Đề thi HK1 môn Hóa học 10 năm 2021-2022
Trường THPT Lê Thị Hồng Gấm
-
Câu 1:
Cho biết cấu hình electron của X, Y lần lượt là: 1s22s22p63s23p3 và 1s22s22p63s23p64s1. Nhận định nào sau đây đúng?
A. X là một phi kim còn Y là một kim loại
B. X và Y đều là khí hiếm
C. X và Y đều là kim loại
D. X và Y đều là phi kim
-
Câu 2:
Nguyên tử của nguyên tố nhôm có 13e và cấu hình electron là 1s22s2s2p63s23p1. Kết luận nào sau đây đúng?
A. Lớp electron ngoài cùng của nhôm có 3 electron
B. Lớp electron ngoài cùng của nhôm có 1 electron
C. Lớp L (lớp thứ 2) của nhôm có 3 electron
D. Lớp L (Lớp thứ 2) của nhôm có 3e hay nói cách khác là lớp electron ngoài cùng của nhôm có 3 electron
-
Câu 3:
Cho X có cấu hình e: [Ne]3s23p4. Hỏi X thuộc nguyên tố nào?
A. s
B. p
C. d
D. f
-
Câu 4:
Tổng số hạt trong nguyên tử của nguyên tố X là 40. Nguyên tử X có 3 electron ở lớp ngoài cùng. Số hiệu nguyên tử của X là:
A. 13
B. 12
C. 11
D. 31
-
Câu 5:
Cho số điện tích hạt nhân của nguyên tử là: X (Z = 6); Y (Z = 7); M (Z = 13); T (Z= 18); Q (Z = 19). Số nguyên tố có tính kim loại là:
A. 3
B. 4
C. 2
D. 1
-
Câu 6:
Trạng thái cơ bản, cấu hình e lớp ngoài cùng của nguyên tử nguyên tố X là 3s2. Số hiệu nguyên tử của X là:
A. 11
B. 12
C. 13
D. 14
-
Câu 7:
Có các cặp nguyên tử với cấu hình electron hóa trị dưới đây:
(X) X1: 4s1 và X2: 4s24p5
(Y) Y1: 3d24s2 và Y2: 3d14s2
(Z) Z1: 2s22p2 và Z2: 3s23p4
(T) T1: 4s2 và T2: 2s22p5
Kết luận nào sau đây không đúng ?
A. Liên kết giữa X1 và X2 là liên kết ion.
B. Liên kết giữa Y1 và Y2 là liên kết kim loại.
C. Liên kết giữa Z1 và Z2 là liên kết cộng hóa trị.
D. Liên kết giữa T1 và T2 là liên kết cộng hóa trị.
-
Câu 8:
Phân lớp có mức năng lượng cao nhất trong các phân lớp sau là
A. 2s.
B. 3p.
C. 3d.
D. 4s.
-
Câu 9:
Electron thuộc lớp nào sau đây liên kết chặt chẽ nhất với hạt nhân ?
A. Lớp K
B. Lớp M
C. Lớp L
D. Lớp N
-
Câu 10:
Mức năng lượng của các electron trên các phân lớp s, p, d thuộc cùng một lớp được xếp theo thứ tự là
A. p < s < d.
B. s < p < d.
C. d < s < p.
D. s < d < p.
-
Câu 11:
Hãy cho biết lớp N có thể chứa tối đa bao nhiêu electron?
A. 2
B. 8
C. 18
D. 32
-
Câu 12:
Những electron có năng lượng gần bằng nhau được xếp vào cùng một… Hãy chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống.
