Đề thi giữa HK2 môn Khoa học tự nhiên 6 CTST năm 2023-2024
Trường THCS Phan Đăng Lưu
-
Câu 1:
Nguyên sinh vật dưới đây có tên là:
A. Trùng roi
B. Trùng giày
C. Tảo lục
D. Trùng biến hình
-
Câu 2:
Một quyển sách 100g và một quả cân bằng sắt 100g đặt gần nhau nên mặt bàn. Nhận xét nào sau đây là không đúng?
A. Hai vật có cùng trọng lượng.
B. Hai vật có cùng thể tích.
C. Hai vật có cùng khối lượng.
D. Có lực hấp dẫn giữa hai vật.
-
Câu 3:
Chọn đáp án sai?
A. Một số quá trình biến đổi tự nhiên không nhất thiết phải cần tới năng lượng.
B. Đơn vị của năng lượng trong hệ SI là jun (J).
C. Năng lượng đặc trưng cho khả năng tác dụng lực.
D. Năng lượng từ gió truyền lực lên diều, nâng diều bay cao. Gió càng mạnh, lực nâng diều lên càng cao.
-
Câu 4:
Loài thiên địch sử dụng đẻ trứng kí sinh vào sinh vật gây hại hay trứng của sinh vật gây hại?
A. Ruồi
B. Mèo rừng
C. Thỏ
D. Ong mắt đỏ
-
Câu 5:
Trong các hoạt động sau, hoạt động nào xuất hiện lực tiếp xúc?
A. Người thợ đóng cọc xuống đất
B. Viên đá rơi
C. Nam châm hút viên bi sắt
D. Cả B và C đều đúng
-
Câu 6:
Trong tự nhiên, nguyên sinh vật có vai trò:
A. Tảo có khả năng quang hợp có vai trò cung cấp oxygen cho các động vật dưới nước.
B. Tảo và nguyên sinh vật là thức ăn cho các động vật lớn hơn.
C. Một số nguyên sinh vật sống cộng sinh tạo nên mối quan hệ cần thiết cho sự sống của các loài động vật khác.
D. Cả ba đáp án trên đúng.
-
Câu 7:
Lần lượt treo vào một lò xo các vật có khối lượng m1, m2, m3 thì lò xo dãn ra như hình vẽ. Hãy so sánh các khối lượng m1, m2, m3.
A. m1 > m2 > m3.
B. m1 = m2 = m3
C. m1 < m2 < m3
D. m2 > m1 > m3
-
Câu 8:
Mô liên kết ở người có chức năng:
A. Nâng đỡ, liên kết các cơ quan.
B. Co, dãn, tạo nên sự vận động.
C. Bao bọc và bảo vệ cơ thể
D. Cả ba đáp án trên.
-
Câu 9:
Virus được phát hiện lần đầu tiên từ cây gì?
A. Cây đậu
B. Cây thuốc lá
C. Cây xương rồng
D. Cây dâu tằm
-
Câu 10:
Bước nhuộm xanh methylene khi làm tiêu bảo quan sát vi khuẩn trong nước dưa muối, cà muối có ý nghĩa gì?
A. Vi khuẩn bắt màu thuốc nhuộm dễ quan sát.
B. Làm tăng số lượng vi khuẩn trong nước dưa muối, cà muối.
C. Phóng to các tế bào vi khuẩn dễ quan sát.
D. Làm tiêu diệt các sinh vật khác trong nước dưa muối, cà muối.
-
Câu 11:
Hoạt động nào của cây xanh giúp bổ sung vào bầu khí quyển lượng khí oxygen mất đi do hô hấp và đốt cháy nhiên liệu?
A. Trao đổi khoáng.
B. Hô hấp
C. Quang hợp
D. Thoát hơi nước
-
Câu 12:
Môi trường có sự đa dạng sinh học lớn nhất là:
A. Núi tuyết
B. Rừng lá kim
C. Rừng nhiệt đới
D. Hoang mạc
-
Câu 13:
Ý nghĩa của việc xây dựng khóa lưỡng phân là:
A. Để tập hợp các cá thể thành các nhóm, từ thấp đến cao.
B. Giúp phân biệt các đặc tính khái quát của sinh vật.
C. Giúp cho việc nghiên cứu có trật tự hiệu quả hơn.
D. Cả ba đáp án trên đều đúng.
-
Câu 14:
Lực xuất hiện khi lấy một chiếc thước nhựa khô và sạch cọ xát vào mảnh vải dạ hoặc len khô rồi đưa lại gần các vụn giấy mỏng là:
A. Lực đẩy
B. Lực tiếp xúc
C. Lực không tiếp xúc
D. Lực ma sát
-
Câu 15:
Đặc điểm nào sau đây không đúng khi nói về nhóm Thân mềm?
