Đề thi HK1 môn Hóa học 10 KNTT năm 2022-2023
Trường THPT Phan Đình Phùng
-
Câu 1:
Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Hạt nhân nguyên tử được tạo bởi proton và neutron;
B. Số proton trong nguyên tử bằng số neutron;
C. Số proton trong hạt nhân bằng số electron của lớp vỏ nguyên tử;
D. Các electron chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân.
-
Câu 2:
Trong nguyên tử, hạt nào mang điện?
A. Neutron và electron;
B. Proton và electron;
C. Proton và neutron;
D. Electron.
-
Câu 3:
Một nguyên tử X có 19 proton trong hạt nhân. Khối lượng của proton trong hạt nhân nguyên tử X là?
A. 31,768.10-24 g;
B. 31,768.10-26 kg;
C. 31,768.10-27 g;
D. 31,768.10-24 kg.
-
Câu 4:
Cho nguyên tử aluminium có 13 proton trong hạt nhân. Câu nào sau đây không đúng?
A. Aluminium có 13 electron ở lớp vỏ nguyên tử;
B. Aluminium có điện tích hạt nhân là +13;
C. Aluminium có số đơn vị điện tích hạt nhân là 13;
D. Aluminium có 13 neutron trong hạt nhân.
-
Câu 5:
Nguyên tử X có chứa 29 electron và 35 neutron. Nguyên tử X là?
A. Copper (Cu);
B. Aluminium (Al);
C. Iron (Fe);
D. Calcium (Ca).
-
Câu 6:
Tất cả nguyên tử có số điện tích hạt nhân là 8 thuộc nguyên tố nào?
A. Carbon;
B. Magnesium;
C. Aluminium;
D. Oxygen.
-
Câu 7:
Số electron lớp ngoài cùng có trong nguyên tử silicon (Z = 14) là
A. 5
B. 2
C. 1
D. 4
-
Câu 8:
Một nguyên tử có cấu hình 1s22s22p3. Chọn phát biểu sai:
A. Nguyên tử đó có 7 electron.
B. Nguyên tử đó có 7 neutron
C. Không xác định được số neutron.
D. Nguyên tử đó có 7 proton
-
Câu 9:
Nguyên tố có độ âm điện lớn nhất
A. Fluorine
B. Iodine
C. Lithium
D. Caesium
-
Câu 10:
Các nguyên tố thuộc cùng một nhóm A trong bảng tuần hoàn sẽ có cùng số
A. electron lớp ngoài cùng.
B. điện tích hạt nhân.
C. lớp electron.
D. electron s hay p.
-
Câu 11:
Cho các nguyên tử Al, Na, K, Mg. Thứ tự tăng dần tính kim loại của các nguyên tử trên là
A. Al < Mg < Na < K
B. Al < Na < Mg < K
C. K < Na < Mg < Al
D. K < Mg < Na < Al
-
Câu 12:
Cho ba nguyên tử có kí hiệu là \(_{12}^{24}Mg,_{12}^{25}Mg,_{12}^{26}Mg\) . Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Nguyên tố Mg có 3 đồng vị.
B. Số hạt electron của các nguyên tử lần lượt là: 12, 13, 14
C. Ba nguyên tử trên đều thuộc nguyên tố Mg.
D. Hạt nhân của mỗi nguyên tử đều có 12 proton.
-
Câu 13:
Số elctron tối đa trong lớp M là
A. 2
B. 32
C. 8
D. 18
-
Câu 14:
Phát biểu nào sau đây sai?
A. Số proton trong hạt nhân bằng số electron ở lớp vỏ nguyên tử
B. Chỉ có hạt nhân nguyên tử magnesium mới có 12 proton
C. Khối lượng nguyên tử tập trung chủ yếu ở lớp vỏ nguyên tử
D. Trong nguyên tử mức năng lượng 4s thấp hơn mức năng lượng 3d
-
Câu 15:
Kí hiệu phân lớp nào sau đây là sai?
A. 2p
B. 3d
C. 4f
D. 2d
-
Câu 16:
Kí hiệu phân lớp nào sau đây là sai?
A. 2p
B. 3d
C. 4f
D. 2d
-
Câu 17:
Số hạt proton trong nguyên tử \(_{19}^{39}K\) là
A. 39
B. 19
C. 20
D. 58
-
Câu 18:
Cấu hình electron nào sau đây của nguyên tử thuộc nguyên tố kim loại?
