Đề thi HK1 môn Hóa học 11 năm 2021-2022
Trường THPT Trần Hữu Trang
-
Câu 1:
Một dung dịch chứa 0,02 mol Cu2+, 0,03 mol K+, x mol Cl– và y mol SO42–. Tổng khối lượng các muối tan có trong dung dịch là 5,435 gam. Giá trị của x và y lần lượt là ?
A. 0,01 và 0,03.
B. 0,02 và 0,05.
C. 0,05 và 0,01.
D. 0,03 và 0,02
-
Câu 2:
Chia dung dịch A chứa các ion Fe3+; NH4+ ; SO42- và Cl- thành hai phần bằng nhau.
Phần 1: Cho tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu dược 1,07 gam kết tủa và 0,672 lít khí (đktc).
Phần 2: Cho tác dụng với dung dịch BaCl2 dư, thu được 4,66 gam kết tủa.
Tổng khối lượng muối khan thu được khi cô cạn cẩn thận dung dịch A là:
A. 3,73 gam
B. 4,76gam
C. 6,92gam
D. 7,46gam
-
Câu 3:
Dung dịch X gồm a mol Na+; 0,15 mol K+; 0,1 mol HCO3-; 0,15 mol CO32- và 0,05 mol SO42-. Tổng khối lượng muối trong dung dịch X là:
A. 33,8 gam.
B. 28,5 gam.
C. 29,5 gam.
D. 31,3 gam.
-
Câu 4:
Hòa tan m gam Na vào nước được 100 ml dung dịch có pH = 13. Giá trị của m bằng
A. 0,23 gam
B. 2,3 gam
C. 3,45 gam
D. 0,46 gam
-
Câu 5:
Trộn 200 ml dd hỗn hợp gồm HNO3 0,3M và HClO4 0,5M với 200 ml dd Ba(OH)2 a mol/lit thu được dd có pH = 3. Vậy a có giá trị là:
A. 0,39
B. 0,798
C. 0,399
D. 0,398
-
Câu 6:
Cho dung dịch X chứa hỗn hợp gồm CH3COOH 0,1M và CH3COONa 0,1M, Biết ở 25oC, Ka của CH3COOH là 1,75.10-5 và bỏ qua sự phân li của nước. Giá trị pH của dung dịch X ở 25oC là:
A. 1,00
B. 4,24
C. 2,88
D. 4,757
-
Câu 7:
Có V lít dung dịch NaOH pH = 12. Khi pha loãng dung dịch này 10 lần ( thêm 9V H2O vào ) thì dung dịch thu được có pH bằng
A. 11
B. 10
C. 13
D. 12
-
Câu 8:
Dung dịch nào sau đây làm đổi màu quỳ tím thành đỏ?
A. Dung dịch BaCl2.
B. Dung dịch CuSO4.
C. Dung dịch Na2CO3.
D. Dung dịch NH3.
-
Câu 9:
Trong các hidroxit sau đây: (I) Al(OH)3; (II) Ca(OH)2; (III) NaOH; (IV) Zn(OH)2. Những hidroxit nào là chất lưỡng tính?
A. I, II và III.
B. I.
C. I và IV.
D. III.
-
Câu 10:
Cho các chất sau: C6H12O6 (glucozơ), H2S, CH3OH, SO2, CH4, NaHCO3, Ca(OH)2, HF, C6H6. Số chất điện li là:
A. 3
B. 5
C. 6
D. 4
-
Câu 11:
Cho các chất sau: SO2, C6H6 , C2H6, Ca(HCO3)2, H2SO4, NaClO, Mg(OH)2. Số chất hòa tan vào trong nước tạo thành chất điện li là:
A. 4
B. 5
C. 6
D. 7
-
Câu 12:
Cho các chất: KAl(SO4)2.12H2O, C2H5OH, C12H22O11 (saccarozơ), CH3COOH, Ca(OH)2, CH3COONH4. Số chất tạo dung dịch dẫn điện là:
A. 3
B. 4
C. 5
D. 2
-
Câu 13:
Cho dãy các chất: KAl(SO4)2.12H2O, C2H5OH, C12H22O11 (saccarozơ), SO2, CH3COOH, N2O5, CuO, Ca(OH)2, CH3COONH4. Số chất điện li là
A. 3
B. 4
C. 5
D. 2
-
Câu 14:
Khi pha loãng dd axit axetic, không thay đổi nhiệt độ, thấy độ điện li của nó tăng. Ý kiến nào sau đây là đúng:
A. Hằng số phân li của axit (Ka) giảm.
B. Ka tăng.
C. Ka không đổi.
D. Không xác định được.
-
Câu 15:
Cho dãy các chất sau: HCl, H2SO4, H3PO4, NaOH, C2H5OH, Ba(OH)2, Fe(NO3)3, NH4Cl, KAlO2. Số chất điện li mạnh là:
A. 6
B. 7
C. 8
D. 9
-
Câu 16:
Ure, (NH2)2CO là một loại phân bón hóa học quan trọng và phổ biến trong nông nghiệp. Ure thuộc loại phân bón hóa học nào sau đây?
A. phân NPK.
B. phân lân.
C. phân kali.
D. phân đạm.
-
Câu 17:
Cho các phát biểu sau:
(1) Phân lân cung cấp cho cây trồng nguyên tố photpho dưới dạng P2O5.
(2) Độ dinh dưỡng của phân kali được đánh giá theo phần trăm khối lượng của K2O.
(3) Phân amophot có thành phần hoá học chính là (NH4)2HPO4 và KNO3.
(4) Nitrophotka là một loại phân phức hợp.
(5) Phân ure là loại phân đạm tốt nhất, được điều chế từ amoniac và CO2 ở điều kiện thích hợp.
(6) Thành phần hoá học chính của phân supephotphat kép là Ca(H2PO4)2 và CaSO4.
Số phát biểu đúng là:
A. 5
B. 6
C. 2
D. 3
-
Câu 18:
Các nhận xét sau:
(a) Thành phần chính của phân đạm ure là (NH2)2CO
(b) Phân đạm amoni nên bón cho các loại đất chua
(c) Tro thực vật cũng là một loại phân kali vì có chứa K2CO3
(d) Độ dinh dưỡng của phân lân được đánh giá bằng phần trăm khối lượng photpho
(e) NPK là một loại phân bón hỗn hợp
(f) Người ta dùng loại phân bón chứa nguyên tố kali để tăng cường sức chống bệnh , chống rét và chịu hạn cho cây
Số nhận xét sai là
A. 1
B. 2
C. 4
D. 3
-
Câu 19:
Để thu được muối trung hòa, cần bao nhiêu ml dung dịch NaOH 1M cho tác dụng với 50 ml dung dịch H3PO4 0,5M
A. 35 ml.
B. 45 ml.
C. 25 ml.
D. 75 ml.
-
Câu 20:
Đổ dung dịch chứa 1,8 mol NaOH vào dung dịch chứa 1 mol H3PO4 thì muối thu được có số mol là
A. 0,2 mol NaH2PO4 ; 0,8 mol Na2HPO4
B. 1 mol NaH2PO4
C. 0,6 mol Na3PO4
D. 0,8 mol NaH2PO4 ; 0,2 mol Na2HPO4
-
Câu 21:
Cho m gam P2O5 vào 1 lít dung dịch hỗn hợp NaOH 0,2M và KOH 0,3M, sau phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X. Cô cạn cẩn thận X thu được 35,4 gam hỗn hợp muối khan. Giá trị của m là
A. 28,4 gam.
B. 7,1 gam.
C. 21,3 gam.
D. 14,2 gam.
-
Câu 22:
Cho 7,1 gam P2O5 vào 100 ml dung dịch KOH 1,5M thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X được hỗn hợp gồm các chất là
A. KH2PO4 và H3PO4.
B. KH2PO4 và K2HPO4.
C. KH2PO4 và K3PO4.
D. K3PO4 và K2HPO4.
-
Câu 23:
Cho dung dịch NaOH tác dụng với dung dịch H3PO4 tạo 2 muối NaH2PO4, Na2HPO4.
