Đề thi HK1 môn Địa lí 12 năm 2023-2024
Trường THPT Hàn Thuyên
-
Câu 1:
Đâu là tác động lớn nhất của quá trình đô thị hoá ở nước ta tới nền kinh tế?
A. tạo việc làm cho người lao động.
B. chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
C. tăng thu nhập cho người dân.
D. tạo ra thị trường có sức mua lớn.
-
Câu 2:
Tỉ lệ thị dân của nước ta chiếm chưa đến 1/3 dân số đã chứng tỏ điều gì?
A. điều kiện sống ở nông thôn tốt hơn.
B. nông nghiệp phát triển mạnh mẽ.
C. trình độ đô thị hoá thấp.
D. điều kiện sống ở thành thị còn nhiều hạn chế.
-
Câu 3:
Nguyên nhân nào dẫn tới quá trình đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ trong thời gian qua?
A. công nghiệp hoá phát triển mạnh.
B. quá trình đô thị hoá tự phát.
C. mức sống của người dân cao.
D. kinh tế phát triển nhanh.
-
Câu 4:
Biện pháp chủ yếu nào được dùng để giải quyết tình trạng thất nghiệp ở thành thị nước ta hiện nay?
A. xây dựng các nhà máy công nghiệp quy mô lớn.
B. phân bố lại lực lượng lao động trên quy mô cả nước.
C. hợp tác lao động quốc tế để xuất khẩu lao động.
D. phát triển các hoạt động công nghiệp và dịch vụ ở các đô thị.
-
Câu 5:
Nguyên nhân nào làm cho tỷ lệ thất nghiệp cao ở khu vực thành thị?
A. thị trường lao động phát triển sâu rộng.
B. các kinh tế phát triển mạnh.
C. quá trình đô thị hóa phát triển mạnh.
D. quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa.
-
Câu 6:
Khó khăn lớn nhất do sự tập trung lao động đông ở các đô thị lớn ở nước ta gây ra là gì?
A. giải quyết việc làm.
B. khai thác tài nguyên thiên nhiên.
C. đảm bảo phúc lợi xã hội.
D. bảo vệ môi trường.
-
Câu 7:
Nhân tố nào đóng vai trò quyết định đến phân bố nước ta hiện nay?
A. các điều kiện tự nhiên.
B. lịch sử khai thác lãnh thổ.
C. trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
D. chuyển cư, nhập cư.
-
Câu 8:
Nhân tố nào sau đây ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư ở nước ta?
A. Tập quán canh tác và thâm canh cây lúa nước.
B. Chính sách phát triển dân số của Nhà nước.
C. Lịch sử định cư và phương thức sản xuất.
D. Tăng cường đầu tư khai hoang mở rộng đất ở.
-
Câu 9:
Do đặc điểm địa hình hiểm trở, giao thông qua lại khó khăn nên Tây Bắc là vùng có đặc điểm gì?
A. Ngành du lịch phát triển nhất.
B. Nền kinh tế phát triển nhất.
C. Mật độ dân số thấp nhất.
D. Ngành chăn nuôi phát triển nhất.
-
Câu 10:
Ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long có mưa tập trung cường độ lớn kết hợp với triều cường là nguyên nhân gây ra hiện tượng gì?
A. Lũ lụt và thủy triều.
B. Mùa khô – mưa sâu sắc.
C. Xâm nhập mặn phức tập.
D. Ngập úng trên diện rộng.
-
Câu 11:
Nguyên nhân nào sau đây gây ngập úng trên diện rộng ở đồng bằng sông Cửu Long?
A. Bề mặt địa hình thấp và mực thủy triều cao.
B. Chưa xây dựng công trình ngăn mặn chống ngập úng.
C. Mưa tập trung cường độ lớn kết hợp với triều cường.
D. Xung quanh không có đê bao bọc nên ngập úng mạnh.
-
Câu 12:
Ở nước ta, động đất xảy ra mạnh nhất ở vùng nào?
A. Đông Bắc.
B. Nam Bộ.
C. Tây Bắc.
D. Tây Nguyên.
-
Câu 13:
Hiện tượng nào đã cho dưới đây không phải là hậu quả của việc mất rừng?
A. Lũ lụt gia tăng.
B. Đất trượt, đá lỡ.
C. Khí hậu biến đổi.
D. Động đất.
-
Câu 14:
Việc bảo vệ tài nguyên rừng nước ta có ý nghĩa chủ yếu về điều gì?
A. Giá trị kinh tế.
B. Cảnh quan môi trường tự nhiên.
C. Cân bằng môi trường sinh thái.
D. Bảo vệ sự đa dạng sinh vật.
-
Câu 15:
Giá trị kinh tế của tài nguyên sinh vật nước ta là biểu hiện nào?
