Đề thi giữa HK2 môn Toán 6 KNTT năm 2022-2023
Trường THCS Văn Lang
-
Câu 1:
Cho biểu đồ tranh
Trong các khẳng định sau đây khẳng định nào sai
A. Ngày thứ năm trong tuần số học sinh được nhiều điểm mười nhất.
B. Ngày thứ tư trong tuần số học sinh được điểm mười ít nhất.
C. Ngày thứ hai và ngày thứ sáu trong tuần số học sinh được điểm mười bằng nhau.
D. Số học sinh đạt điểm mười trong tuần là 16 học sinh.
-
Câu 2:
Cho hình vẽ:
Khẳng định nào sau đây sai:
A. Điểm A thuộc đường thẳng d.
B. Điểm B không thuộc đường thẳng d.
C. Đường thẳng d đi qua hai điểm A và B.
D. Đường thẳng d đi qua điểm A.
-
Câu 3:
Cho đoạn thẳng MN và điểm O nằm giữa hai điểm M và N. Biết OM = 5cm; ON = 3cm. Độ dài MN là:
A. 8cm
B. 2cm
C. 10cm
D. 15cm
-
Câu 4:
Trên tia Ox lấy hai điểm A và B sao cho OA = 3cm; OB = 6cm. Trong ba điểm O; B; A điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại?
A. B nằm giữa O và A.
B. O nằm giữa A và B.
C. A nằm ngoài O và B.
D. A nằm giữa O và B.
-
Câu 5:
Cách viết nào sau đây cho ta một phân số?
A. \(\frac{2,5}{7}.\)
B. \(\frac{8}{0}.\)
C. \(\frac{-2}{11}.\)
D. \(\frac{-3}{3,7}.\)
-
Câu 6:
Khi rút gọn phân số \(\frac{-27}{63}\) ta được phân số tối giản là số nào sau đây?
A. \(\frac{9}{21}\).
B. \(\frac{-3}{7}\).
C. \(\frac{3}{7}\).
D. \(\frac{-9}{21}\).
-
Câu 7:
Phép so sánh nào sau đây là đúng?
A. \(\frac{5}{7}\,\,>\,\frac{-5}{7}\).
B. \(\frac{-5}{7}\,\,>\,\frac{5}{7}\).
C. \(\frac{5}{-7}\,\,<\,\frac{-5}{7}\).
D. \(\frac{5}{7}\,\,>\,\frac{-5}{-7}\).
-
Câu 8:
Khi đổi hỗn số \(5\frac{1}{2}\) thành phân số, ta được phân số nào sau đây là đúng?
A. \(\frac{8}{2}\).
B. \(\frac{7}{2}\).
C. \(\frac{5}{2}\).
D. \(\frac{11}{2}\).
-
Câu 9:
Hãy chọn cách đọc đúng từ hình vẽ ?
A. Tia AB.
B. Đường thẳng AB.
C. Đoạn thẳng AB.
D. Đường thẳng BA.
-
Câu 10:
Điểm A không thuộc đường thẳng d được kí hiệu
A. \(d\in A\).
B. \(A\in d\).
C. \(A\notin d\).
D. \(A\subset d\).
-
Câu 11:
Dựa vào hình vẽ, hãy chọn khẳng định đúng trong các khẳng định sau?
A. Hai đường thẳng AB và AC song song với nhau.
B. Hai đường thẳng AB và AC cắt nhau.
C. Hai đường thẳng AB và AC trùng nhau.
D. Hai đường thẳng AB và AC có hai điểm chung.
-
Câu 12:
Trong các phát biểu sau, phát biểu nào là sai ?
A. Chữ H là hình vừa có tâm đối xứng,vừa có trục đối xứng.
B. Chữ A là hình có trục đối xứng và không có tâm đối xứng.
C. Chữ O là hình vừa có trục đối xứng vừa có tâm đối xứng.
D. Chữ N là hình vừa có trục đối xứng và có tâm đối xứng.
-
Câu 13:
Thực hiện phép tính: \(\frac{3}{5}.\frac{5}{4}-\frac{3}{5}.\frac{1}{4}\)
A. \(\frac{3}{4}\).
B. \(\frac{4}{5}\).
C. \(\frac{3}{5}\).
D. \(\frac{5}{4}\).
-
Câu 14:
Chiều dài của một mảnh vườn hình chữ nhật là 60m, chiều rộng bằng \(3 \over 5\) chiều dài. Tính diện tích mảnh vườn.
A. 2160 (m2)
B. 4236 (m2)
C. 3570 (m2)
D. 2540 (m2)
-
Câu 15:
Một mảnh vườn hình chữ nhật Người ta lấy một phần đất để đào ao. Biết \(5\over 6\) diện tích ao là 360m2. Tính diện tích ao.