Xác định khoảng giá trị của T để tạo 2 muối trên
A. T≤ 1
B. 1<T<2
C. 2<T<3
D. T≥ 3
-
Câu 24:
Thể tích khí NH3 (đktc) và khối lượng H3PO4 để điều chế được 1,235 tấn amophot (tỉ lệ mol NH4H2PO4 : (NH4)2HPO4 = 1 : 1) là
A. VNH3 = 336 m3; mH3PO4 = 980 kg.
B. VNH3 = 3360 m3; mH3PO4 = 9800 kg.
C. VNH3 = 33,6 m3; mH3PO4 = 980 kg.
D. VNH3 = 0,336 m3; mH3PO4 = 980 kg.
-
Câu 25:
Lấy 240 ml dung dịch gồm NaOH 1,6M và KOH 1M tác dụng hết với dung dịch H3PO4 thu được dung dich X. Chia X thành 2 phần bằng nhau:
- Phần 1: Cô cạn thu được 20,544 gam hỗn hợp muối khan.
- Phần 2: Cho tác dụng với dung dịch CaCl2 (dư) thu được m gam kết tủa.
Giá trị của m là
A. 11,160.
B. 17,688.
C. 17,640.
D. 24,288.
-
Câu 26:
Cho a mol P2O5 vào 200 ml dung dịch NaOH thì thu được dung dịch chứa 0,15 mol Na2HPO4 và 0,25 mol NaH2PO4. Hãy xác định giá trị của a và nồng độ của NaOH.
A. a = 0,4 mol và CM = 2,75M
B. a = 0,2 mol và CM = 2,75 M
C. a = 0,2 mol và CM = 5,5M
D. a=0, 4 mol và CM = 5,5M
-
Câu 27:
Nung hỗn hợp rắn A gồm a mol Mg và 0,25 mol Cu(NO3)2 sau một thời gian thu được chất rắn B và 10,08 lit khí hỗn hợp D gồm NO2 và O2. Hòa tan hoàn tòa B vào dung dịch chứa 1,3 mol HCl (vừa đủ), thu được dung dịch X chỉ chứa m gam hỗn hợp muối clorua và 1,12 lit hỗn hợp khí Y gồm N2 và H2 có tỉ khối so với hidro là 11,4. Biết các thể tích đều ở dktc. Giá trị của m gần nhất với?
A. 70,5
B. 71,0
C. 71,5
D. 72,0
-
Câu 28:
Hòa tan hết 23,76 gam hỗn hợp X gồm FeCl2; Cu và Fe(NO3)2 vào 400 ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch Y. Cho từ từ dung dịch chứa AgNO3 1M vào Y đến các phản ứng hoàn thấy đã dùng 580ml, kết thúc thu được m gam kết tủa và thoát ra 0,448 lít khí (ở đktc). Biết NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5 trong cả quá trình, giá trị của m gần nhất với
A. 82.
B. 80.
C. 84.
D. 86.
-
Câu 29:
Cho 22,72 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 phản ứng hết với dung dịch HNO3 loãng dư, thu được 2,688 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Khối lượng muối nitrat sau phản ứng là:
A. 29, 04 gam
B. 30,16 gam
C. 72,6 gam
D. 77,44 gam
-
Câu 30:
Cho 8,4 gam bột Mg tác dụng vừa đủ với dung dịch HNO3 vừa đủ thu được dung dịch Y và 2,24 lít khí NO duy nhất. Khối lượng muối tạo thành trong dng dịch Y là:
A. 51,8 gam
B. 58 gam
C. 55,8 gam
D. 14,8 gam
-
Câu 31:
ion NO3− thể hiện tính oxi hóa giống như HNO3 trong môi trường nào ?
