Đề thi HK1 môn Hóa học 10 năm 2021-2022
Trường THPT Quang Trung
-
Câu 1:
X có 35 proton, 35 electron, 45 notron. Tìm A của X?
A. 80
B. 105
C. 70
D. 35
-
Câu 2:
Xác định số proton, số nơtron, số electron biết A có tổng số hạt là 58, số khối của nguyên tử nhỏ hơn 40?
A. 17p, 17e, 18n.
B. 19p, 19e, 20n.
C. 21p, 22e, 20n.
D. 21p, 21e, 22n.
-
Câu 3:
Chọn câu phát biểu sai về TP nguyên tử?
A. Số khối bằng tổng số hạt p và n.
B. Tổng số p và số e được gọi là số khối.
C. Trong 1 nguyên tử số p = số e = số điện tích hạt nhân .
D. Số p bằng số e.
-
Câu 4:
Số phát biểu đúng trong 5 phát biểu sau:
(1) Trong một nguyên tử luôn luôn có số proton bằng số electron bằng số đơn vị điện tích hạt nhân.
(2) Tổng số proton và số electron trong một hạt nhân được gọi là số khối.
(3) Số khối A là khối lượng tuyệt đối của nguyên tử.
(4) Số proton bằng số đơn vị điện tích hạt nhân.
(5) Đồng vị là các nguyên tố có cùng số proton nhưng khác nhau về số nơtron.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 5:
Nguyên tố clo có nguyên tử khối trung bình là 35,5. Biết clo có 2 đồng vị là X và Y, tổng số khối của X và Y là 72. Số nguyên tử đồng vị X bằng 3 lần số nguyên tử đồng vị Y. Vậy số nơtron của đồng vị Y nhiều hơn số nơtron của đồng vị X là:
A. 6
B. 4
C. 2
D. 1
-
Câu 6:
M và X là 2 kim loại, tổng số hạt của M và X là 142, trong đó hạt mang điện nhiều hơn không mang điện là 42. Số hạt mang điện của M nhiều hơn X là 12. Tìm M và X?
A. Na, K.
B. K, Ca.
C. Mg, Fe.
D. Ca, Fe.
-
Câu 7:
R có tống số hạt cơ bản là 52, hạt không mang điện gấp 1,059 lần số hạt mang điện tích âm. Kết luận nào sau đây không đúng với R ?
A. Hạt mang điện nhiều hơn hạt không mang điện là 16.
B. R có số khối là 35.
C. Điện tích hạt nhân của R là 17+.
D. R có 17 nơtron.
-
Câu 8:
X có 2 đồng vị X1 và X2. Đồng vị X1 có tổng số hạt là 18. Đồng vị X2 có tổng số hạt là 20. Biết % các đồng vị X1 cũng bằng nhau. Nguyên tử khối trung bình của X là gì?
A. 15
B. 14
C. 12
D. 13
-
Câu 9:
Nguyên tử X là gì biết có điện tích hạt nhân là +2,7234.10-18C. Trong nguyên tử X số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện 16.
A. 3717Cl
B. 3919K
C. 4019K
D. 3517Cl
-
Câu 10:
T là chất vô cơ XY2. Tổng số các hạt trong phân tử T là 66, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22 hạt. Số khối của Y nhiều hơn X là 4. Số hạt trong Y nhiều hơn số hạt trong X là 6 hạt. CTPT của T là gì?
A. N2O.
B. NO2.
C. OF2.
D. CO2.
-
Câu 11:
XY3 có hạt proton, nơtron và electron bằng 196, hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 60. Tổng số hạt trong Y- nhiều hơn trong X3+ là 16. Công thức của XY3 là gì?
A. CrCl3.
B. FeCl3.
C. AlCl3.
D. SnCl3.
-
Câu 12:
Số proton, nơtron, electron của Clo lần lượt là gì?
A. 17, 35, 18
B. 17, 18, 18
C. 35, 17, 18
D. 17, 20, 17
-
Câu 13:
X có tổng số hạt (p, n, e) bằng 52 và có số khối là 35 vậy số hiệu nguyên tử X là mấy?
