Đề thi HK1 môn Hóa học 10 Cánh Diều năm 2022-2023
Trường THPT Đinh Tiên Hoàng
-
Câu 1:
Cấu hình electron của nguyên tử 29Cu là
A. 1s22s22p63s23p64s23d9
B. 1s22s22p63s23p63d94s2
C. 1s22s22p63s23p63d104s1
D. 1s22s22p63s23p64s13d10
-
Câu 2:
Cho cấu hình electron của Mn (Ar) 3d54s2. Mn thuộc nguyên tố nào?
A. Nguyên tố s
B. Nguyên tố p
C. Nguyên tố d
D. Nguyên tố f
-
Câu 3:
Cation R+ có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 3p6. Vị trí của R trong bảng tuần hoàn là:
A. Ô thứ 20, nhóm IIA, chu kỳ 4
B. Ô thứ 19, nhóm IB. chu kỳ 4
C. Ô thứ 19, nhóm IA, chu kỳ 4
D. Ô thứ 17, nhóm VIIA, chu kỳ 3
-
Câu 4:
Số hiệu nguyên ử Z của nuyên tố X, A, M, Q lần lượt là 6, 7, 20, 19. Nhận xét nào sau đây đúng?
A. Cả 4 nguyên tố trên thuộc 1 chu kì.
B. A, M thuộc chu kì 3
C. M, Q thuộc chu kì 4.
D. Q thuộc chu kì 3.
-
Câu 5:
Nguyên tử của nguyên tố X khi mất 2 electron lớp ngoài cùng thì tạo thành ion X2+ có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3p6. Số hiệu nguyên tử X là
A. 18.
B. 20.
C. 38.
D. 40.
-
Câu 6:
Nguyên tử của nguyên tố Y có số electron là 13. Điện tích hạt nhân của nguyên tử Y là:
A. 13
B. 13-
C. 13+
D. +13
-
Câu 7:
Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây luôn nhường 1 electron trong các phản ứng hóa học?
A. Na ở ô 11 trong bảng tuần hoàn.
B. Mg ở ô 12 trong bảng tuần hoàn.
C. Ba ở ô 13 trong bảng tuần hoàn.
D. Fe ở ô 14 trong bảng tuần hoàn.
-
Câu 8:
Nguyên tố canxi có số hiệu nguyên tử là 20, thuộc chu kỳ 4, nhóm IIA. Điều khẳng định nào sau đây về canxi là sai ?
A. Số electron ở vỏ nguyên tử của nguyên tố canxi là 20 .
B. Vỏ nguyên tử canxi có 4 lớp và lớp ngoài cùng có 2 electron.
C. Hạt nhân nguyên tử canxi có 20 proton.
D. Nguyên tố hóa học này là một phi kim.
-
Câu 9:
Mệnh đề nào sau đây đúng?
A. Đồng vị là những nguyên tử có cùng số khối nhưng khác số proton.
B. Đồng vị là những nguyên tố có cùng điện tích hạt nhân nhưng khác nhau về số neutron nên số khối khác nhau.
C. Đồng vị là những nguyên tố có cùng số khối.
D. Đồng vị là những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân nhưng số hạt electron khác nhau.
-
Câu 10:
Một nguyên tử A có tổng số electron là 10, nguyên tố Y thuộc loại
A. Nguyên tố s.
B. Nguyên tố p.
C. Nguyên tố d
D. Nguyên tố f.
-
Câu 11:
Biết rằng nguyên tố carbon thuộc chu kì 2, nhóm VIA. Cấu hình electron của cacbon là
A. 1s22s22p2.
B. 1s22s22p3.
C. 1s22s22p63s23p64s2
D. 1s22s22p4
-
Câu 12:
Vỏ nguyên tử gồm các electron chuyển động như thế nào xung quanh hạt nhân?
