Đề thi HK1 môn Hóa 10 năm 2020
Trường THPT Trương Định
-
Câu 1:
Cho các phản ứng sau:
(1) 4HCl + MnO2→ MnCl2 + Cl2 + 2H2O.
(2) 2HCl + Fe → FeCl2 + H2.
(3) 6HCl + 2Al → 2AlCl3 + 3H2.
(4) 16HCl + 2KMnO4 → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O.
Các phản ứng trong đó HCl thể hiện tính oxi hóa?
A. (2) và (3).
B. (1) và (2).
C. (1) và (4).
D. (3) và (4).
-
Câu 2:
Cho phương trình hoá học: Zn + HNO3 → Zn(NO3)2 + N2 + H2O
Tổng hệ số cân bằng (nguyên, tối giản) của phản ứng là bao nhiêu?
A. 26
B. 28
C. 27
D. 29
-
Câu 3:
Cho 5,68 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 phản ứng hết với dung dịch HNO3 loãng dư thu được 0,672 lít NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được m gam muối khan. Tính giá trị của m.
A. 15g
B. 16g
C. 17g
D. 18g
-
Câu 4:
Phản ứng nào dưới đây thuộc loại phản ứng oxi hóa khử?
A. NaOH + HBr → NaBr + H2O.
B. 3NO2 + H2O → 2HNO3 + NO.
C. Al4C3 + 12H2O → 4Al(OH)3 + 3CH4.
D. O3 → O2 + O.
-
Câu 5:
Trong phản ứng nào dưới đây HCl thể hiện tính oxi hoá?
A. 4HCl + MnO2 → MnCl2 + Cl2 + 2H2O
B. 2HCl + Mg → MgCl2 + H2
C. HCl + AgNO3 → AgCl + HNO3
D. 8HCl + Fe3O4 → FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O
-
Câu 6:
Cho sơ đồ phản ứng :
Fe3O4 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O
Sau khi cân bằng, tổng hệ số cân bằng của các chất trong phản ứng là bao nhiêu?
A. 53
B. 55
C. 57
D. 59
-
Câu 7:
Cho dãy các chất và ion sau: HCl, SO2, F2, Fe2+, Al, Cl2. Số phân tử và ion trong dãy vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử là bao nhiêu?
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
-
Câu 8:
Ở phản ứng oxi hóa – khử nào sau đây chỉ có sự thay đổi số oxi hóa của một nguyên tố ?
A. 3I2 + 3H2O → HIO3 + 5HI
B. 2HgO → 2Hg + O2
C. 2KClO3 → 2KCl + 3O2
D. 4HClO4 → 2Cl2 + 7O2 + 2H2O
-
Câu 9:
Cho ba phản ứng hóa học dưới đây
1) 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2↑
2) CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O
3) 2KClO3 → 2KCl + 3O2
Các phản ứng oxi hóa khử là bao nhiêu?
A. 1
B. 2
C. 1 và 2
D. 1 và 3
-
Câu 10:
Trong phản ứng sau:
Cl2 + 2H2O + SO2 → H2SO4 + 2HCl, thì?
A. Cl2 là chất oxi hóa, H2O là chất khử.
B. Cl2 là chất oxi hóa, SO2 là chất khử.
C. Cl2 là chất khử, SO2 là chất oxi hóa.
D. SO2 là chất khử, H2O là chất oxi hóa.
-
Câu 11:
Hòa tan hoàn toàn m gam Al vào dung dịch HNO3 loãng, dư thu được 1,344 lít khí N2 (đktc) và dung dịch X. Thêm NaOH dư vào dung dịch X và đun sôi thì thu được 1,344 lít khí NH3. Gía trị của m là?
A. 0,54
B. 1,62
C. 10,08
D. 9,72
-
Câu 12:
Nung m gam bột sắt trong oxi, thu được 3 gam hỗn hợp chất rắn X. Hòa tan hết hỗn hợp X trong dung dịch HNO3 dư, thoát ra 0,56 lít (đktc) NO (là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là?
A. 2,22.
B. 2,62.
C. 2,52.
D. 2,32.
-
Câu 13:
Thể tích dung dịch HNO3 1M loãng ít nhất cần dùng để hoà tan hoàn toàn 18 gam hỗn hợp gồm Fe và Cu trộn theo tỉ lệ mol 1 : 1 là bao nhiêu?
A. 1,0 lít
B. 0,6 lít
C. 0,8 lít
D. 1,2 lít
-
Câu 14:
Phát biểu nào dưới đây không đúng về sự oxi hóa?