A. Cơ thể mềm, thường có vỏ đá vôi bao bọc.
B. Số lượng loài lớn, khác nhau về hình dạng, kích thước.
C. Đại điện là trai, ốc, hến, sò …
D. Đều là những sinh vật có lợi, cung cấp thức ăn.
-
Câu 16:
Loại nấm không thể quan sát được bằng mắt thường là:
A. Nấm hương
B. Nấm bụng dê
C. Nấm men
D. Nấm sò
-
Câu 17:
Đâu là mối quan hệ giữa trọng lượng và khối lượng?
A. m = p x g
B. g = m x P
C. P = m x g
D. P = m/g
-
Câu 18:
Việc phân loại thế giới sống có ý nghĩa gì đối với chúng ta?
(1) Gọi đúng tên sinh vật.
(2) Đưa sinh vật vào đúng nhóm phân loại.
(3) Thấy được vai trò của sinh vật trong tự nhiên và thực tiễn.
(4) Nhận ra sự đa dạng của sinh giới.
A. (1), (2), (3)
B. (2), (3), (4)
C. (1), (2), (4)
D. (1), (3), (4)
-
Câu 19:
Làm thế nào để sử dụng nhiên liệu hiệu quả?
A. Cung cấp đủ oxi hoặc không khí cho sự cháy.
B. Tăng diện tích tiếp xúc của nhiên liệu với không khí.
C. Điều chỉnh lượng nhiên liệu để duy trì sự chát ở mức độ cần thiết phù hợp với nhu cầu sử dụng.
D. Cả ba ý trên đều đúng.
-
Câu 20:
Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về vai trò vi khuẩn?
A. Nhiều vi khuẩn có ích được sử dụng trong nông nghiệp và công nghiệp chế biến.
B. Vi khuẩn được sử dụng trong sản xuất vaccine và thuốc kháng sinh.
C. Mọi vi khuẩn đều có lợi cho tự nhiên và đời sống con người.
D. Vi khuẩn giúp phân hủy các chất hữu cơ thành các chất vô cơ để cây sử dụng.
-
Câu 21:
Đặc điểm nào dưới đây không có ở các loài động vật đới nóng?
A. Di chuyển bằng cách quăng thân.
B. Thường hoạt động vào ban ngày trong mùa hè.
C. Có khả năng di chuyển rất xa.
D. Chân cao, móng rộng và đệm thịt dày.
-
Câu 22:
Khi đi xe đạp, bộ phận nào của xe đạp có thể xảy ra sự hao phí năng lượng nhiều nhất?
A. bánh xe
B. gi-đông
C. yên xe
D. khung xe
-
Câu 23:
Lực nào sau đây là lực tiếp xúc?
A. Lực hút giữa Trái Đất và mặt trăng.
B. Lực của nam châm hút thanh sắt đặt cách nó một đoạn.
C. Lực của Trái Đất tác dụng lên bóng đèn treo trên trần nhà.
D. Lực của quả cân tác dụng lên lò xo khi treo quả cân vào lò xo.
-
Câu 24:
Nhóm thực vật là đại diện của nhóm dương xỉ là:
A. Cây dương xỉ, cỏ bợ, lông culi, xương rồng.
B. Cây dương xỉ, cỏ lau, lông culi, bèo tây.
C. Cây dương xỉ, cỏ bợ, lông culi, bèo tây.
D. Cây dương xỉ, cỏ bợ, lông culi, bèo ong.
-
Câu 25:
Đặc điểm nào sau đây là đúng khi nói về vi khuẩn?
A. Có cấu tạo tế bào nhân thực.
B. Kích thước có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
C. Có cấu tạo tế bào nhân sơ.
D. Hệ gen đầy đủ.
-
Câu 26:
Trong 3 cách đun nước ở hình sau, cách đun trong hình nào ít hao phí năng lượng nhất?
