Đề thi giữa HK2 môn Toán 6 CTST năm 2021-2022
Trường THCS Nguyễn Du
-
Câu 1:
Phân số nào không bằng phân số \(\frac{{ - 1}}{2}\)
A. \(\frac{{ 2}}{4}\)
B. \(\frac{{ - 3}}{6}\)
C. \(\frac{{ 6}}{-12}\)
D. \(\frac{{ 5}}{-10}\)
-
Câu 2:
Khẳng định nào sau đây sai:
A. Hai đường thẳng không có điểm chung thì song song với nhau.
B. Ba điểm thẳng hàng khi ba điểm đó thuộc cùng một đường thẳng.
C. Hai đường thẳng có điểm chung thì chúng cắt nhau.
D. Hai đường thẳng trùng nhau thì chúng có vô số điểm chung.
-
Câu 3:
Cho hình vẽ sau:
Có bao nhiêu hình có tâm đối xứng?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 4:
Tính chất nào sau đây không phải tính chất của phép cộng
A. Tính giao hoán
B. Tính cộng với số 0
C. Tính kết hợp
D. Tính cộng với số 1
-
Câu 5:
Trong các cách viết dưới đây, cách nào cho ta một phân số:
A. \(\frac{1}{{3,2}}\)
B. \(\frac{5}{{0}}\)
C. \(\frac{-2}{{13}}\)
D. \(\frac{1,2}{{2,4}}\)
-
Câu 6:
Từ đẳng thức 3.4 = 2.6 , ta có thể lập được bao nhiêu cặp phân số bằng nhau?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 7:
Hãy tìm số nguyên x biết \(\frac{{35}}{{15}} = \frac{x}{3}\)?
A. x = 7
B. x = 5
C. x = 10
D. x = 12
-
Câu 8:
Viết tập hợp A các số nguyên x, biết rằng: \(\frac{{ - 24}}{4} \le x < \frac{{ - 14}}{7}\) ?
A. A = {-5; -4; -3; -2}
B. A = {-5; -4; -3; -2}
C. A = {-6; -5; -4; -3}
D. A = {-5; -4; -3}
-
Câu 9:
Cho biểu thức \(A = \frac{3}{{n - 1}}\) với n là số nguyên. Số nguyên n cần có điều kiện gì để A là phân số?
A. n < 1
B. n > 1
C. n = 1
D. n ≠ 1
-
Câu 10:
Tìm số a; b biết \(\frac{{24}}{{56}} = \frac{a}{7} = \frac{{ - 111}}{b}\)
A. a = 3, b = -259
B. a = -3, b = -259
C. a = 3, b = 259
D. a = -3, b = 259
-
Câu 11:
Cho phân số \(\frac{{ - 160}}{{70}} \). Viết phân số dưới dạng phân số tối giản ta được:
A. \( \frac{{ - 16}}{7}\)
B. \( \frac{{ 16}}{7}\)
C. \( \frac{{ 13}}{7}\)
D. \( \frac{{ - 11}}{7}\)
-
Câu 12:
Sắp xếp các phân số sau \(\frac{1}{3};\frac{1}{2};\frac{3}{8};\frac{6}{7}\) theo thứ tự từ lớn đến bé.
A. \(\frac{1}{3};\frac{1}{2};\frac{3}{8};\frac{6}{7}\)
B. \(\frac{6}{7};\frac{1}{2};\frac{3}{8};\frac{1}{3}\)
C. \(\frac{1}{2};\frac{1}{3};\frac{3}{8};\frac{6}{7}\)
D. \(\frac{6}{7};\frac{3}{8};\frac{1}{3};\frac{1}{2}\)
-
Câu 13:
Hình nào dưới đây có vô số trục đối xứng
A. Hình lục giác đều
B. Hình vuông
C. Hình chữ nhật
D. Hình tròn
-
Câu 14:
Phát biểu nào dưới đây là đúng?
