Đề thi giữa HK2 môn Khoa học tự nhiên 6 Cánh diều năm 2023-2024
Trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai
-
Câu 1:
Nguyên liệu chính để chế biến nước mắm là:
A. Gạo
B. Cá
C. Rau
D. Ngô
-
Câu 2:
Sữa magie (magnesium hydroxide lơ lửng trong nước) được dùng làm thuốc trong y học để chữa bệnh khó tiêu, ợ chua. Sữa magie thuộc loại:
A. dung dịch
B. huyền phù
C. nhũ tương
D. hỗn hợp đồng nhất
-
Câu 3:
Loại cá nào không thuộc lớp cá xương?
A. Cá hồi
B. Cá rô
C. Cá chép
D. Cá đuối
-
Câu 4:
Năng lượng hao phí thường xuất hiện dưới dạng:
A. Động năng
B. Thế năng
C. Nhiệt năng
D. Hóa năng
-
Câu 5:
Tế bào nào khác biệt hơn so với các tế bào còn lại về kích thước:
A. Tế bào biểu bì lá
B. Tế bào thần kinh người
C. Tế bào trứng cá
D. Tế bào vi khuẩn
-
Câu 6:
Lực nào sau đây có độ lớn mạnh nhất?
A. Lực của người đẩy xe ô tô chết máy.
B. Lực của người ấn điện thoại.
C. Lực của người mẹ mở cửa phòng.
D. Lực của em bé đeo ba lô.
-
Câu 7:
“Xương rồng, lạc đà, cây lê gai” là những sinh vật đặc trưng có môi trường nào?
A. Núi tuyết
B. Rừng lá kim
C. Rừng nhiệt đới
D. Hoang mạc
-
Câu 8:
Dụng cụ nào sau đây khi hoạt động biến đổi phần lớn điện năng mà nó nhận vào thành nhiệt năng?
A. Điện thoại
B. Máy hút bụi
C. Máy sấy tóc
D. Máy vi tính
-
Câu 9:
Nhận định nào đúng khi nói về các nhóm chất dinh dưỡng?
A. Có 3 nhóm chất dinh dưỡng: carbohydrate, protein, lipid.
B. Tùy vào độ tuổi, giai đoạn phát triển và cơ địa mà mỗi cơ thể sẽ cần được cung cấp dinh dưỡng theo tỉ lệ khác nhau.
C. Tùy vào độ tuổi, giai đoạn phát triển và cơ địa mà mỗi cơ thể sẽ cần được cung cấp dinh dưỡng theo tỉ lệ giống nhau.
D. Nhóm chất dinh dưỡng đều có vai trò chung.
-
Câu 10:
Hóa năng lưu trữ trong que diêm, khi cọ xát với vỏ bao diêm, được chuyển hóa hoàn toàn thành:
A. nhiệt năng
B. quang năng
C. điện năng
D. nhiệt năng và quang năng
-
Câu 11:
Vì sao đi lại trên bờ thì dễ dàng hơn còn đi lại dưới nước thì khó hơn?
A. Vì nước chuyển động còn không khí không chuyển động.
B. Vì khi xuống nước, chúng ta “nặng” hơn
C. Vì nước có lực cản còn không khí thì không có lực cản
D. Vì lực cản của nước lớn hơn lực cản của không khí.
-
Câu 12:
Muốn hòa tan được nhiều muối ăn vào nước, ta không nên sử dụng phương pháp nào sau đây?
A. Nghiền nhỏ muối ăn.
B. Đun nóng nước
C. Vừa cho muối ăn vào nước vừa khuấy đều
D. Bỏ thêm đá lạnh vào.
-
Câu 13:
Sự lớn lên và sinh sản của tế bào có ý nghĩa:
A. Là cơ sở cho sự lớn lên của sinh vật.
B. Thay thế những tế bào bị tổn thương.
C. Thay thế những tế bào bị mất hoặc chết
D. Cả ba đáp án trên.
-
Câu 14:
Dụng cụ nào sau đây hoạt động bằng năng lượng lấy từ nguồn tái tạo?