A. Sự oxi hóa là sự mất (nhường) electron
B. Sự khử là sự mất electron hay cho electron
C. Chất khử là chất nhường (cho) electron
D. Chất oxi hóa là chất thu electron
-
Câu 15:
Thực hiện các thí nghiệm sau
a. Nung nóng KNO3
b. Cho Fe(OH)2 vào dung dịch H2SO4 đặc nóng dư
c. Sục khí Cl2 vào dung dịch FeCl2
d. Cho dung dịch KHSO4 vào dung dịch FeCl2
e. Cho Si vào dung dịch NaOH
Sau khi các phản ứng xảy ra, số thí nghiệm xảy ra phản ứng oxi hóa - khử là bao nhiêu?
A. 3
B. 2
C. 4
D. 5
-
Câu 16:
Cho sơ đồ phản ứng sau:
\(N{H_3}\xrightarrow[{{t^0},xt}]{{ + {O_2}}}NO\xrightarrow{{ + {O_2}}}N{O_2}\xrightarrow{{ + {O_2} + {H_2}O}}HN{O_3}\xrightarrow{{ + CuO}}Cu{(N{O_3})_2}\xrightarrow{{{t^0}}}N{O_2}\)
Mỗi mũi tên là một phản ứng hóa học. Số phản ứng oxi hóa - khử trong chuỗi trên là bao nhiêu?
A. 3
B. 4
C. 5
D. 2
-
Câu 17:
Cho phản ứng: aCu + bHNO3 → cCu(NO3)2 + dNO + eH2O
Với a, b, c, d, e là những số nguyên tối giản. Tổng (a+b) bằng?
A. 5
B. 8
C. 11
D. 12
-
Câu 18:
Ở phản ứng nào sau đây NH3 đóng vai trò là chất khử?
A. NH3 + HNO3 → NH4NO3
B. NH3 + CO2 + H2O → NH4HCO3
C. NH3 + HCl → NH4Cl
D. 2NH3 +3CuO → N2 +3Cu + 3H2O
-
Câu 19:
Trong phản ứng đốt cháy CuFeS2 tạo ra các sản phẩm CuO, Fe2O3 và SO2 thì 1 phân tử CuFeS2 sẽ?
A. nhường 13e.
B. nhận 12e.
C. nhận 13e.
D. nhường 12e.
-
Câu 20:
Chia 22,0 g hỗn hợp X gồm Mg, Na và Ca thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng hết với O2 thu được 15,8 g hỗn hợp 3 oxit. Phần 2 cho tác dụng với dung dịch HCl dư thu được V (lít) khí H2 (đktc). Giá trị của V là bao nhiêu?
A. 6,72.
B. 13,44.
C. 8,96.
D. 3,36.
-
Câu 21:
Hoà tan 15,4 gam hỗn hợp Zn, Mg bằng một lượng vừa đủ dd HCl thu được 6,72 lít khí H2 (đktc) và dung dịch C. Tính khối lượng muối có trong dung dịch C?
A. 36,7g
B. 37,3g
C. 26,35g
D. 26,05g
-
Câu 22:
ho 15,2 gam hỗn hợp X gồm Mg và Ca phản ứng vừa đủ với 8,96 lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm Cl2 và O2 thu được 39,7 gam chất rắn Z chỉ gồm các muối clorua và các oxit kim loại. Khối lượng của Mg trong 15,2 gam X là bao nhiêu?
A. 4,8 gam.
B. 7,2 gam.
C. 9,2 gam.
D. 3,6 gam.
-
Câu 23:
Nhúng một thanh sắt vào dung dịch Cu(NO3)2 một thời gian thấy khối lượng sắt tăng 0,8 gam. Khối lượng sắt đã tham gia phản ứng là bao nhiêu?
A. 11,2 gam
B. 5,6 gam
C. 0,7 gam
D. 6,4 gam
-
Câu 24:
Phản ứng nào sau đây thuộc loại phản ứng tự oxi hoá, tự khử (hay tự oxi hoá - khử)?
A. 2KClO3 → 2KCl + 3O2
B. S + 2H2SO4 → 3SO2 + 2H2O
C. 4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3
D. Cl2 + 2KOH → KClO + KCl + H2O
-
Câu 25:
Tại sao trong các phản ứng hóa học, SO2 có thể là chất oxi hoá hoặc chất khử?
A. lưu huỳnh trong SO2 đã đạt số oxi hóa cao nhất.
B. SO2 là oxit axit.
C. lưu huỳnh trong SO2 có số oxi hóa trung gian.
D. SO2 tan được trong nước.
-
Câu 26:
Chất nào dưới đây thể hiện tính khử khi cho tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng?