A. 232 (m2)
B. 367 (m2)
C. 231 (m2)
D. 432 (m2)
-
Câu 16:
Sắp xếp các số sau theo thứ tự tăng dần: 2; \(3 \over 5\); \(-2 \over 5\); -1; 0.
A. -1; \(-2 \over 5\); 0; \(3 \over 5\); 2.
B. \(-2 \over 5\); -1; 2; \(3 \over 5\) 0.
C. 2;\(-2 \over 5\); -1; 0; \(3 \over 5\).
D. -1; 2; \(-2 \over 5\); 0; \(3 \over 5\).
-
Câu 17:
Tử số của phân số \(\frac{-13}{3}\) là số nào sau đây?
A. 3.
B. -13.
C. 13.
D. -13-3.
-
Câu 18:
Trong các cách viết sau đây, cách viết nào cho ta phân số:
A. \(\frac{8}{-9}\).
B. \(\frac{-2,7}{11,9}\).
C. \(\frac{-6}{0}\).
D. \(\frac{5}{1,5}\).
-
Câu 19:
Các cặp phân số bằng nhau là:
A. \(\frac{-5}{7}\) và \(\frac{-7}{5}\)
B. \(-\frac{2}{5}\) và \(\frac{10}{25}\)
C. \(\frac{2}{3}\) và \(\frac{-14}{21}\)
D. \(-\frac{9}{8}\) và \(\frac{-63}{56}\)
-
Câu 20:
Phân số tối giản của phân số \(\frac{-25}{75}\) là :
A. \(\frac{-2}{7}\)
B. \(\frac{5}{-15}\)
C. \(\frac{-1}{3}\)
D. \(\frac{-5}{15}\)
-
Câu 21:
Phân số \(\frac{x}{-6}\) bằng phân số \(\frac{-20}{24}\) khi x bằng:
A. -5
B. 5
C. 20.
D. -20.
-
Câu 22:
Hỗn số \(1\frac{3}{4}\) được viết dưới dạng phân số là:
A. \(\frac{3}{4}\).
B. \(\frac{12}{4}\).
C. \(\frac{7}{4}\).
D. \(\frac{4}{7}\).
-
Câu 23:
Số 5,154 được làm tròn đến hàng phần mười là:
A. 5,154.
B. 5,1.
C. 5,15.
D. 5,2.
-
Câu 24:
Số nhỏ nhất trong các số: -0,001; -9,123; -0,12; -9,9 là:
A. -0,001.
B. -9,123.
C. -9,9.
D. -0,12.
-
Câu 25:
Trong các dữ liệu sau, dữ liệu nào không phải là số liệu?
A. Cân nặng của trẻ sơ sinh (đơn vị tính là gam).
B. Quốc tịch của các học sinh trong một trường quốc tế.
C. Chiều cao trung bình của một số loại thân cây gỗ (đơn vị tính là mét).
D. Số học sinh đeo kính trong một lớp học (đơn vị tính là học sinh).
-
Câu 26:
Các loại nước được lựa chọn để uống trong giờ giải lao của một hội nghị được ghi trong bảng sau:
Loại nước uống
Số người chọn
Nước cam
12
Nước dứa
11
Nước chanh
8
Nước dưa hấu
10
Các dữ liệu thu thập được trong bảng là
A. Nước cam, nước dứa.
B. Nước cam, nước dứa, nước chanh.
C. Nước cam, nước dứa, nước chanh, nước dưa hấu.
D. Nước cam, nước dứa, nước dưa hấu.
-
Câu 27:
Các môn thể thao ưa thích của học sinh lớp \(\text{6}\,\,\text{A}\) ghi lại trong bảng sau:
Môn thể thao
Số bạn ưa thích
Cầu lông
\(8\)
Bóng bàn
\(3\)
Bóng đá
\(18\)
Đá cầu
\(4\)
Bóng rổ
\(6\)
Môn thể thao ưa thích nhất của học sinh lớp \(\text{6}\,\,\text{A}\) là
A. Cầu lông.
B. Bóng bàn.
C. Đá cầu.
D. Bóng đá.
-
Câu 28:
Ta có thể vẽ được bao nhiêu đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt A và B?
A. 1.
B. 2.
C. 3
D. 4
-
Câu 29:
Sắp xếp các số thập phân sau -5,9; 0,8; -7,3; 1,2; 3,41 theo thứ tự tăng dần, ta được:
A. -5,9; -7,3; 0,8; 1,2; 3,41.
B. 3,41; 1,2; 0,8; -5,9; -7,3.
C. -7,3; -5,9; 1,2; 3,41; 0,8.
D. -7,3; -5,9; 0,8; 1,2; 3,41.
-
Câu 30:
Kết quả phép tính cộng 2019,38 + 2,62 là:
A. 2022,9.
B. 2021,9.
C. 2022.
D. 2023.