A. Bóng điện
B. Xe máy
C. Ô tô
D. Đèn dầu
-
Câu 15:
Cho các câu dưới đây:
1) Ở các máy cơ và máy điện, năng lượng thường hao phí dưới dạng nhiệt năng.
2) Ở nồi cơm điện, nhiệt năng là năng lượng hao phí.
3) Máy bơm nước biến đổi hoàn toàn điện năng tiêu thụ thành động năng của dòng nước.
4) Năng lượng hao phí càng lớn thì máy móc hoạt động càng hiệu quả.
5) Không thể chế tạo loại máy móc nào sử dụng năng lượng mà không hao phí.
Số phát biểu đúng là?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 16:
Trọng lượng của một cái thùng là 8500N. Khối lượng của nó là bao nhiêu?
A. 8500kg
B. 850kg
C. 850N
D. 8500N
-
Câu 17:
Những loài nấm độc có điểm đặc trưng nào sau đây?
A. Tỏa ra mùi hương quyến rũ
B. Thường sống quanh các gốc cây.
C. Có màu sắc sặc sỡ.
D. Có kích thước rất lớn.
-
Câu 18:
Cách sử dụng đèn thắp sáng nào dưới đây không tiết kiệm điện năng?
A. Bật đèn cả khi phòng có đủ ánh sáng tự nhiên chiếu vào.
B. Tắt đèn khi ra khỏi phòng quá 15 phút.
C. Dùng bóng đèn compact thay cho bóng đèn dây tóc.
D. Chỉ bật bóng đèn đủ sáng gần nơi sử dụng.
-
Câu 19:
Đặc điểm nào sau đây sai khi nói về nhóm Hạt kín?
A. Mọc khắp nơi, cả trên cạn và dưới nước, ở vùng núi cao hoặc noi có tuyết phủ.
B. Nhiều cây Hạt kín có kích thước rất lớn như cây bao báp ở Châu Phi.
C. Cơ quan sinh sản gồm có nón đực và nón cái.
D. Hạt được bao kín trong quả.
-
Câu 20:
Đặc điểm nào dưới đât nói về virus là sai?
A. Không có cấu tạo tế bào.
B. Chỉ nhân lên khi sống ngoài môi trường.
C. Có cấu tạo đơn giản.
D. Hầu hết quan sát dưới kính hiển vi điện tử.
-
Câu 21:
Ở dương xỉ, các túi bào tử nằm ở đâu?
A. Mặt dưới của lá.
B. Mặt trên của lá.
C. Thân cây.
D. Rễ cây.
-
Câu 22:
Đặc điểm của người bị bệnh hắc lào là?
A. Xuất hiện những vùng da phát ban đỏ, gây ngứa.
B. Xuất hiện các mụn nước nhỏ li ti, gây ngứa.
C. Xuất hiện vùng da có dạng tròn, đóng vảy, có thể sưng đỏ và gây ngứa.
D. Xuất hiện những bọng nước lớn, không ngứa, không đau nhức.
-
Câu 23:
Đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt nhóm động vật có xương sống với nhóm động vật không xương sống là?
A. Hình thái đa dạng.
B. Có xương sống.
C. Kích thước cơ thể lớn.
D. Sống lâu.
-
Câu 24:
Trong những nhóm cây sau đây, nhóm gồm các cây thuộc ngành Hạt kín là?
A. Cây dương xỉ, cây hoa hồng, cây ổi, cây rêu.
B. Cây nhãn, cây hoa ly, cây bào tấm, cây vạn tuế.
C. Cây bưởi, cây táo, cây hồng xiêm, cây lúa.
D. Cây thông, cây rêu, cây lúa, cây vạn tuế.
-
Câu 25:
Nhóm động vật nào sau đây có số lượng loài lớn nhất?
A. Nhóm cá.
B. Nhóm chân khớp.
C. Nhóm giun.
D. Nhóm ruột khoang.
-
Câu 26:
Lạc đà là động vật đặc trưng cho sinh cảnh nào?
