Đề thi HK1 môn Hóa học 10 năm 2021-2022
Trường THPT Phan Đăng Lưu
-
Câu 1:
Có bao nhiêu liên kết CHT trong dãy MgCl2, CO2, HCl, NaCl, CH4.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 2:
Nguyên tử luôn có xu hướng liên kết với nhau tạo thành phân tử hay tinh thể để tạo ra gì?
A. tạo cấu hình electron giống khí hiếm bền.
B. trao đổi các electron.
C. góp chung electron.
D. nhận thêm electron.
-
Câu 3:
X là nguyên tố ở chu kì 3, nhóm IIIA và Y là nguyên tố ở chu kì 2, nhóm VIA. Công thức và loại liên kết của hợp chất tạo bởi X và Y là?
A. X5Y2, liên kết cộng hóa trị.
B. X3Y2, liên kết ion.
C. X2Y3, liên kết ion.
D. X2Y5, liên kết cộng hóa trị.
-
Câu 4:
Sắp xếp theo chiều tăng dần số oxi hóa: NH4+, NH3, NO3–, N2O5, N2O, NO, NO2, NO2–.
A. NH4+ < N2 < N2O < NO < NO2– < NO2 < NO3–
B. NH3 < N2 < N2O < NO < NO2– < NO2 < NO3–
C. NH4+ < N2 < N2O < NO < NO2– < NO2 < N2O5
D. Cả A, B, C đều đúng.
-
Câu 5:
Xác định điện hóa trị của canxi (Ca) trong CaCl2?
A. -1.
B. +1.
C. +2.
D. -2.
-
Câu 6:
Xác định loại liên kết ở C biết cho biết tổng số electron trong anion AB32- là 42. Trong các hạt nhân A cũng như B có số proton bằng với số nơtron. Khi đốt hỗn hợp A, B thu được một hợp chất C.
A. Liên kết ion.
B. Liên kết kim loại
C. Liên kết cộng hoá trị có cực.
D. Liên kết cộng hoá trị không cực.
-
Câu 7:
Cấu hình electron phân lớp ngoài cùng của các nguyên tử R, X, Y lần lượt là 2p4, 3s1, 3p1.Xác định số hạt mang điện giữa các phân tử hợp chất ion đơn giản giữa X và R, giữa Y và R?
A. 40 và 40
B. 60 và 100
C. 60 và 80
D. 40 và 60
-
Câu 8:
Xác định loại liên kết trong muối ăn?
A. Hiđro.
B. Cộng hóa trị có cực.
C. Ion.
D. Cộng hóa trị không cực.
-
Câu 9:
Cho 2 phản ứng sau, em hãy chỉ ra phát biểu đúng:
2FeBr2 + Br2 → 2FeBr3
2NaBr + Cl2 → 2NaCl + Br2
A. Tính oxi hóa của Cl2 mạnh hơn của Fe3+.
B. Tính khử của Cl- mạnh hơn của Br- .
C. Tính khử của Br- mạnh hơn của Fe2+.
D. Tính oxi hóa của Br2 mạnh hơn của Cl2.
-
Câu 10:
Xác định số oxi hóa của Mn, Fe trong Fe3+, S trong SO3, P trong PO43- ?
A. +3, +5, 0, +6
B. 0, +3, +6, +5
C. 0, +3, +5, +6
D. + 5, +6, + 3, 0
-
Câu 11:
Hãy tìm số OXH của N trong dãy các chất NH4Cl, HNO3, NO, NO2, N2, N2O ?
A. 0, +1,–4, +5, –2, 0
B. -3, +5, +2,+4, 0,+1
C. 0, +1.+3, –5, +2, –4
D. - 4, +6, +2, +4, 0, +1
-
Câu 12:
Chất mà Cr có số oxi hoá khác so với các hợp chất còn lại trong hợp chất nào?
A. Cr2O3.
B. CrO3 .
C. Na2CrO4.
D. K2Cr2O7.
-
Câu 13:
Điện hoá trị là?