A. Phát triển du lịch sinh thái.
B. Chống xói mòn, sạt lở đất.
C. Cân bằng sinh thái.
D. Lưu giữ các nguồn gen quý hiếm.
-
Câu 16:
Mùa đông của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có đặc điểm gì?
A. đến sớm và kết thúc muộn.
B. đến muộn và kết thúc sớm.
C. đến muộn và kết thúc muộn.
D. đến sớm và kết thúc sớm.
-
Câu 17:
Miền nào sau đây ở nước ta thường thiếu nước rất nghiêm trọng vào mùa khô?
A. Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
B. Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
C. Miền Bắc và Đồng Bắc Bắc Bộ.
D. Cả nước.
-
Câu 18:
Khó khăn nào lớn nhất trong sử dụng đất đai của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ?
A. thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô.
B. nạn cát bay, cát chảy lấn chiếm đồng ruộng.
C. bão lũ, trượt lở đất.
D. hạn hán, bão, lũ.
-
Câu 19:
Đâu là đặc điểm của khu vực đông Trường Sơn?
A. lũ tiểu mãn vào tháng 5, tháng 6.
B. mưa phùn vào cuối mùa đông.
C. gió phơn khô nóng vào cuối mùa hạ.
D. chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa đông bắc.
-
Câu 20:
Mùa mưa miền Trung đến muộn hơn so với cả nước do tác động của yếu tố nào?
A. frông lạnh vào thu – đông.
B. các dãy núi đâm ngang ra biển.
C. gió phơn tây nam khô nóng vào đầu mùa hạ.
D. bão đến tương đối muộn so với miền Bắc.
-
Câu 21:
So với Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh có khí hậu như thế nào?
A. nhiệt độ trung bình năm nhỏ hơn.
B. nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất thấp hơn.
C. biên độ nhiệt độ trung bình năm nhỏ hơn.
D. nhiệt độ tối thấp tuyệt đối thấp hơn.
-
Câu 22:
Khu vực nào sau đây có chế độ nước sông chênh lệch rất lớn giữa mùa lũ và mùa cạn ở nước ta?
A. Tây Bắc.
B. Bắc Trung Bộ.
C. cực Nam Trung Bộ.
D. Tây Nguyên.
-
Câu 23:
Yếu tố nào ảnh hưởng trực tiếp làm cho sông ngòi nước ta nhỏ, ngắn, dốc?
A. hình dáng và lãnh thổ địa hình.
B. khí hậu và địa hình.
C. hình dáng và khí hậu.
D. địa hình và sinh vật, thổ nhưỡng.
-
Câu 24:
Tính chất mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp của nước ta là do ảnh hưởng của yếu tố nào dưới đây?
A. sự phân hoá theo mùa của khí hậu.
B. nhu cầu đa dạng của thị trường trong và ngoài nước.
C. lao động theo mùa vụ ở các vùng nông thôn.
D. thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm.
-
Câu 25:
Chế độ nhiệt của nước ta có đặc điểm gì?
A. Nhiệt độ giảm dần từ Bắc vào Nam.
B. Nhiệt độ tăng dần từ Bắc vào Nam.
C. Miền Bắc có biên độ nhiệt nhỏ hơn miền Nam.
D. Miền Nam có nhiệt độ thấp nhưng ổn định quanh năm.
-
Câu 26:
Đặc điểm nào là không đúng với chế độ nhiệt của nước ta?
A. Nhiệt độ trung bình năm trên cả nước đều lớn hơn 200C (trừ các vùng núi cao).
B. Nhiệt độ trung bình năm tăng dần khi đi từ Nam ra Bắc và biên độ nhiệt trong Nam lớn hơn ngoài Bắc.
C. Xét về biên độ nhiệt thì nơi nào chịu tác động của gió mùa Đông Bắc sẽ có biên độ nhiệt cao hơn.
D. Trong mùa hè, nhiệt độ nhìn chung đồng đều trên toàn lãnh thổ.
-
Câu 27:
Do tác động của dãy Hoàng Liên Sơn nên khu vực Tây Bắc có đặc điểm như thế nào?
A. mùa đông lạnh hơn vùng Đông Bắc.
B. chịu ảnh hưởng mạnh của gió Tây khô nóng.
C. có mùa đông ngắn và đỡ lạnh hơn Đông Bắc.
D. có mùa đông kéo dài và mùa hạ mát.
-
Câu 28:
Lượng ẩm cao do biển Đông mang lại đã ảnh hưởng ra sao đối với cảnh quan thiên nhiên nước ta?