A. 1s22s22p6
B. 1s22s22p63s23p5
C. 1s22s22p63s23p3
D. 1s22s22p63s2
-
Câu 19:
Tổng số hạt p, n, e trong nguyên tử nguyên tố A là 21. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 7. Vậy cấu hình electron của A là
A. 1s22s22p4
B. 1s22s22p2
C. 1s22s22p3
D. 1s22s22p5
-
Câu 20:
Nguyên tử của nguyên tố X có 16 electron. Nguyên tố X là
A. S.
B. Cl.
C. N.
D. O.
-
Câu 21:
Ở trạng thái cơ bản cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố X là 1s22s22p63s23p1. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố X là
A. 14
B. 13
C. 11
D. 12
-
Câu 22:
Lớp N có số phân lớp electron bằng
A. 2
B. 4
C. 3
D. 1
-
Câu 23:
Cho R thuộc nhóm VIIA, trong hợp chất với oxi có 61,20 % oxi về khối lượng. Nguyên tố R là
A. Br (Bromine)
B. Cl (Chlorine).
C. F (Fuorine).
D. I (Iodine).
-
Câu 24:
Cho cấu hình electron nguyên tử các nguyên tố sau:
a) 1s22s22p6
b) 1s22s22p63s23p1
c) 1s22s22p5
d) 1s22s22p63s23p4
e) 1s22s22p63s2
Cấu hình của các nguyên tố phi kim là
A. b, e.
B. b, c
C. a, b.
D. c, d.
-
Câu 25:
Bán kính nguyên tử các nguyên tố 3Li, 8O, 9F, 11Na theo thứ tự tăng dần từ trái sang phải là
A. Li, Na, O, F.
B. F, O, Li. Na.
C. F, Na, O, Li.
D. F, Li, O, Na.
-
Câu 26:
Cấu hình electron nào dưới đây không đúng?
A. 1s22s22p63s23p5
B. 1s22s22p63s1
C. 1s2 2s22p5
D. 1s22s2 2p63s13p3
-
Câu 27:
Nguyên tố R nằm ở nhóm IVA, công thức oxit cao nhất của R là
A. RO2.
B. RO.
C. RO4.
D. R2O.
-
Câu 28:
Cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố X là 1s22s22p63s23p64s1. Số hiệu nguyên tử của X là
A. 18.
B. 39.
C. 19.
D. 20
-
Câu 29:
Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Liên kết hóa học là sự kết hợp giữa các nguyên tử tạo thành phân tử hay tinh thể bền vững hơn;
B. Trong các phản ứng hóa học, tất cả các electron của phân tử tham gia vào quá trình tạo thành liên kết;
C. Khi tạo liên kết thì nguyên tử có xu hướng đạt tới cấu hình electron bền vững của khí hiếm;
D. Các electron hóa trị của nguyên tử được quy ước biểu diễn bằng các dấu chấm đặt xung quanh kí hiệu nguyên tố.
-
Câu 30:
Khi nguyên tử oxygen nhận thêm 2 electron thì ion tạo thành có cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố nào?
A. Helium (He);
B. Neon (Ne);
C. Argon (Ar);
D. Krypton (Kr).
-
Câu 31:
Khi nguyên tử nhường electron thì ion tạo thành mang điện tích gì?
A. Điện tích âm;
B. Điện tích dương;
C. Không mang điện;
D. Cả điện tích âm và điện tích dương.
-
Câu 32:
Khi hình thành liên kết hóa học trong phân tử F2, mỗi nguyên tử fluorine góp chung bao nhiêu electron theo quy tắc octet?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 33:
Hợp chất có chứa liên kết ion là?
A. HCl;
B. N2;
C. CO2;
D. BaCl2.
-
Câu 34:
Cấu hình electron của ion Fe3+ là?
A. 1s22s22p63s23p63d5;
B. 1s22s22p63s23p63d64s2;
C. 1s22s22p63s23p63d64s24p3;
D. 1s22s22p63s23p63d44s1.
-
Câu 35:
Liên kết ion trong hợp chất KF được tạo bởi lực hút tĩnh điện giữa
A. Cation K2+ và anion F2-;
B. Anion K+ và anion F-;
C. Anion K2+ và cation F-;
D. Cation K+ và anion F-.
-
Câu 36:
Phân tử chất nào sau đây có liên kết cho - nhận?
A. KCl;
B. H2O;
C. HNO3;
D. Na2O.
-
Câu 37:
Yếu tố nào đặc trưng cho khả năng hút electron của nguyên tử khi hình thành liên kết hóa học?
A. Độ âm điện;
B. Năng lượng ion hóa;
C. Bán kính nguyên tử;
D. Lực hút tĩnh điện.
-
Câu 38:
Phát biểu nào sau đây sai về các liên kết được tạo thành bởi sự xen phủ các orbital nguyên tử?
A. Liên kết đôi gồm một liên kết σ và một liên kết π;
B. Liên kết đơn là liên kết σ;
C. Liên kết ba gồm một liên kết σ và hai liên kết π;
D. Liên kết ba gồm một liên kết π và hai liên kết σ.
-
Câu 39:
Số liên kết π và liên kết σ trong phân tử C3H6 là
A. 1 và 8;
B. 2 và 8;
C. 1 và 9;
D. 2 và 9.
-
Câu 40:
Liên kết hóa học trong phân tử HCl là?
A. Liên kết ion;
B. Liên kết cộng hóa trị không phân cực;
C. Liên kết cộng hóa trị phân cực;
D. Liên kết cho - nhận.