Đề thi HK1 môn Công nghệ 12 năm 2020
Trường THPT Châu Văn Liêm
-
Câu 1:
Trị số điện cảm?
A. Cho biết mức độ cản trở dòng điện của điện trở.
B. Cho biết khả năng tích lũy năng lượng điện trường của tụ điện khi có điện áp đặt lên hai cực của tụ đó.
C. Cho biết khả năng tích lũy năng lượng từ trường của cuộn cảm khi có dòng điện chạy qua nó.
D. Cho biết khả năng tích lũy năng lượng từ trường của tụ điện khi có dòng điện chạy qua nó.
-
Câu 2:
Công suất định mức là?
A. Công suất tiêu hao trên điện trở mà nó có thể chịu đựng được trong thời gian dài.
B. Trị số điện áp lớn nhất cho phép đặt lên hai cực của tụ mà vẫn đảm bảo an toàn.
C. Đại lượng biểu hiện sự cản trở của tụ điện đối với dòng điện chạy qua nó.
D. Đại lượng biểu hiện sự cản trở của cuộn cảm đối với dòng điện chạy qua nó.
-
Câu 3:
Điện áp định mức là?
A. Công suất tiêu hao trên điện trở mà nó có thể chịu đựng được trong thời gian dài.
B. Trị số điện áp lớn nhất cho phép đặt lên hai cực của tụ mà vẫn đảm bảo an toàn.
C. Đại lượng biểu hiện sự cản trở của tụ điện đối với dòng điện chạy qua nó.
D. Đại lượng biểu hiện sự cản trở của cuộn cảm đối với dòng điện chạy qua nó.
-
Câu 4:
Dung kháng của tụ điện là?
A. Công suất tiêu hao trên điện trở mà nó có thể chịu đựng được trong thời gian dài.
B. Trị số điện áp lớn nhất cho phép đặt lên hai cực của tụ mà vẫn đảm bảo an toàn.
C. Đại lượng biểu hiện sự cản trở của tụ điện đối với dòng điện chạy qua nó.
D. Đại lượng biểu hiện sự cản trở của cuộn cảm đối với dòng điện chạy qua nó.
-
Câu 5:
Cảm kháng của cuộn cảm là?
A. Trị số điện áp lớn nhất cho phép đặt lên hai cực của tụ mà vẫn đảm bảo an toàn.
B. Đại lượng biểu hiện sự cản trở của cuộn cảm đối với dòng điện chạy qua nó.
C. Đại lượng biểu hiện sự cản trở của tụ điện đối với dòng điện chạy qua nó.
D. Công suất tiêu hao trên điện trở mà nó có thể chịu đựng được trong thời gian dài.
-
Câu 6:
Triac có những điện cực nào?
A. Emitơ (E); Bazơ (B); Colectơ (C).
B. A1, A2.
C. A1 ; A2 ; Cực điều khiển (G)
D. Anốt (A); Catốt (K); cực điều khiển (G)
-
Câu 7:
Khi tần số dòng điện xoay chiều chạy qua đoạn mạch chỉ chứa cuộn cảm tăng lên 4 lần thì dung kháng của cuộn cảm?
A. Tăng lên 2 lần
B. Tăng lên 4 lần
C. Giảm đi 2 lần
D. Giảm đi 4 lần
-
Câu 8:
Đặt vào hai đầu tụ C =\(\frac{{{{10}^{ - 4}}}}{{2\pi }}\) (F) một hiệu điện thế xoay chiều tần số 100 Hz, dung kháng của tụ điện là:
A. XC = 200Ω
B. XC = 100Ω
C. XC = 50Ω
D. XC = 25Ω
-
Câu 9:
Kí hiệu như hình vẽ bên là của loại linh kiện điện tử nào?
A. Tụ điện có điện dung thay đổi được
B. Tụ điện có điện dung cố định
C. Tụ điện bán chỉnh
D. Tụ điện tinh chỉnh
-
Câu 10:
Công dụng của tranzito?
A. Để khuếch đại tín hiệu, tạo sóng, tạo xung
B. Được dùng trong mạch chỉnh lưu có điều khiển
C. Dùng để biến đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều
D. Dùng trong mạch điện tử điều khiển bằng ánh sáng
-
Câu 11:
Đơn vị của điện dung là?
A. Fara (F)
B. Henry (H)
C. Ôm (Ω)
D. Oát (W)
-
Câu 12:
Đơn vị của điện cảm là?
A. Fara (F)
B. Henry (H)
C. Ôm (Ω)
D. Oát (W)
-
Câu 13:
Điôt có các dây dẫn ra là các điện cực?