A. Thiên nhiên nước ta phong phú, đa dạng.
B. Làm cho cảnh quan thiên nhiên rừng chiếm ưu thế.
C. Thảm thực vật xanh tươi quanh năm (trừ những nơi có khí hậu khô hạn).
D. Làm cho quá trình tái sinh, phục hồi rừng diễn ra nhanh chóng.
-
Câu 29:
Đâu là quá trình địa mạo chi phối đặc trưng địa hình vùng bờ biển nước ta?
A. xâm thực.
B. bồi tụ.
C. xâm thực - mài mòn.
D. xâm thực - bồi tụ.
-
Câu 30:
Nguyên nhân nào thúc đẩy nước ta phải khai thác tổng hợp kinh tế biển, đảo?
A. tài nguyên biển đang bị suy thoái nghiêm trọng.
B. nước ta giàu có về tài nguyên biển.
C. hoạt động kinh tế biển rất đa dạng.
D. biển Đông là biển chung của nhiều quốc gia.
-
Câu 31:
Bão là thiên tai xảy ra hằng năm, đe dọa và gây hậu quả nặng nề nhất cho vùng nào sau đây ở nước ta hiện nay?
A. Vùng đồng bằng, ven biển.
B. Vùng đồi núi, ven biển.
C. Vùng trung du, đồng bằng.
D. Vùng trung du và miền núi.
-
Câu 32:
Thiên tai nào sau đây xảy ra hằng năm, đe dọa và gây hậu quả nặng nề nhất cho vùng đồng bằng, ven biển nước ta?
A. Bão.
B. Sạt lở bờ biển.
C. Cát bay, cát chảy.
D. Động đất.
-
Câu 33:
Các cao nguyên badan, bán bình nguyên, đồi trung du là cơ sở để phát triển loài cây nào?
A. các cây công nghiệp hằng năm, cây ăn quả.
B. các cây công nghiệp, cây rau đậu.
C. các cây công nghiệp hằng năm, cây dược liệu.
D. các cây công nghiệp, cây ăn quả.
-
Câu 34:
Do đâu mà đất đai ở đồng bằng ven biển miền Trung có đặc tính nghèo, nhiều cát, ít phù sa?
A. Trong quá trình hình thành biển đóng vai trò chủ yếu.
B. Các dãy nũi chạy theo hướng tây-đông ăn sát ra biển.
C. Đồng bằng nằm ở chân núi, nhận nhiều sỏi, cát trôi sông.
D. Các sông miền Trung ngắn, hẹp và rất nghèo phù sa.
-
Câu 35:
Vì sao đất đai ở đồng bằng ven biển miền Trung có đặc tính nghèo, nhiều cát, ít phù sa?
A. Khi hình thành đồng bằng, biển đóng vai trò chủ yếu.
B. Bị xói mòn, rửa trôi mạnh trong điều kiện mưa nhiều.
C. Đồng bằng nằm ở chân núi, nhận nhiều sỏi, cát trôi sông.
D. Các sông miền Trung ngắn, hẹp và rất nghèo phù sa.
-
Câu 36:
Tại sao các đồng bằng duyên hải Trung Bộ nhỏ hẹp và kém phì nhiêu?
A. vật liệu bồi đắp đồng bằng cửa sông ít.
B. thường xuyên chịu ảnh hưởng của biển.
C. các dãy núi lan sát ra biển chia cắt, sông ngắn nhỏ, ít phù sa.
D. con người làm đê sông ngăn cách các đồng bằng.
-
Câu 37:
Ở nước ta, loại tài nguyên nào có triển vọng khai thác lớn nhưng chưa được chú ý đúng mức?
A. tài nguyên đất.
B. tài nguyên biển.
C. tài nguyên rừng.
D. tài nguyên khoáng sản.
-
Câu 38:
Cam Ranh là Cảng biển mở lối ra biển thuận lợi cho vùng nào?
A. Đông Bắc Cam-pu-chia.
B. Đông Bắc Lào.
C. Tây Nam Trung Quốc.
D. Đông Thái Lan.
-
Câu 39:
Đâu là cảng biển mở lối ra biển thuận lợi cho vùng Đông Bắc Cam-pu-chia?
A. Hải Phòng
B. Cửa Lò
C. Rạch Giá
D. Cam Ranh
-
Câu 40:
Đâu là ý nghĩa của biển Đông đối với an ninh quốc phòng nước ta?
A. Nước ta có khả năng phát triển tổng hợp kinh tế biển.
B. Thúc đẩy mở rộng, giao lưu hợp tác quốc tế bằng đường biển.
C. Là một hướng chiến lược có ý nghĩa rất quan trọng trong công cuộc xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước.
D. Là bàn đạp để nước ta tiến dần ra biển trong thời đại mới.