Đề thi HK1 môn Địa lí 12 năm 2023-2024
Trường THPT Đồng Đậu
-
Câu 1:
Vị trí địa lí nước ta đã tạo điều kiện thuận lợi để làm gì?
A. nước ta nằm gần trung tâm gió mùa châu Á.
B. nước ta mở cửa, hội nhập với các nước trên thế giới.
C. nước ta tiếp giáp với Biển Đông rộng lớn.
D. nước ta có tài nguyên giàu có, nguồn lao động dồi dào.
-
Câu 2:
Xác định đâu là nguồn lực tạo điều kiện để nước ta mở cửa, hội nhập với các nước trên thế giới?
A. Chính sách đổi mới của nhà nước trong thời kì mới.
B. Nền kinh tế trong nước phát triển.
C. Vị trí địa lí thuận lợi.
D. Tài nguyên giàu có, nguồn lao động dồi dào.
-
Câu 3:
Ở nước ta, loại tài nguyên có triển vọng khai thác lớn nhưng chưa được chú ý đúng mức là gì?
A. tài nguyên đất.
B. tài nguyên biển.
C. tài nguyên rừng.
D. tài nguyên khoáng sản.
-
Câu 4:
Đồng bằng Sông Cửu Long về mùa cạn, nước triều lấn mạnh làm gần 2/3 diện tích đồng bằng bị nhiễm mặn, chủ yếu do đâu?
A. Có mạng lưới kênh rạch chằng chịt.
B. Địa hình thấp, không có đê điều bao bọc.
C. Có nhiều vùng trũng rộng lớn.
D. Biển bao bọc 3 mặt đồng bằng.
-
Câu 5:
Tính chất nhiệt đới ẩm của thiên nhiên được bảo toàn chủ yếu do đâu?
A. địa hình nước ta ít hiểm trở.
B. địa hình nước ta có sự phân bậc rõ ràng.
C. địa hình nước ta chủ yếu là đồi núi thấp.
D. thiên nhiên có sự phân hoá sâu sắc.
-
Câu 6:
Đặc điểm địa hình nhiều đồi núi thấp đã có tác động như thế nào?
A. Địa hình nước ta ít hiểm trở.
B. Địa hình nước ta có sự phân bậc rõ ràng.
C. Tính chất nhiệt đới ẩm của thiên nhiên được bảo toàn.
D. Thiên nhiên có sự phân hoá sâu sắc.
-
Câu 7:
Tại sao việc khai thác, sử dụng hợp lí miền đồi núi có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ sinh thái cho vùng đồng bằng?
A. Miền núi nước ta giàu tài nguyên khoáng sản có nguồn gốc nội sinh.
B. Địa hình nước ta chủ yếu là đồi núi thấp, có sự phân hóa đa dạng.
C. Nhiều nhánh núi đâm ngang ra biển làm thu hẹp, chia cắt dải đồng bằng ven biển.
D. Đồi núi và đồng bằng có mối quan hệ về mặt phát sinh và các quá trình tự nhiên.
-
Câu 8:
Đâu là trở ngại lớn nhất của địa hình miền núi đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta?
A. Hiện tượng động đất thường xuyên xảy ra ở những vùng đứt gãy sâu.
B. Tình trạng thiếu đất canh tác, thiếu nước xảy ra thường xuyên.
C. Địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều sông suối và hẻm vực.
D. Địa hình dốc, đất dễ bị xói mòn và lũ nguồn dễ xảy ra.
-
Câu 9:
Đâu là khó khăn lớn nhất về mặt tự nhiên đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng đồi núi?
A. đất trồng cây lương thực bị hạn chế.
B. địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều sông suối, hẻm vực trở ngại cho giao thông.
C. khí hậu phân hoá phức tạp.
D. khoáng sản có nhiều mỏ trữ lượng nhỏ, phân tán trong không gian.
-
Câu 10:
Nghề muối ở nước ta nổi tiếng nhất ở vùng nào sau đây?
A. Đồng bằng sông Hồng.
B. Bắc Trung Bộ.
C. Cực Nam Trung Bộ.
D. Đồng bằng sông Cửu Long.
-
Câu 11:
Vì sao vùng cực Nam Trung Bộ là nơi có nghề làm muối rất lí tưởng?
A. Không có bão lại ít chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc.
B. Có nhiệt độ cao, nhiều nắng, chỉ có vài sông nhỏ đổ ra biển.
C. Có những hệ núi cao ăn lan ra tận biển nên bờ biển khúc khuỷu.
D. Có thềm lục địa thoai thoải kéo dài sang tận Ma-lai-xi-a.
-
Câu 12:
Thành phần tự nhiên nào sau đây ở nước ta chịu ảnh hưởng nhiều nhất, sâu sắc nhất của Biển Đông?
A. Sinh vật.
B. Địa hình.
C. Khí hậu.
D. Cảnh quan ven biển.
-
Câu 13:
Nguyên nhân chính nào khiến hàng năm ở lãnh thổ nước ta nhận được lượng bức xạ Mặt Trời rất lớn?
