Câu 32:
Đặc điểm của đa số các loài lưỡng cư có độc là gì?
A. Kích thước lớn
B. Sống ở những nơi khí hậu khắc nghiệt
C. Cơ thể có gai
D. Có màu sắc sặc sỡ
-
Câu 33:
Sinh cảnh nào dưới đây có độ đa dạng sinh học thấp nhất?
A. Thảo nguyên
B. Rừng mưa nhiệt đới
C. Hoang mạc
D. Rừng ôn đới
-
Câu 34:
Loài thực vật nào dưới đây thuộc ngành Dương xỉ?
A. Bèo tấm
B. Kim giao
C. Bèo vảy ốc
D. Bao báp
-
Câu 35:
Bệnh kiết lị do tác nhân nào gây nên?
A. Trùng kiết lị
B. Trùng giày
C. Trùng sốt rét
D. Trùng roi
-
Câu 36:
Trường hợp nào sau đây là biểu hiện của một vật có động năng?
A. Đun nóng vật
B. Làm lạnh vật
C. Chiếu sáng vật
D. Cho vật chuyển động
-
Câu 37:
Khi quạt điện hoạt động thì có sự chuyển hóa ra sao?
A. động năng thành điện năng
B. điện năng thành hóa năng
C. nhiệt năng thành điện năng
D. điện năng thành động năng
-
Câu 38:
Trong hệ SI, năng lượng có đơn vị là gì?
A. Jun (J)
B. calo (cal)
C. kilocalo (kcal)
D. kilooat giờ (kWh)
-
Câu 39:
Nhiên liệu tích trữ năng lượng hữu ích. Chúng ta thu được năng lượng từ nhiên liệu bằng cách?
A. Di chuyển nhiên liệu
B. Tích trữ nhiên liệu
C. Đốt cháy nhiên liệu
D. Nấu nhiên liệu
-
Câu 40:
Năng lượng nào sau đây là năng lượng không tái tạo?
A. Năng lượng sinh khối
B. Năng lượng địa nhiệt
C. Năng lượng khí tự nhiên
D. Năng lượng nước