A. Fe.
B. Fe(OH)2.
C. FeO.
D. FeCl3.
-
Câu 27:
Khi cho Cu2S tác dụng với HNO3 thu được hỗn hợp sản phẩm gồm Cu(NO3)2, H2SO4, NO và H2O thì số electron mà 1 mol Cu2S đã nhường là bao nhiêu?
A. 9 electron
B. 6 electron
C. 2 electron
D. 10 electron
-
Câu 28:
Đốt 13 gam bột kim loại R hóa trị II trong oxi dư đến khối lượng không đổi thu được chất rắn X có khối lượng 16,2 gam (giả sử hiệu suất phản ứng là 100%). Kim loại R là?
A. Zn..
B. Cu.
C. Al.
D. Ca.
-
Câu 29:
Liên kết hóa học giữa các nguyên tử trong phân tử HCl thuộc loại liên kết?
A. Hiđro.
B. Cộng hóa trị không cực.
C. Cộng hóa trị có cực.
D. Ion.
-
Câu 30:
Các chất mà phân tử không phân cực là gì?
A. HBr, CO2, CH4.
B. Cl2, CO2, C2H2.
C. NH3, Br2, C2H4.
D. HCl, C2H2, Br2.
-
Câu 31:
Cho dãy các chất: N2, H2, NH3, NaCl, HCl, H2O. Số chất trong dãy mà phân tử chỉ chứa liên kết cộng hóa trị không cực?
A. 3
B. 4
C. 5
D. 2
-
Câu 32:
Hợp chất không chứa ion đa nguyên tử là gì?
A. NH4Cl.
B. Na2CO3.
C. NaCl.
D. (NH4)2CO3.
-
Câu 33:
Cation R+ có cấu hình e ở phân lớp ngoài cùng là 2p6. Vậy R là gì?
A. Kim loại.
B. Phi kim.
C. Khí hiếm.
D. Không xác định
-
Câu 34:
Cấu hình e của nguyên tử X là 1s22s22p63s23p64s2, của nguyên tử Y là 1s22s22p5. Hợp chất tạo thành giữa X và Y là gì?
A. XY.
B. XY2.
C. X2Y.
D. XY3.
-
Câu 35:
Để đạt đến trạng thái bền vững theo quy tắc bát tử, nguyên tử Al cần?
A. nhường đi 3e.
B. nhận vào 5e.
C. nhường đi 1e.
D. nhận vào 7e.
-
Câu 36:
Nước đá khô thường được dùng để làm lạnh, giữ lạnh nhằm vận chuyển và bảo quản các sản phẩm dễ hư hỏng vì nhiệt độ. Nước đá khô được dùng nhiều trong các ngành công nghiệp thực phẩm, thủy hải sản và còn được dùng để bảo quản vắc xin, dược phẩm trong ngành Y tế – dược phẩm. Thành phàn nước đá khô là CO2, hãy chỉ ra nội dung sai.
A. Liên kết giữa nguyên tử oxi và cacbon là phân cực
B. Trong phân tử có hai liên kết đôi
C. Phân tử CO2 không phân cực
D. Phân tử có cấu tạo góc
-
Câu 37:
Cho nguyên tử X có tổng số electron ở phân lớp s là 7. Cho biết X thuộc nhóm A. Vậy X là gì?
A. Na.
B. K.
C. O.
D. D.
-
Câu 38:
Nguyên tử của nguyên tố X có số thứ tự là 17 trong bảng tuần hoàn, công thức phân tử của X với oxi và hiđro lần lượt là gì?
A. XO và XH2.
B. X2O7 và XH.
C. X2O và XH.
D. X2O và XH2.
-
Câu 39:
Cho các nguyên tố X (Z=12), Y (Z=11), M (Z=14), N (Z=13). Tính kim loại được sắp xếp theo tứ tự giảm dần?
A. Y > X > M > N.
B. M > N > Y > X.
C. M > N > X > Y.
D. Y > X > N > M.
-
Câu 40:
Cho các nguyên tố và vị trí của chúng trong bảng tuần hoàn như sau: 14Si, 16S, 11Na, 12Mg. Dãy được sắp xếp theo chiều giảm dần tính bazơ và tăng tính axit của các oxit là gì?
A. Na2O, MgO, SiO2, SO3.
B. MgO, Na2O, SO3, SiO2.
C. Na2O, MgO, SO3, SiO2.
D. MgO, Na2O, SiO2, SO3.