A. Anôt (A); Catôt (K).
B. Cực E; cực C; cực B.
C. Anôt (A); Catôt (K); cực G.
D. A1; A2 và G.
-
Câu 14:
Tranzito có các dây dẫn ra là các điện cực?
A. Anôt (A); Catôt (K).
B. Cực E; cực C; cực B.
C. Anôt (A); Catôt (K); cực G.
D. A1; A2 và G.
-
Câu 15:
Tirixto có các dây dẫn ra là các điện cực?
A. Anôt (A); Catôt (K).
B. Cực E; cực C; cực B.
C. Anôt (A); Catôt (K); cực G.
D. A1; A2 và G.
-
Câu 16:
Triac có các dây dẫn ra là các điện cực?
A. Anôt (A); Catôt (K).
B. Cực E; cực C; cực B.
C. Anôt (A); Catôt (K); cực G.
D. A1; A2 và G
-
Câu 17:
Điôt tiếp điểm có chức năng?
A. Dùng để tách sóng và trộn tần.
B. Dùng để chỉnh lưu.
C. Dùng để ổn định điện áp một chiều.
D. Biến đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều.
-
Câu 18:
Điôt tiếp mặt có chức năng?
A. Dùng để tách sóng và trộn tần.
B. Dùng để chỉnh lưu.
C. Dùng để ổn định điện áp một chiều.
D. Biến đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều.
-
Câu 19:
Điôt ổn áp (Zêne) có chức năng?
A. Dùng để tách sóng và trộn tần.
B. Dùng để chỉnh lưu.
C. Dùng để ổn định điện áp một chiều.
D. Biến đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều.
-
Câu 20:
Điôt chỉnh lưu có chức năng?
A. Dùng để tách sóng và trộn tần.
B. Dùng để chỉnh lưu.
C. Dùng để ổn định điện áp một chiều.
D. Biến đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều.
-
Câu 21:
Trong mạch chỉnh lưu cầu, phát biểu nào sau đây về sự dẫn của điôt là đúng?
A. Trong từng nửa chu kì cả 4 điôt đều không dẫn.
B. Trong từng nửa chu kì: 2 điôt phân cực thuận dẫn, 2 điôt phân cực ngược không dẫn.
C. Bốn điôt cùng dẫn điện trong từng nửa chu kì.
D. Trong từng nửa chu kì: 2 điôt phân cực thuận không dẫn, 2 điôt phân cực ngược dẫn.
-
Câu 22:
Loại tụ điện cần được mắc đúng cực là?
A. Tụ dầu
B. Tụ giấy
C. Tụ hóa
D. Tụ sứ
-
Câu 23:
Linh kiện nào sau đây được dùng trong mạch khuếch đại tín hiệu, để tạo sóng, tạo xung?
A. Tranzito
B. Điac
C. Tirixto
D. Triac
-
Câu 24:
Một cuộn cảm có cảm kháng là 100Ω (f = 50 Hz). Trị số điện cảm của cuộn cảm bằng?
A. 0,318mH.
B. 318 μH.
C. 318 mH.
D. 318 H.
-
Câu 25:
Một điện trở có các vòng màu theo thứ tự: Vàng, xanh lục, cam, kim nhũ. Trị số đúng của điện trở là:
A. 45x103 ± 5%Ω
B. 45x103 + 5% Ω
C. 4x5x103 + 5% Ω
D. 54x103 + 5% Ω
-
Câu 26:
Tranzito loại NPN cho dòng điện đi từ cực?
A. C sang E.
B. E sang C.
C. B Sang E.
D. B sang C.
-
Câu 27:
Tụ điện có giá trị C = 10nF (nanôfara) bằng bao nhiêu F (Fara)?
A. 10-3 F
B. 10-9 F
C. 10-8 F
D. 10-7 F
-
Câu 28:
Khi thiết kế mạch nguồn một chiều, nếu chọn hệ số dòng điện (kI) bằng 10; điện áp tải (Utải) 5 V; dòng điện (Itải) = 0,3 A; thì dòng điện qua mổi điôt (IĐ)có giá trị là?
A. 0,75 A
B. 0,6 A.
C. 3 A.
D. 1,5 A
-
Câu 29:
Trên tụ gốm có ghi 104 thì giá trị của tụ là bao nhiêu?
A. 10-7 F
B. 40x10-12 F
C. 10x104 pF.
D. 40 F
-
Câu 30:
Để lọc tốt thì tụ điện phải có?
A. Điện dung lớn và chịu được điện áp \(U2X\sqrt 2\)
B. Điện dung lớn
C. Điện dung nhỏ và chịu được điện áp \(U2X\sqrt 2\)
D. Điện dung nhỏ.