A. 17
B. 20
C. 18
D. 16
-
Câu 14:
Nguyên tố Y có khả năng tạo thành ion Y2+. Trong cation Y2+, tổng số hạt cơ bản là 34 hạt, trong đó, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10 hạt. Số hiệu nguyên tử của Y là:
A. 11.
B. 12.
C. 19.
D. 20.
-
Câu 15:
Nguyên tử nguyên tố Y có tổng số hạt cơ bản là 40 hạt. Trong hạt nhân của Y, số hạt mang điện ít hơn số hạt không mang điện là 1 hạt. Y có số khối là:
A. 24
B. 27
C. 28
D. 32
-
Câu 16:
Nguyên tử nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản là 34 hạt, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10 hạt. số khối của X là:
A. 11
B. 12
C. 23
D. 34
-
Câu 17:
Số electron và số nơtron của nguyên tử 1531P lần lượt là
A. 15 và 31
B. 15 và 15
C. 16 và 15
D. 15 và 16
-
Câu 18:
Nguyên tử Na, Mg, F lần lượt có số hiệu nguyên tử là 11, 12, 9. Các ion Na+ , Mg2+ , F khác nhau về
A. số electron lớp ngoài cùng.
B. số electron.
C. số lớp electron.
D. số proton.
-
Câu 19:
Nguyên tử 13Al27 có:
A. 13p, 13e, 14n
B. 13p, 14e, 14n
C. 13p, 13e, 13n
D. 14p, 14e, 13n
-
Câu 20:
Hiđro có 3 đồng vị là 11H, 21H, 31H ; Oxi có 3 đồng vị là 168O, 178O, 188O. Trong tự nhiên, loại phân tử nước có phân tử khối nhỏ nhất là:
A. 18 u
B. 19u
C. 17u
D. 20u
-
Câu 21:
Cacbon có 2 đồng vị 12C và 13C. Oxi có 3 đồng vị 16O; 17O; 18O. Số loại phân tử CO2 có tạo thành là
A. 12
B. 10
C. 8
D. 6
-
Câu 22:
Hợp chất MXa có tổng số proton là 58. Trong hạt nhân M, số nowtron nhiều hơn số proton là 4. Trong hạt nhân X, số proton bằng số notron. Phân tử khối của MXa là
A. 116.
B. 120.
C. 56.
D. 128.
-
Câu 23:
Tìm A và B biết 2 nguyên tố A và B ở hai nhóm A liên tiếp trong bảng tuần hoàn, A thuộc nhóm VA. A và B không phản ứng với nhau ở dạng đơn chất. Tổng số proton trong hạt nhân A và B bằng 23.
A. P và O
B. N và C
C. P và Si
D. N và S
-
Câu 24:
Chu kì là tập hợp các nguyên tố, mà nguyên tử của chúng có cùng?
A. Số electron ngoài cùng.
B. Số electron.
C. Số lớp electron.
D. Số electron hóa trị.
-
Câu 25:
Nhóm nguyên tố là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng…
A. số lớp electron
B. số electron ở lớp ngoài cùng
C. số electron
D. số electron hóa trị
-
Câu 26:
Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử X là 3s2. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố X là
A. 12
B. 13
C. 11
D. 14
-
Câu 27:
Số hiệu nguyên tử Z của các nguyên tố X, A, M, Q lần lượt là 6, 7, 20, 19. Nhận xét nào sau đây đúng?
A. Cả 4 nguyên tố trên thuộc 1 chu kì.
B. M, Q thuộc chu kì 4.
C. A, M thuộc chu kì 3.
D. Q thuộc chu kì 3.
-
Câu 28:
Ý sai về X, Y, Z với số hiệu nguyên tử lần lượt là 4, 12, 20?
A. Các nguyên tố này đều là các kim loại mạnh nhất trong chu kì.
B. Các nguyên tố này không cùng thuộc 1 chu kì.
C. Thứ tự tăng dần tính bazo là: X(OH)2, Y(OH) 2, Z(OH) 2
D. Thứ tự tăng dần độ âm điện là: Z < Y < X
-
Câu 29:
XY2 trong đó X chiếm 50% về khối lượng, trong X và Y đều có số proton bằng số nơtron. Tổng số protoncủa XY2 là 32. Cấu hình electron của X và Y là gì?
