Đề thi HK1 môn Hóa 11 năm 2020
Trường THPT Nguyễn Trãi
-
Câu 1:
Có bao nhiêu đồng phân ứng với CTPT C5H10 ?
A. 11
B. 8
C. 9
D. 10
-
Câu 2:
Một hợp chất hữu cơ Z có % khối lượng của C, H, Cl lần lượt là : 14,28% ; 1,19% ; 84,53%. CTPT của Z là gì?
A. CHCl2.
B. C2H2Cl4.
C. C2H4Cl2.
D. một kết quả khác.
-
Câu 3:
Phản ứng hóa học nào sau đây không đúng?
A. SiO2 + H2O → H2SiO3
B. 3CO + Fe2O3 → 2Fe + 3CO2
C. CO2 + 2Mg → C + 2MgO
D. SiO2 + 4HF → SiF4 + 2H2O
-
Câu 4:
Silic đioxit và nhôm oxit cùng phản ứng với chất nào sau đây?
A. O2.
B. Mg.
C. dd Ba(OH)2 đặc, nguội.
D. dd KOH đặc, nóng.
-
Câu 5:
Một trong những nguyên nhân gây tử vong trong nhiều vụ cháy là do nhiễm độc khí X. Khi vào cơ thể, khí X kết hợp với hemoglobin, làm giảm khả năng vận chuyển oxi của máu. Khí X là gì?
A. NH3
B. N2
C. CO
D. H2
-
Câu 6:
Có 3 muối dạng bột NaHCO3, Na2CO3 và CaCO3. Chọn hoá chất thích hợp để nhận biết mỗi chất
A. Qùy tím
B. Phenolphtalein
C. Nước và HCl
D. Qùy tím và HCl
-
Câu 7:
Cho các chất: O2 (1), CO2 (2), H2 (3), Fe2O3 (4), SiO2 (5), HCl (6), CaO (7), H2SO4 đặc (8), HNO3 (9), H2O (10), KCl (11). Cacbon phản ứng trực tiếp được với bao nhiêu chất?
A. 8
B. 9
C. 7
D. 10
-
Câu 8:
Tính khử của cacbon thể hiện ở phản ứng nào trong các phản ứng sau:
A. \(C+ZnO\xrightarrow{{{t}^{0}}}Zn+CO\)
B. \(C+2{{H}_{2}}\xrightarrow{t,xt}C{{H}_{4}}\)
C. \(2C+\,Ca\xrightarrow{{{t}^{0}}}Ca{{C}_{2}}\)
D. \(3C+\,4Al\xrightarrow{{{t}^{0}}}A{{l}_{4}}{{C}_{3}}\)
-
Câu 9:
Để nhận biết ion PO43- trong dung dịch muối, người ta dùng thuốc thử là gì?
A. dung dịch AgNO3
B. dung dịch NaOH
C. dung dịch HNO3
D. dung dịch Br2
-
Câu 10:
Thuốc thử để nhận biết các dung dịch : HCl, NaCl, Na3PO4, H3PO4 là chất nào?
A. BaCl2 và quỳ tím.
B. AgNO3 và quỳ tím.
C. H2SO4 và quỳ tím.
D. Quỳ tím.
-
Câu 11:
Cho 14,2 gam P2O5 vào 200 gam dung dịch NaOH 8% thu được dung dịch A. Muối thu được và nồng độ % tương ứng là bao nhiêu?
A. Na2HPO4, 46,7%
B. Na2PO4, 46,7%
C. Na2HPO4, 13,26%
D. Na2PO4, 13,26%
-
Câu 12:
Cho 200 ml dung dịch NaOH 2M tác dụng với 100 ml dung dịch H3PO4 aM thu được 25,95 gam hai muối. Giá trị của a là bao nhiêu?
A. 0,175M
B. 1,75M
C. 1,5M
D. 0,15M
-
Câu 13:
Lấy 124 gam P đem điều chế H3PO4 với hiệu suất phản ứng đạt 100%. Thể tích dung dịch H3PO4 35% (D = 1,25 gam/ml) có thể thu được là bao nhiêu?
A. 896 ml
B. 790 ml
C. 450 ml
D. 346 ml
-
Câu 14:
Cho các phản ứng sau: (1) P + Cl2 (dư, to); (2) P + KClO3 (to); (3) P + H2SO4 (đặc, nóng); (4) P + O2 (thiếu, to). Những trường hợp P bị oxi hóa thành P+5 là?
A. (2), (3), (4).
B. (1), (3), (4).
C. (1), (2), (4).
D. (1), (2), (3).
-
Câu 15:
Khi cho P đem trộn với KClO3 nung nóng thu được sản phẩm chứa photpho có công thức là gì?
