Đề thi HK1 môn Hóa 10 năm 2020
Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền
-
Câu 1:
Tổng số hạt proton, electron và notron trong nguyên tử nguyên tố X là 10. Xác định tên nguyên tố X?
A. Na
B. K
C. Ni
D. Cu
-
Câu 2:
Nguyên tử của nguyên tố X có tổng các hạt cơ bản là 180 hạt, trong đó các hạt mang điện nhiều hơn các hạt không mang điện là 32 hạt. Tính số p và số n có trong X?
A. p = 53, n = 74
B. p = 50, n = 76
C. p = 45, n = 69
D. p = 30, n = 50
-
Câu 3:
Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong nguyên tử X là 28, trong đó số hạt không mang điện chiếm xấp xỉ 35% tổng số hạt. Số hạt mỗi loại trong nguyên tử X là bao nhiêu ?
A. p = e = 9; n = 10.
B. p = e = 7; n = 28.
C. p = n = e = 18
D. p = n = 10; e = 19.
-
Câu 4:
Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong hai nguyên tử kim loại A và B là 142, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 42. Số hạt mang điện của nguyên tử B nhiều hơn của nguyên tử A là 12. Xác định 2 kim loại A và B.
A. Ca và K
B. K và Fe
C. Na và Ca
D. Ca và Fe
-
Câu 5:
Nguyên tử kẽm (Zn) có nguyên tử khối bằng 65u. Thực tế hầu như toàn bộ khối lượng nguyên tử tập trung ở hạt nhân, với bán kính r = 2.10-15m. Khối lượng riêng của hạt nhân nguyên tử kẽm là bao nhiêu tấn trên một centimet khối (tấn/cm3)?
A. 3,32.108 tấn/cm3
B. 2,45.108 tấn/cm3
C. 2,45.107 tấn/cm3
D. 3,32.109 tấn/cm3
-
Câu 6:
Nguyên tử Al có bán kính 1,43 và có nguyên tử khối là 27u. Khối lượng riêng của Al bằng bao nhiêu, biết rằng trong tinh thể nhôm các nguyên tử chỉ chiếm 74% thể tích, còn lại là các khe trống?
A. 27
B. 2,7
C. 3,6
D. 36
-
Câu 7:
Khối lượng riêng của canxi kim loại là 1,55 g/cm3. Giả thiết rằng, trong tinh thể canxi các nguyên tử là những hình cầu chiếm 74% thể tích tinh thể, phần còn lại là khe rỗng. Xác định bán kính nguyên tử canxi. Cho nguyên tử khối của Ca là 40.
A. 1,96.10-8 cm.
B. 1,00.10-8 cm.
C. 1,96.10-7 cm.
D. 1,00.10-7 cm.
-
Câu 8:
Tổng số các hạt cơ bản (p, n, e) của một nguyên tử X là 28. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 8. Xác định ký hiệu của X?
A. Na
B. F
C. K
D. Cl
-
Câu 9:
Một nguyên tử R có tổng số hạt mang điện và không mang điện là 34, trong đó số hạt mang điện gấp 1,833 lần số hạt không mang điện. Xác định tên của R?
A. Fe
B. Na
C. K
D. Al
-
Câu 10:
Biết rằng nguyên tố agon có ba đồng vị khác nhau, ứng với số khối 36; 38 và A. Phần trăm các đồng vị tương ứng lần lượt bằng : 0,34% ; 0,06% và 99,6%. Tính số khối của đồng vị A của nguyên tố agon, biết rằng nguyên tử khối trung bình của agon bằng 39,98.
A. 39
B. 40
C. 41
D. 42
-
Câu 11:
Nguyên tử khối trung bình của đồng bằng 63,54. Đồng tồn tại trong tự nhiên dưới hai dạng đồng vị \({}_{29}^{63}Cu\) và \({}_{29}^{65}Cu\). Tính thành phần phần trăm về số nguyên tử của mỗi loại đồng vị?
A. 45% và 55%
B. 30% và 70%
C. 73% và 27%.
D. 75% và 25%.
-
Câu 12:
Trong tự nhiên kali có hai đồng vị \(_{19}^{39}K\) và \({}_{19}^{41}K.\) Tính thành phần phần trăm về khối lượng của có trong KClO4. Biết nguyên tử khối trung bình của K là 39,13; O là 16 và Cl là 35,5?
A. 26,3%
B. 20,5%
C. 54,6%
D. 56,9%
-
Câu 13:
Ion X2- có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 2s22p6. Nguyên tố X có vị trí nào trong bảng tuần hoàn ?