A. X: 1s22s22p63s23p4 và Y: 1s22s22p4
B. X: 1s22s22p63s23p3 và Y: 1s22s22p4
C. X: 1s22s22p63s23p6 và Y: 1s22s22p4
D. X: 1s22s22p63s23p4 và Y: 1s22s22p6
-
Câu 30:
Cho 4,4 gam một hỗn hợp gồm A và B ở 2 chu kỳ liên tiếp thuộc nhóm IIA tác dụng với dung dịch HCl 1M (dư) thu được 3,36 lít khí (đktc). 2 kim loại đó là gì?
A. Mg và Ca
B. Ca và Ba
C. Mg và Ba
D. Be và Sr
-
Câu 31:
Nguyên tố R có công thức oxit cao nhất là RO3 ,Công thức hợp chất khí với hidro là:
A. RH4
B. RH3
C. RH2
D. RH
-
Câu 32:
Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt là bằng 40. Biết số khối của X nhỏ hơn 28. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học , X thuộc chu kì và nhóm nào ?
A. X thuộc chu kì 2, nhóm IIIA.
B. X thuộc chu kì 3, nhóm IIA.
C. X thuộc chu kì 3, nhóm IIIA.
D. X thuộc chu kì 2, nhóm IIA.
-
Câu 33:
Trong các dãy chất sau, dãy gồm các chất trong phân tử đều có liên kết ion là:
A. KHS, Na2S, NaCl, HNO3
B. Na2SO4 , K2S, KHS, NH4Cl
C. Na2SO4 , KHS, H2S, SO2
D. H2O, K2S, Na2SO3 , NaHS
-
Câu 34:
Nguyên tố X có cấu hình e lớp ngoài cùng là 4s1 còn nguyên tố Y có cấu hình e lớp ngoài cùng là 3s23p4. Hợp chất giữa X và Y có công thức là:
A. X2Y.
B. X6Y.
C. XY2.
D. XY6.
-
Câu 35:
Nguyên tố X thuộc nhóm IIA, chu kỳ 2 còn nguyên tố Y thuộc nhóm VIIA, chu kỳ 3 trong bảng hệ thống tuần hoàn. Liên kết hoá học có khi X và Y kết hợp với nhau là
A. Liên kết cộng hoá trị có cực.
B. Liên kết cộng hoá trị không cực.
C. Liên kết ion.
D. Không có liên kết.
-
Câu 36:
X có cấu hình electron 1s22s22p63s23p64s1, Y có cấu hình electron 1s22s22p5. Liên kết hóa học giữa nguyên tử X và nguyên tử Y thuộc loại liên kết nào bên dưới?
A. kim loại.
B. cộng hóa trị.
C. ion.
D. cho – nhận.
-
Câu 37:
Tổng proton, nơtron, electron của R thuộc nhóm VIIA là 28 thì CT của R với hidro là gì?
A. HF
B. HCl
C. SiH4
D. NH3
-
Câu 38:
Cho 2 phản ứng sau, em hãy chỉ ra phát biểu đúng:
2FeBr2 + Br2 → 2FeBr3
2NaBr + Cl2 → 2NaCl + Br2
A. Tính oxi hóa của Cl2 mạnh hơn của Fe3+.
B. Tính khử của Cl- mạnh hơn của Br- .
C. Tính khử của Br- mạnh hơn của Fe2+.
D. Tính oxi hóa của Br2 mạnh hơn của Cl2.
-
Câu 39:
Xác định hợp chất ion biết F (3,98), O (3,44), C (2,55), H (2,20), Na (0,93)?
A. NaF
B. CH4
C. H2O
D. CO2
-
Câu 40:
Xác định loại liên kết ở C biết cho biết tổng số electron trong anion AB32- là 42. Trong các hạt nhân A cũng như B có số proton bằng với số nơtron. Khi đốt hỗn hợp A, B thu được một hợp chất C.
A. Liên kết ion.
B. Liên kết kim loại
C. Liên kết cộng hoá trị có cực.
D. Liên kết cộng hoá trị không cực.