A. góc nhập xạ lớn và hai lần Mặt Trời qua thiên đỉnh.
B. góc nhập xạ lớn và thời gian chiếu sáng kéo dài.
C. góc nhập xạ lớn và kề biển Đông rộng lớn.
D. góc nhập xạ lớn và hoạt động của gió mùa.
-
Câu 14:
Đâu là đặc điểm nổi bật của khí hậu Việt Nam?
A. khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nóng quanh năm.
B. khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có hai mùa nóng, lạnh rõ rệt.
C. khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có sự phân hoá sâu sắc.
D. khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nhiệt độ điều hoà quanh năm.
-
Câu 15:
Chế độ nhiệt của nước ta có đặc điểm gì?
A. Nhiệt độ giảm dần từ Bắc vào Nam.
B. Nhiệt độ tăng dần từ Bắc vào Nam.
C. Miền Bắc có biên độ nhiệt nhỏ hơn miền Nam.
D. Miền Nam có nhiệt độ thấp nhưng ổn định quanh năm.
-
Câu 16:
Ngành nào ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa?
A. Lâm nghiệp.
B. Thủy sản.
C. Giao thông vận tải.
D. Công nghiệp chế biến.
-
Câu 17:
Khu vực nào ở nước ta có chế độ nước sông chênh lệch rất lớn giữa mùa lũ và mùa cạn ở nước ta?
A. Tây Bắc.
B. Bắc Trung Bộ.
C. Cực Nam Trung Bộ.
D. Tây Nguyên.
-
Câu 18:
Yếu tố nào ảnh hưởng trực tiếp làm cho sông ngòi nước ta nhỏ, ngắn, dốc?
A. hình dáng và lãnh thổ địa hình.
B. khí hậu và địa hình.
C. hình dáng và khí hậu.
D. địa hình và sinh vật, thổ nhưỡng.
-
Câu 19:
Sự khác nhau về mùa khô và mưa ở Tây Nguyên (sườn Tây Trường Sơn) và sườn Đông của Trường Sơn vào mùa hạ là do tác động của hướng dãy núi Trường Sơn đối với các luồng gió nào?
A. Đông Nam.
B. Tây Nam.
C. Đông Bắc.
D. Tây.
-
Câu 20:
Do đâu mà Trung du và miền núi Bắc Bộ trồng được nhiều loại cây từ nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đới?
A. Sự phân hoá khí hậu theo độ cao.
B. Tài nguyên đất phong phú, đa dạng.
C. Tài nguyên nước dồi dào.
D. Khí hậu có sự phân mùa sâu sắc.
-
Câu 21:
Sự phân hoá khí hậu theo độ cao đã tạo khả năng cho vùng nào ở nước ta trồng được nhiều loại cây từ nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đới nào?
A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
B. Đồng bằng Bắc Bộ.
C. Bắc Trung Bộ.
D. Đông Nam Bộ.
-
Câu 22:
Thiên nhiên vùng núi Đông Bắc khác với Tây Bắc ở điểm nào?
A. mùa đông bớt lạnh nhưng khô hơn.
B. mùa hạ đến sớm, đôi khi có gió Tây.
C. mùa đông lạnh đến sớm và kết thúc muộn.
D. khí hậu lạnh chủ yếu do độ cao của địa hình.
-
Câu 23:
Đâu là nguyên nhân cơ bản khiến vùng núi phía nam Tây Bắc và có mùa đông bớt lạnh hơn so với vùng núi Đông Bắc?
A. ảnh hưởng của gió Tín phong.
B. ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam đến sớm và hướng địa hình.
C. áp thấp nóng phía tây từ Ấn Độ - Mianma lấn sang.
D. độ cao địa hình và hướng núi.
-
Câu 24:
Hướng các dãy núi là nguyên nhân cơ bản khiến cho miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có mùa đông như thế nào?
A. đến muộn nhưng rất lạnh.
B. đến sớm nhưng bớt lạnh.
C. lạnh và kéo dài.
D. khô, ẩm và ngắn.
-
Câu 25:
Để đảm bảo tốt nguồn tài nguyên cho sự phát triển bền vững lâu dài thì ta cần làm gì?
A. cần đặt ra vấn đề sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
B. quản lí các chất thải độc hại từ các nhà máy xả thải vào môi trường.
C. bảo vệ và quản lí chặt chẽ các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
D. quản lí chặt chẽ việc khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên.
-
Câu 26:
Loại hình nào không khuyến khích phát triển ồ ạt ở khu bảo tồn thiên nhiên?
A. Du lịch sinh thái.
B. Phục vụ nghiên cứu khoa học.
C. Quản lí môi trường và giáo dục.
D. Bảo vệ và duy trì các loài động thực vật trong điều kiện tự nhiên.
-
Câu 27:
Do đâu các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia,… không khuyết khích phát triển du lịch sinh thái một cách ồ ạt?