A. Hình b
B. Hình c
C. Hình a
D. Cả 3 hình như nhau
-
Câu 27:
Cá cóc Tam Đảo được xếp vào nhóm ngành động vật nào?
A. Ruột khoang
B. Cá
C. Lưỡng cư
D. Bò sát
-
Câu 28:
Treo thẳng đứng một lò xo, đầu dưới treo quả nặng 100g thì độ biến dạng của lò xo là 0,5cm. Nếu thay quả nặng trên bằng một quả nặng khác thì độ biến dạng của lò xo là 1,5cm. Hãy xác định khối lượng của vật treo trong trường hợp này.
A. 150g
B. 200g
C. 250g
D. 300g
-
Câu 29:
Tại sao khi phanh gấp, lốp xe ô tô để lại một vệt đen dài trên đường nhựa?
A. Do ma sát giữa lốp xe và mặt đường lớn.
B. Do cao su nóng lên.
C. Do ma sát giữa lốp xe và mặt đường lớn làm cho cao su nóng lên, mềm ra và dính vào mặt đường.
D. Do lực hút của mặt đường.
-
Câu 30:
Trong các trường hợp sau, trường hợp nào chịu lực cản của không khí?
A. Thợ lặn lặn xuống đáy biển bắt hải sản.
B. Con cá đang bơi.
C. Bạn Mai đang đi bộ trên bãi biển.
D. Tàu ngầm hoạt động gần đáy biển.
-
Câu 31:
Động vật nguyên sinh nào dưới đây có lớp vỏ bằng đá vôi?
A. Trùng biến hình
B. Trùng lỗ.
C. Trùng kiết lị.
D. Trùng sốt rét.
-
Câu 32:
Đặc điểm để phân biệt nấm đơn bào và nấm đa bào là:
A. Dựa vào cơ quan sinh sản của nấm là các bào tử.
B. Dựa vào số lượng tế bào cấu tạo nên.
C. Dựa vào đặc điểm bên ngoài.
D. Dựa vào môi trường sống.
-
Câu 33:
Trong cơ thể sinh vật, một tế bào bắt đầu quá trình sinh sản để tạo nên các tế bào mới. Nếu tế bào này thực hiện 6 lần sinh sản liên tiếp thì sẽ tạo ra được bao nhiêu tế bào con?
A. 4
B. 16
C. 32
D. 64
-
Câu 34:
Đâu không phải là ví dụ của sự lớn lên và sinh sản tế bào?
A. Sự tăng kích thước của củ khoai.
B. Sự lớn lên của em bé.
C. Sự cụp lá của cây xấu hổ khi chạm tay vào.
D. Sự tăng kích thước của bắp cải.
-
Câu 35:
Tế bào có chiều dài lớn nhất trong các loại tế bào sau là:
A. Tế bào hồng cầu
B. Tế bào biểu bì lá
C. Tế bào cơ người
D. Tế bào thần kinh ngườ
-
Câu 36:
Chức năng bảo vệ và kiểm soát các chất đi vào và đi ra khỏi tế bào (quá trình trao đổi chất giữa tế bào và môi trường) là của bào quan nào?
A. Nhân hoặc vùng nhân tế bào.
B. Màng tế bào
C. Chất tế bào
D. Lục lạp
-
Câu 37:
Hai chất lỏng không hòa tan vào nhau nhưng khi chịu tác động, chúng lại phân tán vào nhau thì gọi là:
A. dung dịch
B. chất tinh khiết
C. nhũ tương
D. huyền phù
-
Câu 38:
Hỗn hợp nào sau đây không được xem là dung dịch?
A. Hỗn hợp nước đường
B. Hỗn hợp nước muối
C. Hỗn hợp bột mì và nước khuấy đều
D. Hỗn hợp nước và rượu.
-
Câu 39:
Lục lạp ở tế bào thực vật có chức năng:
A. Quang hợp để tổng hợp chất hữu cơ từ năng lượng mặt trời và chất vô cơ.
B. Bảo vệ, định hình và giúp cây cứng cáp.
C. Chứa các bào quan, là nơi diễn ra các hoạt động sống của tế bào.
D. Chứa vật chất di truyền, điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.
-
Câu 40:
Chất có vai trò cấu tạo nên cơ thể sinh vật, tham gia cung cấp năng lượng và hầu hết các hoạt động sống là:
A. Chất béo
B. Chất đạm
C. Carbohydrate
D. Vitamin