A. K3P.
B. PCl3.
C. P2O5.
D. K3PO4.
-
Câu 16:
Thí nghiệm với dung dịch HNO3 thường sinh ra khí độc NO2. Để hạn chế khí NO2 thoát ra từ ống nghiệm, người ta nút ống nghiệm bằng
(a) bông khô
(b) bông có tẩm nước
(c) bông có tẩm nước vôi trong
(d) bông có tẩm giấm ăn
Trong 4 biện pháp trên, biện pháp có hiệu quả nhất là gì?
A. (b)
B. (a)
C. (d)
D. (c)
-
Câu 17:
Cho các mệnh đề sau :
1) Các muối nitrat đều tan trong nước và đều là chất điện li mạnh.
2) Ion NO3- có tính oxi hóa trong môi trường axit.
3) Khi nhiệt phân muối nitrat rắn ta đều thu được khí NO2.
4) Hầu hết muối nitrat đều bền nhiệt.
Các mệnh đề đúng là gì?
A. (1), (2), (3).
B. (2) và (4).
C. (2) và (3).
D. (1) và (2).
-
Câu 18:
Dãy nào dưới đây gồm các chất mà nguyên tố nitơ có khả năng vừa thể hiện tính khử vừa thể hiện tính oxi hóa khi tham gia phản ứng ?
A. NH3, N2O5, N2, NO2
B. N2, NO, N2O, N2O5
C. NH3, NO, HNO3, N2O5
D. NO2, N2, NO, N2O3
-
Câu 19:
Nitơ có nhiều trong khoáng vật diêm tiêu, diêm tiêu có thành phần chính là gì?
A. NaNO2
B. NH4NO3
C. NaNO3
D. NH4NO2
-
Câu 20:
Trong các cặp chất cho dưới đây, cặp chất nào có thể cùng tồn tại trong một dung dịch?
A. AlCl3 và CuSO4.
B. NH3 và AgNO3.
C. Na2ZnO2 và HCl.
D. NaHSO4 và NaHCO3.
-
Câu 21:
Trong dung dịch axit nitric (bỏ qua sự phân li của H2O) có những phần tử nào ?
A. H+, NO3-.
B. H+, NO3-, H2O.
C. H+, NO3-, HNO3.
D. H+, NO3-, HNO3, H2O.
-
Câu 22:
Chọn các chất là hiđroxit lưỡng tính trong số các hiđroxit sau đây?
A. Zn(OH)2, Cu(OH)2
B. Al(OH)3, Cr(OH)2
C. Sn(OH)2, Pb(OH)2
D. Cả A, B, C.
-
Câu 23:
Khi hòa tan trong nước, chất nào sau đây làm cho quỳ tím chuyển màu xanh ?
A. NaCl.
B. NH4Cl.
C. Na2CO3.
D. FeCl3.
-
Câu 24:
Câu nào sau đây đúng khi nói về sự điện li ?
A. Sự điện li là sự hòa tan một chất vào nước thành dung dịch.
B. Sự điện li là sự phân li một chất dưới tác dụng của dòng điện.
C. Sự điện li là sự phân li một chất thành ion dương và ion âm khi chất đó tan trong nước hay ở trạng thái nóng chảy.
D. Sự điện li thực chất là quá trình oxi hóa khử.
-
Câu 25:
Cho H2O, HCl, NaOH, NaCl, CuSO4, HCOOH. Các chất điện li yếu là gì?
A. H2O, HCOOH, CuSO4
B. HCOOH, CuSO4.
C. H2O, HCOOH.
D. H2O, NaCl, HCOOH, CuSO4.
-
Câu 26:
Oxi hóa hoàn toàn 4,02 gam một hợp chất hữu cơ X chỉ thu được 3,18 gam Na2CO3 và 0,672 lít khí CO2. CTĐGN của X là gì?
A. CO2Na.
B. CO2Na2.
C. C3O2Na.
D. C2O2Na.
-
Câu 27:
Một hợp chất hữu cơ A có tỉ khối so với không khí bằng bằng 2. Đốt cháy hoàn toàn A bằng khí O2 thu được CO2 và H2O. Có bao nhiêu công thức phân tử phù hợp với A ?
A. 2
B. 1
C. 3
D. 4
-
Câu 28:
Trộn 200 ml dung dịch chứa 12 gam MgSO4 với 300 ml dung dịch chứa 34,2 gam Al2(SO4)3 thu được dung dịch X. Nồng độ ion SO42- trong X là gì?