A. Điện hoá trị là hoá trị của nguyên tố trong hợp chất ion.
B. Điện hoá trị là hoá trị của nguyên tố trong hợp chất cộng hoá trị.
C. Điện hoá trị thường được viết dấu trước số sau.
D. Điện hoá trị có gía trị bằng tích của chỉ số và điện tích của ion.
-
Câu 14:
Trong hợp chất, số oxi hóa cao nhất của các nguyên tố nhóm A đều bằng?
A. Số thứ tự của nhóm nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
B. Số thứ tự chu kì
C. Số thứ tự của ô nguyên tố
D. Số electron phân lớp ngoài cùng
-
Câu 15:
Hợp chất nào sau đây chứa nguyên tố photpho có số oxi hóa +3 ?
A. P2O5
B. PCl5
C. Ca3(PO4)2
D. KH2PO3
-
Câu 16:
Chất có góc liên kết 120o là gì?
A. H2S
B. BH3
C. CH4
D. H2O
-
Câu 17:
Hợp chất mà ta chỉ có liên kết cộng hóa trị trong phân tử?
A. Na2O
B. HClO
C. KCl
D. NH4Cl
-
Câu 18:
Cho MgCl2, Na2O, NCl3, HCl, KCl đâu có liên kết cộng hoá trị ?
A. MgCl2 và Na2O.
B. Na2O và NCl3.
C. NCl3 và HCl.
D. HCl và KCl.
-
Câu 19:
Khi tạo thành liên kết ion, nguyên tử nhường electron hóa trị để trở thành:
A. ion dương có nhiều proton hơn
B. ion dương có số proton không thay đổi
C. ion âm có nhiều proton hơn
D. ion âm có số proton không thay đổi
-
Câu 20:
Trong số các phân tử hợp chất ion sau đây: CaCl2 , MgO, CaO, Ba(NO3)2 , Na2O, KF, Na2S, MgCl2 , K2S, KCl có bao nhiêu phân tử được tạo thành bởi các ion có chung cấu hình electron 1s22s22p63s23p6 ?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 21:
Cho X( Z =9), Y( Z = 19). Kiểu liên kết hóa học giữa X và Y là:
A. ion
B. CHT có cực
C. CHT không cực
D. cho- nhận
-
Câu 22:
Cho dãy các oxit sau đây: Na2O; MgO; Al2O3 ; SiO2 ; P2O5 ; SO3 ; Cl2O7 . Số oxit mà liên kết trong phân tử thuộc loại liên kết ion là:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 23:
Nguyên tử của nguyên tố R có cấu hình electron 1s22s22p3 , công thức hợp chất khí với hidro và công thức oxit cao nhất là
A. RH2 , RO
B. RH3 , R2O5
C. RH5 , R2O3
D. RH4 , RO2
-
Câu 24:
Nguyên tố X có cấu hình e là: 1s22s22p63s23p4. Kết luận không đúng là :
A. X có 16 proton nên X có số thứ tự là 16 trong bảng hệ thống tuần hoàn
B. X có 3 lớp electron nên X thuộc chu 3 trong bảng hệ thống tuần hoàn
C. Số electron lớp ngoài cùng của X bằng 4 nên X thuộc nhóm IVA trong bảng hệ thống tuần hoàn
D. X có xu hướng nhận thêm 2 electron trong các phản ứng hóa học để đạt được cấu hình electron bền vững của khí hiếm.
-
Câu 25:
Một kim loại X tạo hợp chất với oxi cho oxit có công thức: X2O. Kết luận đúng là:
A. X thuộc nhóm IB
B. X thuộc nhóm IA
C. X thuộc chu kì 2
D. X có số oxi hóa là -1
-
Câu 26:
Nguyên tố X thuộc nhóm VA. Công thức oxit cao nhất của X là:
A. X2O5
B. XO2
C. X5O2
D. X2O3
-
Câu 27:
X, Y, Z là 3 kim loại liên tiếp nhau trong một chu kì có tổng số khối là 74. Hãy xác định các nguyên tố X, Y, Z?