A. Hoang mạc.
B. Rừng ôn đới.
C. Rừng mưa nhiệt đới.
D. Đài nguyên.
-
Câu 27:
Sự đa dạng của động vật được thể hiện rõ nhất ở:
A. Cấu tạo cơ thể và số lượng loài.
B. Cấu tạo cơ thể và số lượng loài.
C. Môi trường sống và hình thức dinh dưỡng.
D. Hình thức dinh dưỡng và hình thức vận chuyển.
-
Câu 28:
Cho các vai trò sau:
(1) Đảm bảo sự phát triển bền vững của con người.
(2) Là nguồn cung cấp tài nguyên vô cùng, vô tận.
(3) Phục vụ nhu cầu tham quan, giải trí của con người.
(4) Giúp con người thích nghi với biến đổi khí hậu.
(5) Liên tục hình thành thêm nhiều loài mới phục vụ cho nhu cầu của con người.
Những vai trò nào là vai trò của đa dạng sinh học đối với con người?
A. (1), (2), (3).
B. (2), (3), (5).
C. (1), (3), (4).
D. (2), (4), (5).
-
Câu 29:
Thực vật góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường bằng cách:
A. Giảm bụi và khí độc, tăng hàm lượng CO2.
B. Giảm bụi và khí độc, cân bằng hàm lượng CO2 và O2.
C. Giảm bụi và khí độc, giảm hàm lượng O2.
D. Giảm bụi và sinh vật gây bệnh, tăng hàm lượng CO2.
-
Câu 30:
Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Nấm là sinh vật đơn bào hoặc đa bào nhân thực.
B. Nấm hương, nấm mốc là đại diện thuộc nhóm nấm túi.
C. Chỉ có thể quan sát nấm dưới kính hiển vi.
D. Tất cả các loài nấm đều có lợi cho con người.
-
Câu 31:
Thực vật có vai trò gì đối với động vật?
A. Cung cấp thức ăn.
B. Ngăn biến đổi khí hậu.
C. Giữ đất, giữ nước.
D. Cung cấp thức ăn, nơi ở.
-
Câu 32:
Động vật có xương sống bao gồm:
A. Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú.
B. Cá, chân khớp, bò sát, chim, thú.
C. Cá, lưỡng cư, bò sát, ruột khoang, thú.
D. Thân mềm, lưỡng cư, bò sát, chim, thú.
-
Câu 33:
Loại nấm nào dưới đây là nấm đơn bào?
A. Nấm hương.
B. Nấm mỡ.
C. Nấm men.
D. Nấm linh chi.
-
Câu 34:
Các loài nào dưới đây là vật chủ trung gian truyền bệnh?
A. Ruồi, chim bồ câu, ếch.
B. Rắn, cá heo, hổ.
C. Ruồi, muỗi, chuột.
D. Hươu cao cổ, đà điểu, dơi.
-
Câu 35:
Sinh cảnh nào dưới đây có độ đa dạng sinh học thấp nhất?
A. Thảo nguyên.
B. Rừng mưa nhiệt đới
C. Hoang mạc.
D. Rừng ôn đới.
-
Câu 36:
Đơn vị của năng lượng là:
A. N.
B. kg.
C. J.
D. kg/N.
-
Câu 37:
Năng lượng có thể truyền từ vật này sang vật khác thông qua:
A. Tác dụng lực.
B. Truyền nhiệt.
C. Ánh sáng.
D. Cả A và B.
-
Câu 38:
Trong các tình huống sau đây, tình huống nào có lực tác dụng mạnh nhất?
A. Năng lượng của gió làm quay cánh chong chóng.
B. Năng lượng của gió làm cánh cửa sổ mở tung ra.
C. Năng lượng của gió làm quay cánh quạt của tua - bin gió.
D. Năng lượng của gió làm các công trình xây dựng bị phá hủy.
-
Câu 39:
Dạng năng lượng tích trữ trong cánh cung khi được kéo căng là
A. động năng.
B. hóa năng.
C. thế năng đàn hồi.
D. quang năng.
-
Câu 40:
Chúng ta nhận biết điện năng từ ổ cắm điện cung cấp cho máy tính thông qua biểu hiện:
A. ánh sáng.
B. âm thanh.
C. nhiệt do máy tính phát ra.
D. cả 3 đáp án trên.