A. Chuyển động rất không nhanh và không theo những quỹ đạo xác định.
B. Chuyển động rất chậm và không theo những quỹ đạo xác định.
C. Chuyển động rất nhanh không theo những quỹ đạo xác định.
D. Chuyển động rất nhanh theo những quỹ đạo xác định.
-
Câu 13:
Cho các phát biểu sau:
(a) Các electron ở lớp L có mức năng lượng gần bằng nhau
(b) Các electron ở lớp M (n=3) liên kết chặt chẽ với hạt nhân hơn các electron ở lớp K (n=1)
(c) Các electron ở lớp L có mức năng lượng cao hơn các electron ở lớp K
(d) Các electron ở lớp K có mức năng lượng bằng nhau
(e) Các electron ở phân lớp 3s có mức năng lượng thấp hơn các electron ở phân lớp 2p
Số phát biểu đúng là
A. 5
B. 3
C. 2
D. 4
-
Câu 14:
Nguyên tử của một nguyên tố R có lớp ngoài cùng là lớp M trên lớp M chứa 2 electron. Cấu hình electron của R và tính chất của R là
A. 1s22s22p63s23p2, phi kim.
B. 1s22s22p63s2, phi kim.
C. 1s22s22p63s2, kim loại.
D. 1s22s22p63s23p6, khí hiếm.
-
Câu 15:
Hạt cơ bản không mang điện trong nguyên tử là
A. electron
B. proton
C. neutron
D. hạt nhân
-
Câu 16:
Khối lượng nguyên tử tập trung chủ yếu ở
A. lớp vỏ electron
B. proton
C. neutron
D. hạt nhân nguyên tử
-
Câu 17:
Cho kí hiệu nguyên tử \({}_8^{16}O\;\). Khẳng định nào sau đây sai?
A. Kí hiệu hóa học của nguyên tố là O;
B. Số hiệu nguyên tử là 16;
C. Số proton trong một hạt nhân nguyên tử là 8;
D. Số neutron trong một hạt nhân nguyên tử là 8.
-
Câu 18:
Trong tự nhiên magie có 3 đồng vị bền 24Mg chiếm 78,99%, 25Mg chiếm 10,00% và 26Mg. Nguyên tử khối trung bình của Mg là
A. 24,89.
B. 24,00.
C. 24,32.
D. 24,11.
-
Câu 19:
Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt là 40. Tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 12 hạt. Nguyên tố X có số khối là
A. 28.
B. 26
C. 27
D. 23
-
Câu 20:
Cho hai nguyên tử của nguyên tố X và Y có số hiệu nguyên tử lần lượt là 12 và 28. Phát biểu nào sau đây là sai?
A. X và Y có cùng số electron ở lớp ngoài cùng.
B. X và Y cùng là các kim loại.
C. X và Y đều là các nguyên tố s.
D. Y có nhiều hơn X một lớp electron.
-
Câu 21:
Ion có 18 electron và 16 proton mang điện tích là
A. 16+
B. 2-
C. 18+
D. 2+
-
Câu 22:
Có các nguyên tố hóa học sau: Cr (Z = 24), Fe (Z = 26), P (Z = 15), Al (Z = 13). Nguyên tố mà nguyên tử của nó có số electron lớp ngoài cùng lớn nhất ở trạng thái cơ bản
A. Al
B. Fe
C. Cr
D. P
-
Câu 23:
Chọn câu phát biểu sai
A. Trong một nguyên tử số proton = số electron = số đơn vị điện tích hạt nhân
B. Số khối bằng tổng số hạt proton và số neutron
C. Số proton bằng số electron
D. Tổng số proton và số electron được gọi là số khối.
-
Câu 24:
Số electron tối đa ở lớp thứ n (n ≤ 4) là
A. n
B. 2n
C. n2
D. 2n2
-
Câu 25:
Nguyên tử Li (Z = 3) có 2 electron ở lớp K và 1 electron ở lớp L. Theo mô hình Rutherford – Bohr, so sánh năng lượng của electron giữa hai lớp đúng là
A. Năng lượng của electron ở lớp K cao hơn năng lượng của electron ở lớp L;
B. Năng lượng của electron ở lớp K thấp hơn năng lượng của electron ở lớp L;
C. Năng lượng của electron ở lớp K bằng năng lượng của electron ở lớp L;
D. Cả A, B và C đều sai.
-
Câu 26:
Cho χ(H) = 2,2; χ(C) = 2,55; χ(N) = 3,04; χ(O) = 3,44; χ(F) = 3,98. Cặp electron liên kết bị lệch nhiều nhất trong phân tử nào dưới đây?