A. Na, Mg, Al
B. Li, Na, K
C. Be, Mg, Ba
D. Li, Be, B
-
Câu 28:
C có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2np4. Chất khí của X với hidro, X chiếm 94,12% khối lượng. Tính % các chất có trong X trong oxit cao nhất?
A. 50%
B. 27,27%
C. 60%
D. 40%
-
Câu 29:
Hòa tan hoàn toàn 6,4 gam hỗn hợp kim loại nào dưới đây (chỉ có hóa trị II) và oxit của nó biết khi đó ta cần vừa đủ 400ml HCl 1M.
A. Ca
B. Mg
C. Ba
D. Be
-
Câu 30:
Phân tử X2Y có tổng số proton là 23 biết X, Y ở hai nhóm A liên tiếp trong cùng một chu kì. Tìm CTPT và gọi tên hợp chất X2Y
A. NO2
B. CO2
C. H2S
D. H2O
-
Câu 31:
Cho 6,08g gồm 2 hidroxit của 2 kim loại kiềm tác dụng với 1 lượng dư HCl thu được 8,3g muối khan. Tính % về khối lượng của hidroxit có phân tử khối nhỏ hơn?
A. 73,68%
B. 52,63%
C. 36,84%
D. 26,32%
-
Câu 32:
X và Y nằm ở 2 nhóm A liên tiếp và thuộc cùng 1 chu kì. Trong hợp chất X2Y, trong đó tổng số proton là 23. X có số hiệu nguyên tử là?
A. 7
B. 8
C. 9
D. 11
-
Câu 33:
Cấu hình e ở TTCB của nguyên tử nguyên tố X có tổng số electron trong các phân lớp p là 8. Nguyên tố X là gì?
A. O (Z=8)
B. Cl (Z=17)
C. Al (Z=13)
D. Si (Z=14)
-
Câu 34:
Nguyên tố R có hóa trị cao nhất trong oxit gấp 3 lần hóa trị trong hợp chất với hiđro. Hãy cho biết hóa trị cao nhất của R trong oxit.
A. III
B. IV
C. V
D. VI
-
Câu 35:
Câu nào dưới đây là đúng nhất khi về nguyên tố, nguyên tử?
A. Tất cả các nguyên tố mà nguyên tử có 3 electron ở lớp ngoài cùng đều là kim loại hoạt động mạnh.
B. Các nguyên tố mà nguyên tử có 5 electron ở lớp ngoài cùng thường là phi kim.
C. Tất cả các nguyên tố mà nguyên tử có 4 electron ở lớp ngoài cùng đều là phi kim.
D. Tất cả các nguyên tố mà nguyên tử có 8 electron ở lớp ngoài cùng đều là kim loại.
-
Câu 36:
Clo có 1737Cl chiếm 24,23%, còn lại là 1735Cl. Thành phần % 1737Cl trong HClO4 ?
A. 8,92%
B. 8,43%
C. 8,56%
D. 8,79%
-
Câu 37:
NTK trung bình của đồng là 63,54. Đồng có 2963Cu và 2965Cu. Tính tỉ lệ % 2963Cu tồn tại trong tự nhiên là bao nhiêu?
A. 28%
B. 73%
C. 42%
D. 37%
-
Câu 38:
XY3 có hạt proton, nơtron và electron bằng 196, hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 60. Tổng số hạt trong Y- nhiều hơn trong X3+ là 16. Công thức của XY3 là gì?
A. CrCl3.
B. FeCl3.
C. AlCl3.
D. SnCl3.
-
Câu 39:
Tìm M biết tổng số hạt của M3+ là 79, số hạt mang điện nhiều hơn không mang điện là 19?
A. Cu
B. Fe
C. Mg
D. Na
-
Câu 40:
Xác định thành phần của X biết X có tổng số hạt là 52, hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 16 hạt?
A. 17 electron và 18 nơtron.
B. 19 electron và 18 nơtron.
C. 19 electron và 20 nơtron.
D. 16 electron và 17 nơtron.