A. nhóm
B. lớp
C. phân lớp
D. chu kì
-
Câu 13:
Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về 3 nguyên tử 2613X, 5526Y, 2612Z:
A. X và Z có cùng số khối.
B. X và Z là hai đồng vị của cùng một nguyên tố hoá học.
C. X và Y thuộc cùng một nguyên tố hoá học.
D. X và Y có cùng số notron.
-
Câu 14:
Cacbon có 2 đồng vị 12C và 13C. Oxi có 3 đồng vị 16O ; 17O ; 18O. Số loại phân tử CO2 có tạo thành là
A. 12
B. 10
C. 8
D. 6
-
Câu 15:
Nguyên tố cacbon và oxi có các đồng vị sau: 12C, 14C ; 16O; 17O; 18O. Số phân tử CO2 tối đa tạo từ các đồng vị trên là:
A. 9
B. 8
C. 18
D. 12
-
Câu 16:
Nguyên tử nguyên tố Y có tổng số hạt cơ bản là 40 hạt. Trong hạt nhân của Y, số hạt mang điện ít hơn số hạt không mang điện là 1 hạt. Y có số khối là:
A. 24
B. 27
C. 28
D. 32
-
Câu 17:
Nguyên tố Y có khả năng tạo thành ion Y2+. Trong cation Y2+, tổng số hạt cơ bản là 34 hạt, trong đó, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10 hạt. Số hiệu nguyên tử của Y là:
A. 11
B. 12
C. 19
D. 20
-
Câu 18:
Nguyên tử nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản là 34 hạt, số khối của X là 23. Số notron của X là:
A. 11
B. 12
C. 13
D. 23
-
Câu 19:
Một nguyên tử X có tổng số hạt là 62 và có số khối A <43. Số nơtron của nguyên tử X là
A. 26
B. 24
C. 22
D. 20
-
Câu 20:
Cho các ion: Na+, Mg2+, Al3+, Ca2+, S2-, Cl-, O2-. Số ion có 10e là:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 21:
Nguyên tố X thuộc nhóm IIA, chu kỳ 2 còn nguyên tố Y thuộc nhóm VIIA, chu kỳ 3 trong bảng hệ thống tuần hoàn. Liên kết hoá học có khi X và Y kết hợp với nhau là
A. Liên kết cộng hoá trị có cực.
B. Liên kết cộng hoá trị không cực.
C. Liên kết ion.
D. Không có liên kết.
-
Câu 22:
Nguyên tố X thuộc nhóm IIA, chu kỳ 2 còn nguyên tốY thuộc nhóm VIIA, chu kỳ 3 trong bảng hệ thống tuần hoàn. Công thức của hợp chất giữa X và Y là:
A. XY2.
B. XY7.
C. X2Y.
D. X7Y.
-
Câu 23:
Cho nguyên tử nguyên tố A và nguyên tố B có cấu hình electron lớp ngoài cùng lần lượt là ns2np5 và ns1. Liên kết hóa học được hình thành giữa A và B là:
A. Liên kết ion
B. Liên kết cộng hóa trị
C. Liên kết cho – nhận
D. Liên kết hiđro
-
Câu 24:
Thứ tự tăng dần độ phân cực trong dãy nào sau đây là đúng?
A. KBr, NaBr, NaCl, LiF
B. NaBr, KBr, NaCl, LiF
C. NaCl, NaBr, KBr, LiF
D. NaCl, NaBr, LiBr, KF
-
Câu 25:
Xung quanh nguyên tử Bo ( Z = 5) trong phân tử BF3 có bao nhiêu electron?
A. 3
B. 5
C. 6
D. 8
-
Câu 26:
Liên kết hóa học giữa các nguyên tử trong phân tử H2O là liên kết:
A. cộng hóa trị không phân cực
B. hiđro
C. cộng hóa trị phân cực
D. ion
-
Câu 27:
Hợp chất có liên kết đôi (2 cặp e dùng chung) trong phân tử là:
A. H2.
B. O2.
C. N2.
D. HCl.
-
Câu 28:
Nguyên tố X có cấu hình e lớp ngoài cùng là 1s1, nguyên tố Y có cấu hình e lớp ngoài cùng là 2s22p3. Công thức của hợp chất giữa X và Y là:
A. X3Y.
B. XY3.
C. X5Y.
D. XY5.
-
Câu 29:
Cho độ âm điện của oxi là 3,44 và hidro là 2,20. Vậy liên kết hoá học trong phân tử H2O là:
A. Liên kết ion.
B. Liên kết cộng hoá trị không phân cực.
C. Liên kết cộng hoá trị phân cực.
D. Không phải 3 loại trên.
-
Câu 30:
Nhận định nào sau đây chưa chính xác về hoá trị trong hợp chất cộng hoá trị:
A. Trong hợp chất cộng hoá trị, hoá trị của một nguyên tố được xác định bằng tổng số liên kết của nguyên tử nguyên tố đó trong phân tử.