A. Mỗi đường chéo là một trục đối xứng của hình chữ nhật.
B. Mỗi đường thẳng đi qua tâm một đường tròn là trục đối xứng của hình tròn.
C. Mỗi đường thẳng đi qua trung điểm của hai cạnh đối diện là trục đối xứng của hình thoi.
D. Mỗi đường chéo là một trục đối xứng của hình bình hành.
-
Câu 15:
Cho đoạn thẳng MN dài 18cm. Biết O là tâm đối xứng của MN. Tính ON
A. 9cm
B. 8cm
C. 18cm
D. 6cm
-
Câu 16:
Thực hiện phép tính \(\frac{9}{{14}} + \frac{8}{{21}}\)
A. \(\frac{{43}}{{42}}\)
B. \(\frac{{33}}{{42}}\)
C. \(\frac{{27}}{{42}}\)
D. \(\frac{{45}}{{42}}\)
-
Câu 17:
Cho x là giá trị thỏa mãn \(\frac{6}{7}x - \frac{1}{2} = 1\)
A. \( \frac{9}{14}\)
B. \( \frac{7}{4}\)
C. \( \frac{-7}{4}\)
D. \( \frac{9}{7}\)
-
Câu 18:
Tính \(\frac{6}{{15}} + \frac{{12}}{{ - 15}}\) là
A. \( \frac{{ 18}}{15}\)
B. \( \frac{{ - 2}}{5}\)
C. \( \frac{{ 1}}{5}\)
D. \( \frac{{ - 1}}{5}\)
-
Câu 19:
Tìm x biết \(\frac{x}{3} = \frac{1}{3} + \frac{{ - 1}}{7}\)
A. \(\frac{1}{7}\)
B. \(\frac{2}{7}\)
C. \(\frac{3}{7}\)
D. \(\frac{4}{7}\)
-
Câu 20:
Một người đi xe đạp từ A đến B gồm một đoạn lên dốc AB và một đoạn xuống dốc CB. Thời gian đi AB là 2 giờ, thời gian về BA là 1 giờ 45 phút. Tính chiều dài quãng đường AB biết rằng cứ lúc lên dốc thì người đó đi với vận 10 km/h, cứ lúc xuống dốc thì người đó đi với vận tốc 15 km/h.
A. 13,5 (km)
B. 21,2(km)
C. 22,5 (km)
D. 25,5 (km)
-
Câu 21:
Phân số thấp phân \(\frac{3}{8}\) được viết dưới dạng số thập phân là:
A. .0,375
B. 3,75
C. 37,5
D. 375
-
Câu 22:
Sắp xếp theo thứ tự từ bé đén lớn số đối của các số thập phân sau: 9,32; -12,34; -0,7; 3,333
A. 0,7; 12,34; -9,32; -3,333
B. -3,333; -9,32; 0,7; 12,34.
C. -9,32; -3,333;12,34 0,7
D. -9,32; -3,333; 0,7; 12,34.
-
Câu 23:
cSố tự nhiên x thỏa mãn: 35,67 < x < 36,05 là:
A. 35
B. 36
C. 37
D. 34
-
Câu 24:
Tìm chữ số a, biết 97,614 < 97,a12 (a < 8)
A. a = 3
B. a = 4
C. a = 6
D. a = 7
-
Câu 25:
Bác Đồng của ba thanh gỗ: thanh thứ nhất dài 1,85 m, thanh thứ hai dài hơn thanh thứ nhất 10 cm. Độ dài thanh gỗ thứ ba ngắn hơn tổng độ dài hai thanh gỗ đầu tiên là 1,35 m. Thanh gỗ thứ ba mà bác Đồng đã cưa dài bao nhiêu mét?
A. 1,95m
B. 3,8m
C. 2,48m
D. 2,38m
-
Câu 26:
THực hiện phép tính 3,176 - (2,104 + 1,18) ta được kết quả:
A. 0,108
B. −0,181
C. -0,108
D. 0,181
-
Câu 27:
Cho 5 điểm A,B,C,D,E trong đó không có ba điểm nào thẳng hàng. Vẽ đường thẳng đi qua các cặp điểm. Hỏi vẽ được bao nhiêu đường thẳng?