A. 0,2M.
B. 0,8M.
C. 0,6M.
D. 0,4M.
-
Câu 29:
Nồng độ mol/l của ion H+ trong dung dịch H2SO4 là 60% (D = 1,503 g/ml) là bao nhiêu?
A. 12,4 M
B. 14,4 M
C. 16,4 M
D. 18,4 M
-
Câu 30:
Dãy chất và ion nào sau đây có tính chất lưỡng tính?
A. Cl–, Na+, NH4+, H2O
B. ZnO, Al2O3, H2O
C. Cl–, Na+
D. NH4+, Cl–, H2O
-
Câu 31:
Hãy cho biết dãy các dung dịch nào sau đây có khả năng đổi màu quỳ tím sang đỏ (hồng) ?
A. CH3COOH, HCl và BaCl2.
B. NaOH, Na2CO3 và Na2SO3.
C. H2SO4, NaHCO3 và AlCl3.
D. NaHSO4, HCl và AlCl3.
-
Câu 32:
Một cốc nước có chứa a mol Ca2+, b mol Mg2+, c mol Cl-, d mol HCO3-. Hệ thức liên hệ giữa a, b, c, d là gì?
A. 2a+2b=c-d.
B. a+b=c+d.
C. 2a+2b=c+d.
D. a+b=2c+2d.
-
Câu 33:
Cho 22,4 gam hỗn hợp Na2CO3, K2CO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch BaCl2. Sau phản ứng thu được 39,4 gam kết tủa. Lọc tách kết tủa, cô cạn dung dịch thì thu được bao nhiêu gam muối clorua khan?
A. 24,6 gam
B. 12,7 gam
C. 20,8 gam
D. 16,7 gam
-
Câu 34:
Mệnh đề nào dưới đây đúng?
A. Nitơ không duy trì sự hô hấp vì nitơ là một khí độc.
B. Vì có liên kết ba nên phân tử nitơ rất bền, ở nhiệt độ thường khá trơ về mặt hóa học.
C. Khi tác dụng với kim loại hoạt động, nitơ thể hiện tính khử.
D. Số oxi hóa của nitơ trong các hợp chất và ion AlN, N2O4, NH4+, NO3-, NO2- lần lượt là: -3; -4; -3; +5; +3.
-
Câu 35:
Trong một bình kín chứa 10 lít nitơ và 10 lít hiđro ở nhiệt độ 0oC và 10 atm. Sau phản ứng tổng hợp NH3, lại đưa bình về 0oC. Biết rằng có 60% hiđro tham gia phản ứng, áp suất trong bình sau phản ứng là bao nhiêu?
A. 10 atm.
B. 8 atm.
C. 9 atm.
D. 8,5 atm.
-
Câu 36:
Cho NH3 dư vào 100ml dung dịch gồm CuSO4 1M ; ZnCl2 0,5M, AgNO3 1M và AlCl3 1M. Khối lượng kết tủa sau phản ứng là bao nhiêu?
A. 9,8 gam
B. 4,9 gam
C. 7,8 gam
D. 5 gam
-
Câu 37:
Hòa tan hoàn toàn m gam Al trong dung dịch HNO3 loãng thu được 1,12 lít hỗn hợp X gồm 3 khí NO, N2O, N2 có tỉ lệ số mol là: 1 : 2 : 2. Giá trị của m là bao nhiêu?
A. 5,4 gam.
B. 3,51 gam.
C. 2,7 gam.
D. 8,1 gam.
-
Câu 38:
Khoáng vật chính của P trong tự nhiên là gì?
A. Apatit 3Ca3(PO4)2.CaF2.
B. Apatit Ca(H2PO4)2.
C. Photphorit Ca3(PO4)2.
D. Cả A và C.
-
Câu 39:
Đốt cháy hỗn hợp lưu huỳnh và cacbon (thể tích không đáng kể) trong bình kín đựng oxi dư, thu được hỗn hợp ba khí (CO2, SO2, O2). Sau đó đưa bình về nhiệt độ ban đầu thì áp suất trong bình so với trước khi đốt sẽ thay đổi như thế nào?
A. Tăng
B. Giảm
C. Có thể tăng hoặc giảm (phụ thuộc vào lượng S, C)
D. Không đổi
-
Câu 40:
Cho các chất: O2 (1), NaOH (2), Mg (3), Na2CO3 (4), SiO2 (5), HCl (6), CaO (7), Al (8), ZnO (9), H2O (10), NaHCO3 (11), KMnO4 (12), HNO3 (13), Na2O (14). Cacbon đioxit phản ứng trực tiếp được với bao nhiêu chất?
A. 5
B. 6
C. 7
D. 8