A. ô thứ 10, chu kì 2, nhóm VIIIA.
B. ô thứ 8, chu kì 2, nhóm VIA.
C. ô thứ 9, chu kì 2, nhóm VIIA.
D. ô thứ 12, chu kì 3, nhóm IIA.
-
Câu 14:
Nguyên tố ở vị trí nào trong bảng tuần hoàn có cấu hình electron hóa trị là 3d104s1?
A. Chu kì 4, nhóm IB
B. Chu kì 4, nhóm IA.
C. Chu kì 4, nhóm VIA.
D. Chu kì 4, nhóm VIB.
-
Câu 15:
Một ion M3+ có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 79, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 19. Cấu hình electron của nguyên tử M là gì?
A. (Ar)3d54s1.
B. (Ar)3d64s2.
C. (Ar)3d64s1.
D. (Ar)3d34s2.
-
Câu 16:
Hai nguyên tố A, B đứng kế tiếp nhau trong cùng một chu kì trong bảng tuần hoàn, có tổng điện tích hạt nhân là 25. Xác định vị trí của A, B trong bảng tuần hoàn. A, B là kim loại hay phi kim ?
A. Cả 2 đều là kim loại
B. Cả 2 đều là phi kim
C. A là kim loại, B là phi kim
D. A là phi kim, B là kim loại
-
Câu 17:
Cho 1,9 gam hỗn hợp muối cacbonat và hiđrocacbonat của kim loại kiềm M tác dụng hết với dung dịch HCl (dư), sinh ra 0,448 lít khí (ở đktc). Xác định kim loại M.
A. K
B. Ca
C. Na
D. Fe
-
Câu 18:
Chọn thứ tự tăng dần bán kính nguyên tử của các kim loại kiềm?
A. Li < Na < K < Rb < Cs.
B. Cs < Rb < K < Na < Li.
C. Li < K < Na < Rb < Cs.
D. Li < Na < K< Cs < Rb.
-
Câu 19:
Độ âm điện của dãy nguyên tố Na (Z = 11), Mg (Z = 12), Al (13), P (Z = 15), Cl (Z = 17), biến đổi theo chiều nào sau đây ?
A. Tăng.
B. Giảm.
C. Không thay đổi.
D. Vừa giảm vừa tăng.
-
Câu 20:
Cấu hình electron nguyên tử của ba nguyên tố X, Y, Z lần lượt là :
1s22s22p63s1
1s22s22p63s23p64s1
1s22s1.
Nếu xếp theo chiều tăng dần tính kim loại thì cách sắp xếp nào sau đây đúng ?
A. Z < X < Y.
B. Y < Z < X.
C. Z < Y < X.
D. X = Y = Z.
-
Câu 21:
Bán kính nguyên tử của các nguyên tố: 3Li, 8O, 9F, 11Na được xếp theo thứ tự tăng dần từ trái sang phải là gì?
A. F, Li, O, Na.
B. F, Na, O, Li.
C. Li, Na, O, F.
D. F, O, Li, Na.
-
Câu 22:
Trong các hiđroxit sau, chất nào có tính chất bazơ mạnh nhất ?
A. Be(OH)2.
B. Ba(OH)2.
C. Mg(OH)2.
D. Ca(OH)2.
-
Câu 23:
Tính axit của các oxit axit thuộc phân nhóm chính V (VA) theo trật tự giảm dần là gì?
A. H3SbO4, H3AsO4, H3PO4, HNO3.
B. HNO3, H3PO4, H3SbO4, H3AsO4.
C. HNO3, H3PO4, H3AsO4,H3SbO4.
D. H3AsO4, H3PO4,H3SbO4, HNO3.
-
Câu 24:
Tính khử và tính axit của các HX (X: F, Cl, Br, I) tăng dần theo dãy nào sau đây ?
A. HF < HCl < HBr < HI.
B. HCl < HF < HBr < HI.
C. HF < HI < HBr < HF.
D. HI < HBr < HCl < HF.
-
Câu 25:
Hợp chất khí với hiđro của nguyên tố M là MH3. Công thức oxit cao nhất của M là gì?
A. M2O.
B. M2O5.
C. MO3.
D. M2O3.
-
Câu 26:
Hợp chất với hiđro của nguyên tố có công thức XH3. Biết % về khối lượng của oxi trong oxit cao nhất của X là 56,34%. Nguyên tử khối của X là gì?