A. 25
B. 10
C. 20
D. 16
-
Câu 28:
Cho hình vẽ sau:
Chọn câu sai
A. Điểm B nằm giữa A và C.
B. Điểm B nằm giữa A và D
C. Điểm C nằm giữa A và B.
D. Điểm C nằm giữa D và A
-
Câu 29:
Cho hai điểm phân biệt A và B, nhận xét sau đúng hay sai
A. có nhiều đường thẳng đi qua hai điểm A và B
B. có một và chỉ một đường không thẳng đi qua hai điểm A và B.
C. có một đường thẳng và chỉ một đường thẳng đi qua hai điểm A và B.
D. cả ba câu trên đều sai.
-
Câu 30:
Cho bốn điểm A, B, C, D trong đó ba điểm A, B, C thẳng hàng và ba điểm B, C, D thẳng hàng. Có thể kết luận gì về bốn điểm A, B, C, D?
A. D là trung điểm đoạn AB
B. A, B, C, D thẳng hàng.
C. A, B, C, D không thẳng hàng.
D. Bốn điểm A, B, C, D tạo 2 đường cắt nhau tại B
-
Câu 31:
Thực hiện phép tính \(\frac{{ - 15}}{{16}}.\frac{{ - 4}}{3}\) ta được
A. \( \frac{5}{4}\)
B. \( \frac{1}{4}\)
C. \( \frac{7}{4}\)
D. \( \frac{3}{4}\)
-
Câu 32:
Tính \([528:(19,3-15,3)]+42(128+75-32)-7314\)
A. 1
B. 0
C. 2
D. 3
-
Câu 33:
Tính \(\left(\frac{136}{15}-\frac{28}{5}+\frac{62}{10}\right) \cdot \frac{21}{24}\)
A. \(\frac{203}{24}\)
B. \(\frac{23}{24}\)
C. \(\frac{11}{24}\)
D. \(\frac{13}{24}\)
-
Câu 34:
Tính \(A=\frac{2}{3}+\frac{5}{6}: 5-\frac{1}{18} \cdot(-3)^{2}\)
A. \(\frac{23}{3}\)
B. \(\frac{1}{3}\)
C. \(\frac{5}{3}\)
D. \(\frac{7}{3}\)
-
Câu 35:
Tìm x biết: \(\frac{7}{{12}} - \frac{x}{4} = \frac{1}{{12}}\)
A. \(x = \frac{1}{2}\)
B. x = -2
C. \(x = \frac{-1}{2}\)
D. x = 2
-
Câu 36:
Cuối học kì I, khối 6 của một trường có 540 học sinh gồm ba loại: giỏi, khá, trung bình. Trong đó, số học sinh trung bình chiếm 5/18 số học sinh cả khối. Cuối năm có 3/4 học sinh trung bình chuyển thành khá, nên số học sinh khá bằng 5/3 số học sinh giỏi. Tính số học sinh giỏi, số học sinh khá của khối 6 cuối năm?
A. 159
B. 160
C. 161
D. 162
-
Câu 37:
Hãy ước lượng kết quả của phép tính sau: (-9122,412) . 31,056
A. \(- 270\;000\)
B. \(- 260\;000\)
C. \(270\;000\)
D. \( 260\;000\)
-
Câu 38:
Một hình tròn có bán kính 6cm, khoảng cách từ tâm đối xứng đến các điểm nằm trên đường tròn bằng:
A. 3 cm
B. 2 cm
C. 6 cm
D. 12 cm
-
Câu 39:
Bao nhiêu hình sau đây có tâm đối xứng?
A. 0
B. 1
C. 2
D. 3
-
Câu 40:
Tìm x biết: \(\left| {\frac{3}{4} - x} \right| + \frac{1}{6} = 1\frac{1}{6}\)
A. \(x = \frac{{ - 1}}{4}\) hoặc \(x = \frac{-7}{4}\)
B. \(x = \frac{{ 1}}{4}\) hoặc \(x = \frac{-7}{4}\)
C. \(x = \frac{{ 1}}{4}\) hoặc \(x = \frac{7}{4}\)
D. \(x = \frac{{ - 1}}{4}\) hoặc \(x = \frac{7}{4}\)