B. Trong hợp chất cộng hoá trị, hoá trị của một nguyên tố có thể là số âm hoặc số dương.
C. Trong hợp chất cộng hoá trị, hoá trị của một nguyên tố bằng số cặp e dùng chung của mỗi nguyên tử nguyên tố.
D. Trong hợp chất cộng hoá trị, hoá trị của mỗi nguyên tố bằng số e mà mỗi nguyên tử nguyên tố đã dùng để góp chung (tham gia liên kết).
-
Câu 31:
Trong các hợp chất sau, hợp chất mà mangan (Mn) có số oxi hoá lớn nhất là:
A. MnCl2.
B. MnO2.
C. K2MnO4.
D. KMnO4.
-
Câu 32:
Các nguyên tố thuộc cùng một nhóm A có tính chất hoá học tương tự nhau, vì vỏ nguyên tử của các nguyên tố nhóm A có:
A. Số electron thuộc lớp ngoài cùng như nhau.
B. Số electron như nhau.
C. Số lớp electron như nhau.
D. Cùng số electron s hay p.
-
Câu 33:
Cho các nguyên tố X1, X2, X3, X4, X5, X6 lần lượt có cấu hình electron như sau:
X1: 1s22s22p63s2
X2: 1s22s22p63s23p64s1
X3: 1s22s22p63s23p64s2
X4 : 1s22s22p63s23p5
X5 : 1s22s22p63s23p6 3d64s2
X6 : 1s22s22p63s23p1
Các nguyên tố thuộc cùng một chu kì là:
A. X1, X4, X6
B. X2, X3, X5
C. X1, X2, X6
D. Cả A và B
-
Câu 34:
Các nguyên tố của nhóm IIA trong bảng tuần hoàn có đặc điểm chung nào về cấu hình electron nguyên tử, mà quyết định tính chất hóa học của nhóm?
A. Số nơtron trong hạt nhân nguyên tử.
B. Số electron lớp K = 2.
C. Số lớp electron như nhau.
D. Số electron lớp ngoài cùng bằng 2.
-
Câu 35:
Hai nguyên tố X và Y thuộc 2 ô liên tiếp trong bảng HTTH (cùng một chu kỳ). Tổng số hạt mang điện trong cả 2 nguyên tử X và Y là 66 hạt (biết ZX<ZY). Hai nguyên tố đó là:
A. S và Cl.
B. P và S.
C. Cl và Ar.
D. Si và P.
-
Câu 36:
Hai nguyên tố T và U thuộc cùng một nhóm A và nằm ở 2 chu kỳ liên tiếp. Tổng số protron trong cả hai nguyên tử nguyên tố là 32. Hai nguyên tố T và U lần lượt là (ZT< ZU):
A. Na và K.
B. Mg và Ca.
C. O và S.
D. F và Cl.
-
Câu 37:
Cho các nguyên tố A, B, C, D, E, F có số hiệu nguyên tử lần lượt là 11, 12, 13, 17, 18, 19. Số nguyên tố là kim loại là:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 38:
Trong một chu kỳ, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử, số oxi hóa cao nhất của các nguyên tố nhóm A trong oxit biến đổi như thế nào?
A. Tăng dần
B. Giảm dần
C. Tăng dần sau đó giảm dần
D. Giảm dần sau đó tăng dần.
-
Câu 39:
Năng lượng ion hóa thứ nhất (I1) của nguyên tử nguyên tố: Na, K, N, P tăng dần theo thứ tự sau:
A. Na < K < N < P
B. K < Na < N < P
C. P < N < K < Na
D. K < Na < P < N
-
Câu 40:
Nguyên tố X có công thức oxit cao nhất là XO2, trong đó tỉ lệ khối lượng của X và O là 3/8. Công thức của XO2 là:
A. CO2
B. NO2
C. SO2
D. SiO2