A. khu bảo tồn thiên nhiên được xếp vào loại rừng đặc dụng ở nước ta.
B. khu bảo tồn thiên nhiên được xếp vào loại rừng cần bảo tồn ở nước ta.
C. khu bảo tồn thiên nhiên được xếp vào loại rừng quý hiếm ở nước ta.
D. khu bảo tồn thiên nhiên được xếp vào loại rừng nghiên cứu ở nước ta.
-
Câu 28:
Căn cứ vào Atlat trang 9, khu vực nào có lượng mưa trung bình năm lớn nhất nước ta?
A. Thanh Hóa.
B. Hà Tĩnh.
C. Thừa Thiên Huế.
D. Bình Thuận.
-
Câu 29:
Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết khu vực có lượng mưa trung bình năm thấp nhất nước ta là ở đâu?
A. Ninh Thuận.
B. Lai Châu.
C. TP. Hồ Chí Minh.
D. Nghệ An.
-
Câu 30:
Các hoạt động khai thác cát ồ ạt ở các con sông vùng Đồng bằng sông Cửu Long khiến cho vấn đề nào ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn?
A. Xâm nhập mặn.
B. Xói lở bờ biển.
C. Ngật lụt.
D. Triều cường.
-
Câu 31:
Đẩy mạnh phát triển công nghiệp ở trung du và miền núi nhằm mục đích gì?
A. Giảm tỉ lệ gia tăng dân số ở khu vực này.
B. Phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng.
C. Tăng tỉ lệ dân thành thị trong cơ cấu dân số.
D. Phát huy truyền thống sản xuất của các dân tộc ít người.
-
Câu 32:
Tình trạng di dân tự do tới những vùng trung du và miền núi những năm gần đây dẫn đến điều gì?
A. gia tăng sự mất cân đối tỉ số giới tính giữa các vùng ở nước ta.
B. các vùng xuất cư thiếu hụt lao động.
C. làm tăng thêm khó khăn cho vấn đề việc làm ở vùng nhập cư.
D. tài nguyên và môi trường ở các vùng nhập cư bị suy giảm.
-
Câu 33:
Nguyên nhân nào cơ bản nhất khiến Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao nhất cả nước?
A. có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời nhất.
B. có khí hậu thuận lợi, ôn hòa.
C. có nền kinh tế rất phát triển.
D. có lực lượng sản xuất có trình độ, chuyên môn cao.
-
Câu 34:
Hướng giải quyết việc làm nào chủ yếu tập trung vào vấn đề con người?
A. Tăng cường xuất khẩu các mặt hàng nông sản.
B. Nâng cao chất lượng đội ngũ người lao động.
C. Đa dạng hoá các hoạt động sản xuất công - nông.
D. Hợp tác với các nước phát triển, thu hút vốn đầu tư.
-
Câu 35:
Hướng giải quyết việc làm cho người lao động nước ta nào chủ yếu tập trung vào người lao động?
A. Thực hiện đa dạng hóa các hoạt động sản xuất.
B. Phân bố lại dân cư và nguồn lao động.
C. Tăng cường hợp tác liên kết để thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
D. Mở rộng sản xuất hàng xuất khẩu.
-
Câu 36:
Đâu là biện pháp chủ yếu nhằm giải quyết vấn đề thất nghiệp ở khu vực thành thị nước ta?
A. Tiếp tục thực hiện các giải pháp kiềm chế tốc độ tăng dân số.
B. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp và dịch vụ.
C. Đẩy mạnh hợp tác xuất khẩu lao động.
D. Thực hiện các luồng di cư, chuyển một bộ phận dân cư về các vùng nông thôn, miền núi.
-
Câu 37:
Nhận định nào không đúng về đặc điểm đô thị hóa ở Việt Nam?
A. Hoạt động của dân cư gắn với nông nghiệp.
B. Xu hướng tăng nhanh dân số thành thị.
C. Dân cư tập trung vào các thành phố lớn và cực lớn.
D. Lối sống thành thị phổ biến rộng rãi.
-
Câu 38:
Để giảm tình trạng di dân tự do vào các đô thị, giải pháp lâu dài và chủ yếu là gì?
A. phát triển và mở rộng mạng lưới các đô thị.
B. xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng ở đô thị.
C. hạn chế sự gia tăng dân số cả ở nông thôn và đô thị.
D. xoá đói giảm nghèo ở nông thôn, công nghiệp hoá nông thôn.
-
Câu 39:
Các đô thị Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh có chức năng là gì?
A. là các trung tâm kinh tế.
B. trung tâm chính trị - hành chính.
C. văn hóa - giáo dục.
D. tổng hợp.
-
Câu 40:
Đặc điểm nào không đúng với đặc điểm đô thị hóa ở nước ta?
A. Quá trình đô thị hóa diễn ra chậm chạp.
B. Trình độ đô thị hóa thấp.
C. Tỉ lệ dân thành thị tăng.
D. Phân bố đô thị đều giữa các vùng.