A. 14.
B. 31.
C. 32.
D. 52.
-
Câu 27:
Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron 1s22s22p63s2, nguyên tử của nguyên tố Y có cấu hình electron 1s22s22p5. Liên kết hoá học giữa nguyên tử X và nguyên tử Y thuộc loại liên kết?
A. cho nhận.
B. kim loại.
C. cộng hoá trị.
D. ion.
-
Câu 28:
Z là một nguyên tố mà nguyên tử có chứa 12 proton, còn Y là một nguyên tố mà nguyên tử có chứa 9 proton. Công thức của hợp chất hình thành giữa các nguyên tố này là gì?
A. Z2Y với liên kết cộng hoá trị.
B. ZY2 với liên kết ion.
C. ZY với liên kết cho nhận.
D. Z2Y3 với liên kết cộng hoá trị.
-
Câu 29:
Trong liên kết giữa hai nguyên tử, nếu cặp electron chung chuyển hẳn về một nguyên tử, ta sẽ có liên kết nào sau đây?
A. cộng hoá trị có cực
B. cộng hoá trị không có cực.
C. ion.
D. cho – nhận.
-
Câu 30:
Liên kết hóa học trong phân tử KCl là gì?
A. Liên kết hiđro.
B. Liên kết ion.
C. Liên kết cộng hóa trị không cực.
D. Liên kết cộng hóa trị có cực.
-
Câu 31:
Nhóm hợp chất nào sau đây đều là hợp chất ion ?
A. H2S, Na2O.
B. CH4, CO2.
C. CaO, NaCl.
D. SO2, KCl.
-
Câu 32:
Cho các chất : HF, NaCl, CH4,Al2O3, K2S, MgCl2. Số chất có liên kết ion là bao nhiêu?
(Độ âm điện của K: 0,82; Al: 1,61; S: 2,58; Cl: 3,16 và O: 3,44; Mg: 1,31; H: 2,20; C: 2,55; F: 4,0)
A. 3
B. 214
C. 1
D. 4
-
Câu 33:
Cho các phân tử sau : LiCl, NaCl, KCl, RbCl, CsCl liên kết trong phân tử mang nhiều tính ion nhất là?
A. CsCl.
B. LiCl và NaCl.
C. KCl.
D. RbCl.
-
Câu 34:
Nếu nguyên tử X có 3 electron hoá trị và nguyên tử Y có 6 electron hoá trị, thì công thức của hợp chất ion đơn giản nhất tạo bởi X và Y là gì?
A. XY2.
B. X2Y3.
C. X2Y2.
D. X3Y2.
-
Câu 35:
Liên kết cộng hóa trị là liên kết giữa 2 nguyên tử?
A. phi kim, được tạo thành do sự góp chung electron.
B. khác nhau, được tạo thành do sự góp chung electron.
C. được tạo thành do sự góp chung một hay nhiều electron.
D. được tạo thành từ sự cho nhận electron giữa chúng.
-
Câu 36:
Loại liên kết trong phân tử khí hiđroclorua là liên kết gì?
A. cho – nhận.
B. cộng hóa trị có cực.
C. cộng hóa trị không cực.
D. ion
-
Câu 37:
Cho các oxit: Na2O, MgO, Al2O3, SiO2, P2O5, SO3, Cl2O7. Dãy các hợp chất trong phân tử chỉ gồm liên kết cộng hoá trị là gì?
A. SiO2,P2O5,SO3,Cl2O7.
B. SiO2,P2O5,Cl2O7,Al2O3.
C. Na2O, SiO2,MgO, SO3.
D. SiO2, P2O5, SO3, Al2O3.
-
Câu 38:
Dãy phân tử nào cho dưới đây đều có liên kết cộng hoá trị không phân cực ?
A. N2, CO2, Cl2, H2.
B. N2, Cl2, H2, HCl.
C. N2, HI, Cl2, CH4.
D. Cl2, O2, N2, F2.
-
Câu 39:
X, Y, Z là những nguyên tố có số điện tích hạt nhân là 9, 19, 16. Nếu các cặp X và Y ; Y và Z ; X và Z tạo thành liên kết hoá học thì các cặp nào sau đây có thể là liên kết cộng hoá trị có cực?
A. Cặp X và Y, cặp Y và Z.
B. Cặp X và Z.
C. Cặp X và Y, cặp X và Z.
D. Cả 3 cặp.
-
Câu 40:
Số oxi hóa của S trong phân tử H2SO4 là bao nhiêu?
A. + 6
B. 6+
C. + 4
D. - 2