A. Môi trường axit
B. Môi trường bazơ
C. Môi trường trung tính
D. Không môi trường nào
-
Câu 32:
Kim loại nào sau đây tác không tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng nhưng lại tác dụng được với dung dịch HNO3?
A. Al.
B. Zn.
C. Cu.
D. Ba.
-
Câu 33:
Cho hỗn hợp khí N2, H2 và NH3 có tỉ khối so với H2 là 8. Dẫn hỗn hợp đi qua dd H2SO4 đặc dư thì thể tích khí còn lại một nửa. Thành phần phần % theo thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp lần lượt là
A. 25% H2, 25% N2, 50% NH3
B. 50% H2, 25% N2, 25% NH3
C. 25% H2, 50% N2, 25% NH3
D. 30%N2, 20%H2, 50% NH3
-
Câu 34:
Bột nở là chất bột thường được sử dụng trong nấu ăn và tạo xốp cho nhiều loại bánh vì có khả năng tạo thành khí, làm tăng thể tích của bánh. Điều này được thể hiện qua phương trình
A. NH4NO3 → N2O + 2H2O.
B. NH4NO2 → N2 + 2H2O.
C. NH4Cl → NH3 + HCl.
D. NH4HCO3 → NH3 + CO2 + H2O.
-
Câu 35:
Tiến hành làm thí nghiệm đun nóng muối amoni clorua trên ngọn lửa đèn cồn, để một mẫu quỳ tím ẩm gần miệng ống nghiệm. Quỳ tím sẽ chuyển thành:
A. màu đỏ.
B. màu xanh.
C. không chuyển màu.
D. ban đầu chuyển xanh, sau đó chuyển đỏ.
-
Câu 36:
Cho phản ứng hóa học: NO2 + NaOH → NaNO2 + NaNO3 + H2O. Trong phản ứng trên, NO2 đóng vai trò là:
A. chất oxi hóa.
B. chất khử.
C. môi trường.
D. vừa là chất oxi hóa và chất khử.
-
Câu 37:
Chất nào sau đây được điều chế trong công nghiệp bằng phương pháp chưng cất phân đoạn không khí lỏng?
A. oxi và nitơ.
B. clo và oxi
C. oxi và cacbonic.
D. oxi và ozon.
-
Câu 38:
Cho hỗn hợp khí N2, H2 và NH3 có tỉ khối so với H2 là 8. Dẫn hỗn hợp đi qua dd H2SO4 đặc dư thì thể tích khí còn lại một nửa. Thành phần phần % theo thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp lần lượt là
A. 25% H2, 25% N2, 50% NH3
B. 50% H2, 25% N2, 25% NH3
C. 25% H2, 50% N2, 25% NH3
D. 30%N2, 20%H2, 50% NH3
-
Câu 39:
Cho 2 mol N2 và 8 mol H2 vào bình kín. Tại thời điểm cân bằng thu được 8 mol hỗn hợp khí. Hiệu suất của quá trình tổng hợp amoniac trên là
A. 30%
B. 40%
C. 50%
D. 60%
-
Câu 40:
Phát biểu nào sau đây không đúng :
a) Dung dịch đậm đặc của Na2SiO3 và K2SiO3 là thủy tinh lỏng
b) Đám cháy Magie có thể được dập tắt bởi cát khô
c) Thủy tinh có cấu trúc vô định hình, khi nung nóng nó mềm dần rồi mới chảy
d) Than chì là tinh thể có ánh kim, dẫn điện tốt , có cấy trúc lớp
e) Kim cương là cấu trúc tinh thể phân tử, Tinh thể kim cương cứng nhất trong số các chất
f) Silic tinh thể có tính bán dẫn, ở nhiệt độ thường thì độ dẫn điện cao nhưng ở nhiệt độ cao thì độ dẫn điện giảm
A. a, c, d, f
B. a,c,d,e
C. b,c,e
D. b,e,f