A. NH3
B. H2O
C. HF
D. CH4
-
Câu 27:
So sánh bán kính nguyên tử của X (Z = 11), Y (Z = 12) và T (Z = 14) đúng là
A. X < Y < T
B. X < T < Y
C. Y < T < X
D. T < Y < X
-
Câu 28:
Các nguyên tố thuộc nhóm VIA, cấu hình electron lớp ngoài cùng đều có dạng
A. ns2np6
B. ns2np4
C. (n – 1)d5ns1
D. (n – 1)d6ns2
-
Câu 29:
Dãy nào sau đây gồm các chất chỉ có liên kết cộng hóa trị?
A. CaCl2, NaCl, NO2.
B. SO2, CO2, K2O.
C. SO3, H2S, H2O.
D. MgCl2, Na2O, HCl.
-
Câu 30:
Trong phân tử nitrogen (N2), mỗi nguyên tử nitrogen đã góp ba electron để tạo cặp electron chung. Nhờ đó, mỗi nguyên tử nitrogen đã đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm nào dưới đây?
A. Xe.
B. Ne.
C. Ar.
D. Kr.
-
Câu 31:
Phát biểu nào sau đây đúng với độ bền của một liên kết?
A. Khi nhiều liên kết được hình thành giữa hai nguyên tử, độ bền của liên kết sẽ giảm.
B. Độ bền của liên kết tăng khi độ dài của liên kết tăng.
C. Độ bền của liên kết tăng khi độ dài của liên kết giảm.
D. Độ bền của liên kết không phụ thuộc vào độ dài liên kết.
-
Câu 32:
Tương tác van der Waals xuất hiện là do sự hình thành các lưỡng cực tạm thời cũng như các lưỡng cực cảm ứng. Các lưỡng cực tạm thời xuất hiện là do sự chuyển động của
A. các nguyên tử trong phân tử.
B. các electron trong phân tử.
C. các proton trong hạt nhân.
D. các neutron và proton trong hạt nhân.
-
Câu 33:
Mặc dù chlorine có độ âm điện là 3,16 xấp xỉ với nitrogen là 3,04 nhưng giữa các phân tử HCl không tạo được liên kết hydrogen với nhau, trong khi giữa các phân tử NH3 tạo được liên kết hydrogen với nhau, nguyên nhân là do
A. độ âm điện của chlorine nhỏ hơn nitrogen.
B. phân tử NH3 chứa nhiều nguyên tử hydrogen nhỏ hơn phân tử HCl.
C. tổng số nguyên tử trong phân tử NH3 nhiều hơn so với phân tử HCl.
D. kích thước nguyên tử chlorine lớn hơn nguyên tử nitrogen nên mật độ điện tích âm trên chlorine không đủ lớn để hình thành liên kết hydrogen.
-
Câu 34:
Nguyên tử nguyên tố nào sau đây có xu hướng nhận vào 2 electron khi hình thành liên kết hóa học?
A. Oxygen.
B. Helium.
C. Sodium.
D. Hydrogen.
-
Câu 35:
Cho các phát biểu sau về hợp chất ion:
(a) Không dẫn điện khi nóng chảy.
(b) Khá mềm.
(c) Có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao.
(d) Khó tan trong nước và các dung môi phân cực.
Số phát biểu đúng là
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 36:
Liên kết σ là liên kết được hình thành do
A. sự xen phủ bên của 2 orbital.
B. cặp electron chung.
C. lực hút tĩnh điện giữa hai ion.
D. sự xen phủ trục của hai orbital.
-
Câu 37:
Liên kết hóa học giữa các nguyên tử trong phân tử CH4 là loại liên kết nào sau đây (biết độ âm điện của nguyên tử H là 2,2 và C là 2,55)?
A. Liên kết ion.
B. Liên kết cộng hóa trị phân cực.
C. Liên kết hiđro.
D. Liên kết cộng hóa trị không phân cực.
-
Câu 38:
Các nguyên tử có độ âm điện lớn thường gặp trong liên kết hydrogen là
A. N
B. O
C. F
D. Cả A, B và C
-
Câu 39:
Tương tác van der Waals tồn tại giữa những
A. ion.
B. hạt proton.
C. hạt neutron.
D. phân tử.
-
Câu 40:
Phân tử SiH4 có bao nhiêu cặp electron hóa trị riêng? Biết Si (Z = 14); H (Z = 1).
A. 1
B. 2
C. 0
D. 3